Phải làm gì khi chuyển tiền qua mạng để mua hàng mà không nhận được? Trách nhiệm hình sự của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng.
Mục lục bài viết
1. Phải làm sao khi bị lừa tiền mua hàng qua mạng nhưng không nhận được hàng?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi kết bạn qua mạng xã hội zalo với một người, tôi giao dịch với người đó để mua hàng trái cây. Người này yêu cầu tôi chuyển tiền trước rồi mới gởi hàng. Và tôi đã chuyển khoản vào tài khoản Agribank của họ một số tiền 740.000 đồng. Sau đó không thấy gửi hàng và người này chặn zalo, số điện ko liên lạc được rồi mất tăm. Được biết người này đã dùng mạng xã hội zalo, facebook để lừa nhiều người. Tính đến thời điểm này, theo thông tin, có 4 người bị hại, số tiền cộng lại hơn 10 triệu đồng. Vậy tôi và các nạn nhân làm thế nào để đưa thủ phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản này ra ánh sáng và lấy lại được tiền? Mong nhận được sự chỉ dẫn sớm nhất từ luật sư, kẻ lừa đảo này rất chuyên nghiệp nên sẽ có nhiều người bị lừa.
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày, bạn có quen một người qua mạng zalo. Và bạn giao dịch với người đó để mua hàng trái cây. người này yêu cầu bạn chuyển tiền trước rồi mới gửi hàng. Và bạn đã chuyển khoản vào tài khoản agribank của họ một số tiền 740.000. Sau đó, không thấy gửi hàng và người này chặn zalo, số điện thoại không liên lạc được. Được biết người này đã dùng mạng xã hội zalo, facebook để lừa nhiều người. tính đến thời điểm này, theo thông tin, có 4 người bị hại, số tiền cộng lại hơn 10 triệu đồng.
Nếu số tiền của bạn và những người khác là 10.000.000 đồng thì khi đối tượng kia có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174
– Xét về mặt chủ quan:
+ Hành vi phạm tội: Người phạm tội phải có hành vi bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác. Tức cá nhân đó thông qua lời nói, giấy tờ, tin nhắn… đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm làm cho người khác tin rằng những thông tin đó là sự thật, khiến họ chuyển dịch tài sản của họ sang cho người phạm tội và người này chiếm đoạt số tài sản đó. Cụ thể, trong trường hợp này, người phạm tội đã có hành vi thông qua mạng zalo để làm quen với bạn, đưa thông tin các mặt hàng hóa để bạn tin tưởng và mua, nhưng khi bạn chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng cho họ thì người đó không gửi hàng và cũng chặn zalo, số điện thoại.
+ Về hậu quả: là người phạm tội đã chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Ở đây, số tiền bạn bị lừa đảo là 740.000 đồng, còn 4 người khác số tiền là 10 triệu. Như vậy, tổng số tiền mà người phạm tội đã chiếm đoạt là hơn 10.000.000 đồng.
– Xét về chủ thể: người phạm tội phải đủ tuổi đã phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12
– Xét về khách thể: hành vi phạm tội xâm phạm quan hệ sở hữu tài sản.
– Mặt chủ quan: người phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối với lỗi cố ý và mục đích thực hiện hành vi này nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác.
Nếu như chỉ có căn cứ người kia chiếm đoạt số tiền 740.000 đồng mà người này chưa từng bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc không thuộc trường hợp chưa bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì người mà bạn chuyển tiền sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 15
Trong trường hợp này, bạn và những người khác có thể bị đối tượng trên lừa đảo để chiếm đoạt tài sản. Do vậy bạn và những người đó cần làm đơn tố cáo toàn bộ sự việc trên với cơ quan công an có thẩm quyền để yêu càu giải quyết. Bạn và những người khác cần kèm theo các chứng từ đã chuyển khoản cũng như các thông tin trao đổi qua lại giữa bạn và người kia trong những lần giao dịch trước và sau khi chuyển tiền. Sau khi nhận được đơn tố cáo của bạn cơ quan điều tra sẽ có trách nhiệm xác minh, điều tra các tài liệu liên quan và quyết định xem có khởi tố hay không.
2. Có bị xử lý khi đặt hàng mua qua mạng nhưng không mua?
Tóm tắt câu hỏi:
Em tên Phượng quê ở Đồng Tháp. Nội dung của em là một chuyện mua hàng qua mạng nhưng vì người bán hàng không nói đúng với như các điều kiện trên điện thoại mà từng nói với em, vì vậy em không nhận hàng. Một là phải cho xem hàng thì mới lấy, nhưng bây giờ thì không cho xem, hai là được tặng một cái điện thoại bán ra thị trường với giá 3 triệu 500 ngàn. Nhưng bây giờ thì không có cái gì như lời nói cả nên em không lấy hàng không trả tiền thì có một thằng nam điện thoại hăm doạ em đòi cho em đi tù, em không sợ nhưng mà ý em muốn hỏi luật sư coi như vậy là người bán hàng ơ công ty Lan Hải có quá đáng không và em phải làm gì xin luật sư tư vấn cho em. Cám ơn luật sư rất nhiều.
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày, bạn có đặt mua hàng qua mạng của một công ty nhưng bên bán đã không thực hiện đúng theo thỏa thuận, do vậy bạn đã không nhận hàng. Giao dịch giữa bạn với công ty được xác định là giao dịch dân sự thông qua hợp đồng mua bán tài sản. Pháp luật quy định hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán. Hai bên sẽ thỏa thuận về chất lượng của tài sản, giá và phương thức thanh toán, địa điểm giao hàng,…Bộ luật dân sự 2015 không quy định cụ thể hình thức của hợp đồng mua bán tài sàn. Tuy nhiên, theo Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 quy định thì hình thức giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Do vậy, hợp đồng mua bán tài sản (qua mạng) giữa bạn và công ty vẫn có giá trị pháp lý, hai bên phải thực hiện đúng các nghĩa vụ theo nội dung hợp đồng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Theo bạn trình bày, bạn và công ty có thỏa thuận cụ thể về chất lượng, số lượng hàng hóa và hàng được khuyến mại, được xem hàng…Nhưng khi giao hàng thì người giao hàng không cho xem và cũng không có hàng khuyến mại theo đúng thỏa thuận. Tức là bên bán đã không thực hiện đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, bạn hoàn toàn có quyền hủy bỏ hợp đồng do một bên vi phạm hợp đồng. Bên cạnh đó, theo Điều 437 Bộ luật dân sự 2015 quy định trách nhiệm giao tài sản không đúng số lượng, trường hợp giao ít hơn số lượng đã thỏa thuận thì bạn có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu việc vi phạm làm cho bạn không đạt được mục đích của giao kết hợp đồng. Do vậy, việc bạn không mua hàng, không nhận hàng khi bên bán không thực hiện đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải lưu giữ lại những tin nhắn, ghi âm, ghi hình,…để chứng minh bên bán vi phạm hợp đồng.
Còn về việc truy cứu trách nhiệm hình sự, thì phải căn cứ vào các yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể theo quy định cụ thể của Bộ luật Hình sự để xem xét bạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
3. Mua hàng qua mạng mà không được giao đúng mẫu:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật Sư. Tôi muốn hỏi luật sư 1 việc sau đây. Cách đây mấy ngày tôi có mua 1 sản phẩm mỹ phẩm trên mạng. Trên trang bán hàng hình ảnh của sản phẩm mà người đăng bán là hình thật, đến khi tôi nhận được hàng thì không giống với hình ảnh đã được đăng bán, sản phẩm không có tem chống giả, và theo tìm hiều của tôi thì sản phẩm tôi nhận được là hàng giả. Tôi muốn hỏi luật sư bây giờ tôi phải giải quyết như thế nào để bảo vệ quyền lợi của tôi. Cảm ơn luật sư đã đọc câu hỏi của tôi.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 17
+ Tên của tổ chức, cá nhân kinh doanh, số điện thoại liên lạc, địa chỉ, trụ sở, địa chỉ cơ sở chịu trách nhiệm về đề nghị giao kết hợp đồng (nếu có);
+ Chất lượng của hàng hóa, dịch vụ;
+ Chi phí giao hàng (nếu có);
+ Phương thức thanh toán, phương thức giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
+ Thời gian có hiệu lực của đề nghị giao kết và mức giá đề nghị giao kết;
+ Chi phí sử dụng phương tiện thông tin liên lạc cho việc giao kết hợp đồng nếu chi phí này chưa được tính vào giá của hàng hóa, dịch vụ;
+ Chi tiết về tính năng, công dụng, cách thức sử dụng của hàng hóa, dịch vụ là đối tượng hợp đồng.
– Trường hợp việc đề nghị giao kết hợp đồng được thực hiện thông qua điện thoại, tổ chức, cá nhân kinh doanh cần phải nói rõ ngay từ đầu về tên, địa chỉ của mình và mục đích của cuộc đàm thoại.
– Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp không đúng, không đầy đủ thông tin quy định tại khoản 1 Điều này thì trong thời hạn mười (10) ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng người tiêu dùng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết và thông báo cho tổ chức, cá nhân kinh doanh. Người tiêu dùng không phải trả bất kỳ chi phí nào liên quan đến việc chấm dứt đó và chỉ phải trả chi phí đối với phần hàng hóa, dịch vụ đã sử dụng.
– Trường hợp người tiêu dùng đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 17
+ Trường hợp việc chấm dứt hợp đồng gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì tổ chức, cá nhân kinh doanh phải bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự.
Mặt khác, người mua có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng trước khi nhận, do đó khi thấy hàng hóa giao đến không đúng với mẫu mã, chất lượng đã giao kết thì bạn có quyền trả lại hàng ngay sau khi kiểm tra.
Tuy nhiên, trường hợp của bạn thì sau khi nhận hàng bạn mới phát hiện hàng hóa mình nhận được không giống với hình ảnh được đăng bán và sản phẩm không có tem chống gỉa. Theo quy định tại Điều 8
Khi bạn có đủ căn cứ cho thấy hàng hóa bạn nhận được là hàng giả thì để bảo vệ quyền lợi của bạn, bạn có thể yêu cầu giải quyết theo các cách sau:
– Khiếu nại tới chính cá nhân ,tổ chức nơi cung cấp hàng hóa sản phẩm.
– Khiếu nại tới tới Sở Công Thương hoặc Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng các tỉnh,thành phố theo quy định tại Điều 26
– Khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bán hàng cư trú hoặc có trụ sở.
4. Có thể kiện tội lừa đảo bán hàng qua mạng không?
Tóm tắt câu hỏi:
Ngày 21/11/2017 tôi có giao dịch mua một chiếc điện thoại với anh Tuấn. Thông tin ban đầu được biết thì anh Tuấn không xài facebook và zalo nên tôi phải liên hệ với anh Tuấn qua một số điện thoại. Qua quá trình xem xét tôi thấy chiếc điện thoại hoạt động bình thường nên thực hiện trao đổi mua bán, nhưng do sơ suất không để ý đã bị anh Tuấn tráo mất chiếc máy mô hình. Tôi có quay lại hình ảnh chiếc điện thoại, và vô tình chụp được số điện thoại thứ hai của anh Tuấn nằm trong chiếc điện thoại mà tôi muốn mua (số này không phải số anh Tuấn sử dụng để giao dịch với tôi, lúc này anh Tuấn chưa tháo sim trong máy ra).
Thấy anh Tuấn nhận tiền xong chạy vội, tôi liền mở hộp ra thì chiếc máy không còn hoạt động được nữa. Tôi đã đến trình báo cho cơn quan công an. Sau này tôi tìm kiếm trên facebook và zalo qua số điện thoại chụp được từ trong chiếc máy điện thoại thì biết được facebook và zalo của anh ta (thông tin và hình ảnh anh ta đăng lên đúng là người mà tôi đã giao dịch). Biết mình bị lừa nên tôi đã khai báo lên cơ quan công an quận, và cung cấp mọi thông tin, chiếc hộp máy (trùng với số imei trong máy) kèm theo chiếc điện thoại mô hình, và phụ kiện trong hộp, có cả 1 bản hóa đơn mà anh Tuấn đưa cho tôi, được anh Tuấn nói là hóa đơn mua hàng trước đây. Vậy tôi có đủ cơ sở để kiện anh Tuấn không?
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn mua bán điện thoại với một anh tên Tuấn. Lúc đầu hai bên trao đổi với nhau thì chiếc điện thoại vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên, trong lúc sơ suất anh Tuấn đã cố tình đánh tráo một chiếc điện thoại không hoạt động được. Như vậy, đây là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
Dấu hiệu của tội phạm:
– Chủ thể:
+ Người tử đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Bạn không nói rõ số tiền bạn đưa anh Tuấn là bao nhiêu. Như vậy, nếu số tiền lớn hơn hai triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, đồng thời người này đã đủ 16 tuổi trở lên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
– Khách thể: Xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác được pháp luật bảo vệ. Cụ thể trường hợp này anh Tuấn đã dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản là số tiền bạn đã đưa.
– Mặt khách quan của tội phạm:
+ Hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối. Thủ đoạn gian dối ở đây là đưa ra những thông tin không đúng sự thật để đánh lừa người khác. Hành vi này có thể thông qua lời nói; hành động; xuất trình giấy tờ giả mạo…
Trường hợp của bạn, ban đầu anh Tuấn và bạn thỏa thuận giao dịch mua bán một chiếc điện thoại hoạt động bình thường. Do đó, nghĩa vụ của anh Tuấn phải trao cho bạn đúng chiếc điện thoại ấy. Nhưng sau đó, lợi dụng lúc bạn không để ý, anh Tuấn đã đánh tráo một chiếc điện thoại không hoạt động được thay thế vào đó. Như vậy có thể hiểu anh Tuấn đang có hành vi gian dối, nhằm chiếm đoạt số tiền của bạn.
Hành vi này khác với hành vi cấu thành Tội lừa dối khách hàng theo quy định tại Điều 198
+ Hậu quả: Người phạm tội đã chiếm được tài sản (hoặc giữ được tài sản trong trường hợp dùng thủ đoạn gian dối trao tài sản nhưng lại không trao)
– Mặt chủ quan của tội phạm:
+ Lỗi cố ý.
+ Mục đích: chiếm đoạt tài sản.
Như vậy, trường hợp này anh Tuấn đã cố ý dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của bạn. Bạn đã trình báo lên cơ quan công an nơi xảy ra vụ việc, do đó, bạn nên cung cấp thêm những thông tin về người này cho cơ quan công an để điều tra, giải quyết vụ án.