Không đồng ý với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì phải làm thế nào? Người vi phạm không ký biên bản có ra quyết định xử phạt được không? Làm gì khi không đồng ý với quyết định xử phạt của CSGT? Khiếu nại quyết định xử phạt sai của cảnh sát giao thông?
Xử phạt hành chính là một trong những biện pháp răn đe, nhằm điều chỉnh các hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền áp dụng chế tài hành chính để xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật không thuộc phạm vi các tội hình sự đã được quy định trong Bộ luật hình sự, và do các cá nhân, cơ quan hay tổ chức thực hiện do vô ý hoặc cố ý. Trên thực tế, việc xử phạt vi phạm hành chính không phải lúc nào cũng chính xác. Đặc biệt là việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông, vì lý do khách quan hay chủ quan các sai sót vẫn xảy ra. Nếu trong trường hợp không đồng ý với các quyết định xử phạt hành chính công dân cần phải làm gì?
Mục lục bài viết
1. Khiếu nại quyết định xử phạt hành chính là gì?
Khiếu nại: Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 quy định “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”
Quyết định xử phạt hành chính: Quyết định xử phạt hành chính là văn bản đưa ra các chế tài xử phạt cho những chủ thể có hành vi vi phạm quy định của pháp luật và ở trong mức độ phạt hành chính đối với những hành vi đó.
2. Quy định về việc ban hành quyết định hành chính
Theo quy định về Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về việc ban hành quyết định hành chính như sau:
Bước 1. Lập biên bản với hành vi vi phạm hành chính
Khi phát hiện ra hành vi vi phạm thì cơ quan có thẩm quyền lập
+ Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
+
– Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính
+ Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định không phải lập biên bản nêu trên.
+ Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm
Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Bước hai. Ra quyết định xử phạt hành chính
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.
Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình (theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của
– Quá thời hạn quy định (tại khoản 1 Điều này hoặc khoản 3 Điều 63 của
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật
3. Quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
– Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau:
Vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế.
– Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau: Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
– Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định nêu trên. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
– Trong thời hạn được quy định nêu trên mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
4. Khiếu nại quyết định xử phạt hành chính
Trong quá trình lập biên bản và xử phạt hành chính của cơ quan chức năng có thẩm quyền có những sai sót thì người bị lập biên bản có quyền được khiếu nại.Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7
“Điều 7. Trình tự khiếu nại
1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính”
Như vậy trong trường hợp người bị xử phạt quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính .Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Về hình thức khiếu nại theo quy định tại điều 8
Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì thực hiện như sau: Trường hợp nhiều người đến khiếu nại trực tiếp thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức tiếp và hướng dẫn người khiếu nại cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại; người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định . Việc tiếp nhiều người cùng khiếu nại thực hiện theo quy định của pháp luật.Trường hợp nhiều người khiếu nại bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ nội dung quy định có chữ ký của những người khiếu nại và phải cử người đại diện để trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại;