Đối với người sử dụng đất, thì việc sử dụng đất phải vừa đảm bảo quyền lợi của mình đồng thời cũng phải đảm bảo không gây ảnh hưởng đến các bất động sản liền kề. Vậy sẽ phải làm gì khi hàng xóm để ống nước mưa chảy sang nhà mình?
Mục lục bài viết
1. Làm gì khi hàng xóm để ống nước mưa chảy sang nhà mình?
1.1. Quy định của pháp luật về quyền đối với bất động sản liền kề:
Hiện nay theo
Thứ nhất, quyền về lối đi qua bất động sản liền kề. Chủ sở hữu đối với các bất động sản ở phía trong hoặc bất động sản bị với bọc bởi các bất động sản liền kề của các chủ sở hữu khác thì sẽ được các chủ thể đó dành cho mình một lối đi thuận tiện và hợp lý ra phía đường công cộng. Theo quy định cũng như để đảm bảo quyền lợi của người có bất động sản liền kề thì người được dành lối đi sẽ phải trả một khoản tiền cho chủ sở hữu các bất động sản liền kề số tiền tương đương với giá trị tài sản được sử dụng làm lối đi, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, thỏa thuận của các bên phải phù hợp vớiquy định của pháp luật.
Thứ hai, quyền về lắp các đường dây tải điện và các đường dây thông tin liên lạc. Có thể thấy trong điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển như hiện nay thì truyền thông đóng vai trò vô cùng quan trọng, đây là lĩnh vực phổ biến trong đời sống của nhân dân nhằm mục đích từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mỗi con người. Tuy nhiên thì khi mất đường dây đi qua các bất động sản liền kề cần phải lắp trên các tuyến đường sao cho hợp lý và đảm bảo an toàn cũng như thuận tiện cho các chủ sở hữu bất động sản liền cái đó.
Thứ ba, quyền về cấp thoát nước. Có thể thấy trong cuộc sống hằng ngày thì nhu cầu về nước là một trong những nhu cầu thiết yếu, vì thế cho nên cần phải có lối đi để thoát nước thải phục vụ cho cuộc sống của người dân. Khi sử dụng quyền cấp thoát nước này thì chủ sở hữu cũng phải tiến hành thỏa thuận với các chủ của bất động sản liền kề dành cho mình một lối cấp thoát nước phù hợp, tạo thuận lợi cho quá trình thoát nước cũng như đảm bảo cảnh quan và vệ sinh môi trường. Quá trình lắp đặt ống dẫn hoặc cống thoát nước phải đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu của các bất động sản liền kề.
Thứ tư, quyền về nước tưới và tiêu nước. Đây cũng là một trong những quyền quan trọng và được coi là một nhu cầu cấp thiết phục vụ cho quá trình canh tác và sản xuất của con người. Khi người sử dụng đất canh tác có nhu cầu về nước tưới và tiêu nước thì sẽ có quyền yêu cầu những chủ sở hữu bất động sản liền kề phải để cho mình một lối dẫn nước phù hợp và thuận tiện cho quá trình tưới tiêu, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo quyền lợi của các chủ sở hữu bất động sản liền kề đó.
1.2. Sẽ phải làm gì khi hàng xóm để ống nước mưa chảy sang nhà mình?
Theo như đã phân tích ở trên thì có thể thấy, một trong những quyền của người sử dụng đất đó là quyền cấp thoát nước, tuy nhiên phải cấp thoát nước làm sao để đảm bảo quyền lợi cho các bất động sản liền kề. Hành vi để ống nước mưa chảy sang nhà hàng xóm được coi là một trong những hành vi vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng tới gia đình của các bất động sản liền kề. Nhiều gia đình đã có nhắc nhỏ hàng xóm của mình tuy nhiên hàng xóm vẫn không khắc phục tình trạng trên. Khi đó thì sẽ phải giải quyết như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 250 của Bộ luật Dân sự năm 2015, thì có ghi nhận rõ ràng về nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước mưa như sau: chủ sở hữu đối với các công trình nhà ở và công trình xây dựng phải lắp đặt các đường ống dẫn nước sao cho phù hợp và không gây thiệt hại với các hộ xung quanh, dẫn nước sao cho nước mưa từ mái nhà và các công trình xây dựng của mình không được chạy xuống bất động sản của các hộ liền kề. Như vậy vấn đề này đã được pháp luật dân sự quy định một cách rõ ràng và cụ thể.
Ngoài ra, tại Điều 251 của Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng ghi nhận về nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước thải như sau: chủ sở hữu đối với các công trình nhà ở và công trình xây dựng phải lắp đặt các ống dẫn ngầm hoặc các rãnh thoát nước để tiến hành phục vụ cho quá trình thải nước thải sinh hoạt ra đúng nơi quy định, không vi phạm quy định của pháp luật và không gây ô nhiễm môi trường, sao cho quá trình nước thải không chảy tràn ra các bất động sản của hộ dân xung quanh hoặc chảy ra các đường công cộng hoặc những nơi sinh hoạt cộng đồng gây mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến cuộc sống của bất động sản liền kề.
Như vậy có thể thấy, nếu nhà hàng xóm để ống nước mưa chảy sang phía nhà của mình hoặc chạy trực tiếp lên mái tôn của nhà bạn gây ra những tiếng động ổn ao mà gia đình bạn không đồng ý thì hoàn toàn có quyền lên tiếng về vấn đề này bài đó được coi là hành vi vi phạm pháp luật. Hành động này kéo dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình và các thành viên trong gia đình đó. Đồng thời theo như phân tích ở trên thì đây cũng được xem là hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ của chủ sở hữu trong quá trình cấp thoát nước.
Bên cạnh đó theo quy định tại Điều 174 của Bộ luật Dân sự năm 2015 có ghi nhận về nghĩa vụ tôn trọng các quy tắc xây dựng cụ thể như sau: tất cả các chủ sở hữu sau khi xây dựng công trình sẽ đều phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về xây dựng, phải đảm bảo độ an toàn cũng như không được vượt quá mật độ xây dựng và khoảng cách xây dựng mà pháp luật đã quy định. Đặc biệt rằng các công trình xây dựng sẽ không được xâm phạm đến lợi ích và quyền lợi hợp pháp của các bất động sản xung quanh.
Từ các điều luật trên có thể khẳng định, nếu như hàng xóm để hiện tượng ống nước mưa chạy sang nhà của bạn thì sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Khi hiện tượng này xảy ra thì chúng ta có thể sử dụng biện pháp thương lượng và thỏa thuận. Gia đình có thể ngồi lại để yêu cầu hàng xóm phá bỏ hoặc sửa chữa lại công trình sao cho đảm bảo rằng nước mưa sẽ không chạy qua gia đình của mình gây ra những hư hỏng và thiệt hại cho căn nhà. Tuy nhiên nếu như hàng xóm không thực hiện vấn đề này thì sẽ cần tại nhờ sự giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đó là Trật tự đô thị hoặc Uỷ ban nhân dân. Để bảo vệ tốt nhất quyền lợi hợp pháp của gia đình bạn nếu như hàng xóm không hợp tác thì bạn hoàn toàn có thể phản ánh hành đi trên đến chính quyền địa phương để yêu cầu sự can thiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thậm chí là có thể làm đơn khởi kiện ra
Đối với trường hợp hành vi của nhà hàng xóm để ống nước mưa chảy sao gia đình bạn mà gây ra thiệt hại thì bạn hoàn toàn có thể yêu cầu nhà hàng xóm bồi thường thiệt hại căn cứ theo quy định tại Điều 585 của Bộ luật Dân sự năm 2015 – quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại: thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời, các bên có thể tự thỏa thuận với nhau về mức bồi thường và hình thức bồi thường (có thể bồi thường bằng tiền hoặc hiện vật … hoặc phương thức bồi thường khác sao cho không trái quy định của pháp luật). Nếu không thỏa thuận được thì sẽ yêu cầu tòa án giải quyết dựa trên thiệt hại thực tế.
2. Mức xử phạt đối với hành vi để ống nước mưa chảy sang nhà hàng xóm:
3. Hành vi để ống nước mưa chảy sang nhà hàng xóm có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hành vi để ông thoát nước chạy sang nhà hàng xóm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn cấu thành của tội phạm được quy định tại Điều 178 của
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác nhưng vẫn còn vi phạm;
– Đã bị kết án về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật Hình sự năm 2015;
– Hành vi này gây ra những ảnh hưởng xấu hoặc những ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự và an toàn xã hội.
Như vậy thì có thể thấy trong trường hợp hành vi để ủng nước mưa chạy sang nhà người khác gây ra thiệt hại thì hoàn toàn vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn dấu hiệu của tội phạm. Do đó trong trường hợp này tốt nhất các bên nên ngồi lại và hòa giải với nhau. Nếu như không phải thuận được và không nhận được thiện chí của bên có hành vi vi phạm thì bị hại hoàn toàn có thể trình báo với chính quyền hoặc công an về hành vi gây thiệt hại của bên kia để yêu cầu giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật Đất đai năm 2013;
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.