Bồi thường tai nạn lao động là một trong những nghĩa vụ của người lao động thực hiện với người lao động, hỗ trợ cá nhân này do sức khỏe bị ảnh hưởng trong quá trình làm việc. Vậy phải làm gì khi công ty không bồi thường tai nạn lao động?
Mục lục bài viết
1. Trách nhiệm của công ty trong việc bồi thường tai nạn lao động:
Người lao động khi tham gia làm việc tại doanh nghiệp hoặc công ty thì xảy ra những vấn đề tai nạn lao động thì để hưởng chế độ bồi thường này, người lao động phải thuộc trường hợp được bồi thường đã được quy định tại Điều 3 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định:
– Trường hợp bồi thường:
+ Người lao động do bị ảnh hưởng từ tai nạn lao động dẫn đến ảnh hưởng lớn về sức khỏe, đó là suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc cá nhân là người lao động bị chết do tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động này gây ra; trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này;
+ Người lao động bị bệnh nghề nghiệp làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc cho người sử dụng lao động, hoặc trước khi nghỉ hưu, trước khi thôi việc, trước khi chuyển đến làm việc cho người sử dụng lao động khác (không bao gồm các trường hợp người lao động bị bệnh nghề nghiệp do làm các nghề, công việc cho người sử dụng lao động khác gây nên);
– Nguyên tắc bồi thường:
+ Khi áp dụng việc bồi thường tai nạn lao động thì cần tuân thủ đầy đủ các điều kiện. Theo đó, Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện bồi thường lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó;
+ Việc bồi thường đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định sau:
Vấn đề bồi thường lần thứ nhất căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động (tỷ lệ tổn thương cơ thể) trong lần khám đầu;
Đối với lần thứ hai trở đi căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức (%) suy giảm khả năng lao động so với kết quả giám định lần trước liền kề.
– Liên quan các nội dung về mức bồi thường:
Mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng được áp dụng theo hướng dẫn được quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này được tính như sau:
+ Người sử dụng lao động cần đảm bảo có ít nhất bằng 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+Còn trong trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10% thì cần ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương; Còn trong trường hợp cá nhân là người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này:
Tbt = 1,5 + {(a – 1) x 0,4}
Trong đó:
– Tbt: Được dùng để chỉ mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
– 1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;
– a: Viết tắt của mức (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
– 0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%.
2. Làm gì khi công ty không bồi thường tai nạn lao động?
Như đã biết, người lao động bị tai nạn lao động đã đủ điều kiện để được hưởng chế độ bồi thường tai nạn lao động thì công ty phải có trách nhiệm chi trả chế độ này theo đúng quy định. Trên thực tế, vẫn tồn tại một số doanh nghiệp, công ty còn lơ là, né tránh thực hiện nghĩa vụ này với người lao động. Hành vi này được xác định là vi phạm quy định pháp luật, nếu bị phát hiện thì sẽ bị xử phạt nghiêm theo quy định. Cá nhân là người lao động gặp phải tình trạng này có hai hướng giải quyết cơ bản đó là tiến hành theo con đường khiếu nại, hoặc trong trường hợp cần thiết có thể khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền.
– Phương án 1: Thực hiện hoạt động khiếu nại
Người lao động khi có đầy đủ điều kiện hưởng chế độ bồi thường tai nạn lao động mà công ty không thực hiện nghĩa vụ chi trả, gây khó khăn cho người lao động thì cá nhân là người lao động làm đơn khiếu nại lên Ban Giam đốc công ty để được xem xét và giải quyết. Trong trường hợp Ban Giams đốc giải quyết không ổn thỏa, thậm chí là từ chối thì đơn khiếu nại được gửi lên Chánh Thanh tra- Phòng lao động thương binh và xã hội để được hỗ trợ.
– Phương án 2: Khởi kiện yêu cầu tiền bồi thường tai nạn lao động
Cá nhân khi lựa chọn phương án này có thể là ngay từ đầu lựa chọn hoặc đã trải qua các giai đoạn khiếu nại nhưng không được giải quyết ổn thỏa. Người lao động chuẩn bị hồ sơ để khởi kiện bao gồm:
+ Cần chuẩn bị 01 Đơn khởi kiện theo Mẫu số 23-DS (Mẫu đơn này được Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao);
+ Cần chuẩn bị
+ Bên cạnh đó là những nguồn tài liệu, chứng cứ chứng minh về thiệt hại do tai nạn lao động;
+ Thông tin cá nhân của người khởi kiện thể hiện thông qua CMND/CCCD của người khởi kiện (bản sao y);
+ Các giấy tờ liên quan khác.
Lưu ý: Theo Điều 32 Bộ luật Tố tụng 2015 quy định đối với tranh chấp về lao động cần phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động thì mới đủ điều kiện để có thể khởi kiện ra Tòa án giải quyết.
Trường hợp các bên hòa giải thành nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định thì người lao động có quyền khởi kiện ra Tòa án Nhân dân quận, huyện nơi công ty có trụ sở để giải quyết nếu hai bên không có thỏa thuận chọn nơi giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, đối với trường hợp vụ án có yếu tố nước ngoài thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
3. Công ty không bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động bị xử phạt hành chính với mức nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 23 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì hành vi vi phạm quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
– Người sử dụng lao động không kịp thời nắm bắt tình hình xảy ra tai nạn lao động nên không kịp thời sơ cứu hoặc cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động;
– Có vi phạm trong việc là không thanh toán phần chi phí đồng chi trả hoặc những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tham gia bảo hiểm y tế;
– Bên cạnh đó, pháp luật cũng ghi nhận hành vi không tạm ứng chi phí sơ cứu, chi phí cấp cứu hoặc không thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không tham gia bảo hiểm y tế;
– Trong một số trường hợp mức xử phạt nêu trên còn áp dụng với việc không giới thiệu người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng lao động theo quy định của pháp luật;
– Trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật là phải trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động trong một số trường hợp nhất định mà bên người sử dụng lao động không tuân thủ;
– Không thực hiện hoặc thực hiện không đủ hoặc thực hiện không đúng thời hạn việc bồi thường hoặc chế độ trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
+ Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này được áp dụng với mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
Với quy định như trên, người sử dụng lao động là cá nhân khi không thực hiện hoặc thực hiện không đủ hoặc thực hiện không đúng thời hạn việc bồi thường hoặc chế độ trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động có thể phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng và mức tối đa được áp dụng là không quá 75.000.000 đồng; đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Thông tư số 28/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.