Thực tế hiện nay, rất nhiều trường hợp cáp viễn thông hoặc dây điện bị đứt và gây ra hậu quả không đáng có. Vậy làm đứt cáp viễn thông, dây điện phải chịu trách nhiệm gì?
Mục lục bài viết
1. Làm đứt cáp viễn thông, dây điện phải chịu trách nhiệm gì?
Theo quy định của Bộ luật dân sự, khi có thiệt hại xảy ra do lỗi thì phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, cụ thể như sau:
– Phải có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản, quyền cũng như lợi ích hợp pháp của người khác.
– Thiệt hại xảy ra về vật chất: chính là thiệt hại về tài sản nhưng không khắc phục được hay; những khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút do tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp khác bị xâm phạm; các chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại.
– Thiệt hại xảy ra về tinh thần: là những tổn thất tinh thần của chủ thể bị xâm phạm hoặc những người thân thích của họ gánh chịu, bị ảnh hưởng.
– Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi xâm phạm cũng như thiệt hại xảy ra.
Do vậy, nếu như cá nhân nào do lỗi của mình một cách cố ý hay vô lý làm đứt cáp viễn thông, dây điện thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu và/hoặc đơn vị quản lý cáp viễn thông, dây điện đó.
Hiện nay, trong văn bản của luật không quy định định cứng một mức tiền bồi thường thiệt hại nào cả vì mỗi trường hợp thiệt hại sẽ khác nhau. Tại Điều 589, Điều 590, Điều 591 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về căn cứ để xác minh thiệt hại, cụ thể như sau:
– Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
– Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
– Khoản lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
2. Hành vi phá hoại cáp viễn thông, dây điện bị xử lý thế nào?
2.1. Trách nhiệm vi phạm hành chính:
Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 42 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định như sau:
– Đối với hành vi làm hư hỏng đường dây cáp quang, ăng-ten hoặc trang thiết bị của hệ thống truyền dẫn, chuyển mạch và các thiết bị viễn thông khác thuộc mạng viễn thông cố định mặt đất, mạng viễn thông di động mặt đất, mạng viễn thông cố định vệ tinh và di động vệ tinh, mạng thông tin vô tuyến điện hàng hải công cộng, hệ thống máy chủ tên miền quốc gia: mức xử phạt từ 50 triệu đến 70 triệu.
Ngoài ra, nếu như đối tượng nào có hành vi phá hoại các cơ sở hạ tầng kỹ thuật vô tuyến điện; hoặc thực hiện những hành vi gây cản trở việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật vô tuyến điện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền từ 70 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Tùy vào hành vi và hậu quả gây ra, đối tượng nào có hành vi phá hoại cáp viễn thông, dây điện sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 303 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, cụ thể như sau:
– Khung 1: phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:
Đối tượng có hành vi phá hủy công trình, cơ sở hoặc phương tiện giao thông vận tải, thông tin – liên lạc, công trình điện lực, dẫn chất đốt, công trình thủy lợi hoặc công trình quan trọng khác về quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hóa và xã hội.
– Khung 2: phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
+ Thực hiện hành vi có tổ chức.
+ Thực hiện hành vi gây hậu quả làm cho các công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia hư hỏng, ngưng hoạt động.
+ Gây hậu quả làm chết người số lượng từ 03 người trở lên.
+ Gây hậu quả thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 201% trở lên đối với 03 người.
+ Gây hậu quả làm thiệt hại về tài sản từ 1,5 tỷ đồng trở lên.
+ Gây hậu quả xấu đến tình hình kinh tế – xã hội.
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Khung 3: phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
Đối tượng nào có hành vi chuẩn bị phạm tội.
– Ngoài ra, đối tượng thực hiện hành vi vi phạm còn bị phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm.
3. Trường hợp xe ô tô làm đứt cáp viễn thông, dây điện thì ai chịu trách nhiệm?
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, việc xe ô tô làm đứt cáp viễn thông, làm đứt dây điện sẽ thuộc trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Cụ thể nguồn nguy hiểm cao độ gồm các phương tiện như hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, giao thông vận tải cơ giới, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác.
Và khi xe ô tô lưu thông trên đường làm đứt cáp thì chủ sở hữu hay người đang chiếm hữu xe phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có lỗi.
Tuy nhiên sẽ ngoại trừ 02 trường hợp dưới đây chủ sở hữu hay người đang chiếm hữu xe sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
+ Do sự kiện bất khả kháng xảy ra hoặc có tình thế cấp thiết, ngoại trừ trường hợp khác.
+ Thiệt hại xảy ra xuất phát từ nguyên nhân hoàn toàn do người bị thiệt hại có lỗi cố ý.
Do đó, theo quy định trên sẽ có 02 trường hợp xảy ra:
Trường hợp 01: Do việc mắc cáp viễn thông, dây điện không tuân thủ quy định về việc mắc ở độ cao an toàn theo quy định thì chủ sở hữu xe hoặc người đang chiếm hữu xe sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại bởi lỗi hoàn toàn thuộc về đơn vị quản lý cáp viễn thông, dây điện.
Trường hợp 02: Do xe ô tô chở hàng vượt quá chiều cao cho phép hoặc xuất phát từ nguyên nhân xuất phát do xe ô tô đó thì chủ sở hữu xe hoặc người đang chiếm hữu xe phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Bên cạnh đó, chủ phương tiện và người điều khiển xe còn bị phạt vi phạm hành chính về hành vi chở hàng hóa vượt quá chiều cao cho phép, cụ thể như sau:
Xử phạt từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với hành vi thực hiện chở hàng quá chiều cao cho phép đối với xe ô tô tải (bao gồm cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
(căn cứ điểm b khoản 4 Điều 24
Ngoài bị xử phạt tiền như trên, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.
Đồng thời, căn cứ tại khoản 8 Điều 30
Chủ phương tiện xe và người điều khiển xe cũng cần lưu ý quy định giới hạn về chiều cao cho phép khi chở hàng hóa đối với từng loại xe để tránh trường hợp vi phạm:
Loại xe | Quy định chiều cao xếp hàng hóa |
Xe tải thùng hở có mui | – Chiều cao giới hạn trong phạm vi thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất. – Chiều cao giới hạn trong phạm vi thùng xe theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. |
Xe chuyên dùng và xe chở container | Chiều cao xếp hàng hóa không quá 4,35 mét. Lưu ý: chiều cao sẽ được tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên |
Xe chở hàng rời, vật liệu xây dựng như đất, đá, cát, sỏi, than, quặng hoặc các hàng có tính chất tương tự | Chiều cao không được phép vượt quá chiều cao của thùng xe ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe. |
Xe tải thùng hở không mui có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 5 tấn trở lên | Chiều cao không quá 4,2 mét |
Xe tải thùng hở không mui có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 2,5 tấn đến dưới 5 tấn | Chiều cao không quá 3,5 mét |
Xe tải thùng hở không mui có khối lượng hàng hóa chuyên chở dưới 2,5 tấn | Chiều cao không quá 2,8 mét |
(Căn cứ Điều 18 Thông tư số
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Bộ luật dân sự 2015 số 91/2015/QH13 mới nhất
Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Nghị định số 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.
Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ.