Kiện đòi tiền cấp dưỡng cho con sau ly hôn? Mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn là bao nhiêu? Khởi kiện hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con? Giải quyết trường hợp chồng không chịu cấp dưỡng cho con?
Mục lục bài viết
- 1 1. Chồng không chịu cấp dưỡng nuôi con phải làm thế nào?
- 2 2. Giải quyết trường hợp chồng không chịu cấp dưỡng cho con
- 3 3. Khởi kiện hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con
- 4 4. Chồng không gửi tiền trợ cấp theo luật cấp dưỡng nuôi con
- 5 5. Mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn là bao nhiêu?
- 6 6. Kiện đòi tiền cấp dưỡng cho con sau ly hôn
1. Chồng không chịu cấp dưỡng nuôi con phải làm thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi không đồng ý ly hôn với chồng tôi nhưng tòa án vẫn ra quyết định ly hôn cho tôi và chồng tôi. Con chung được 19 tháng giao cho tôi nuôi nấng và chồng tôi trợ cấp 1 triệu đồng 1 tháng. Nhưng từ ngày ra quyết định ly hôn tôi vẫn chưa được tòa án cho ký 1 văn bản nào về việc vợ chồng tôi đã chính thức ly hôn. Vậy thì chồng tôi đã cho trách nhiệm trợ cấp tiền cho con gái tôi chưa? Và nếu anh ấy không chịu trợ cấp tiền thì tôi phải làm thế nào?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định về trường hợp ly hôn theo yêu cầu 1 bên: “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”
Như vậy, việc tòa án ra quyết định ly hôn trong trường hợp bạn không đồng ý vẫn phù hợp với quy định pháp luật.
Căn cứ tại điều 273 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định thời hạn kháng cáo như sau:
“Điều 273. Thời hạn kháng cáo
1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.
2. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của Bộ luật này.
3. Trường hợp đơn kháng cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được xác định căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận.”
Ngay sau khi quyết định có hiệu lực thì chồng bạn phải có nghĩa vụ trợ cấp cho con bạn theo như quyết định của bản án.
Nếu chồng bạn không thực hiện nghĩa vụ trợ cấp cho con bạn thì căn cứ điều 7 luật thi hành án dân sự: Người được thi hành án, người phải thi hành án căn cứ vào bản án, quyết định có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án thì bạn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thực hiện việc cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ trợ cấp cho con bạn.
2. Giải quyết trường hợp chồng không chịu cấp dưỡng cho con
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, tôi muốn hỏi vấn đề sau mong luật sư tư vấn trong trường hợp sau ạ: Em ly hôn được hơn 2 năm, khi ra tòa chồng em chấp nhận với mức trợ cấp cho con là 2 triệu đồng mỗi tháng nhưng chồng em chỉ cấp dưỡng được 3 tháng đầu, từ đó tới giờ chồng em không cấp dưỡng nữa. Giờ em muốn chồng em cấp dưỡng cho con em mỗi tháng thì phải làm sao? Em xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Khoản 1 Điều 30 Luật Thi hành án dân sự hiện hành quy định: “Trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án”. Như vậy, để nhận được tiền cấp dưỡng nuôi con, bạn phải thực hiện các công việc sau:
1. Làm đơn yêu cầu thi hành án:
Điều 31 Luật thi hành án dân sự quy định về Đơn yêu cầu thi hành án như sau:
“1. Đơn yêu cầu thi hành án có các nội dung chính sau đây:
a) Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu;
b) Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;
c) Họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;
d) Nội dung yêu cầu thi hành án;
2. Người làm đơn yêu cầu thi hành án phải ghi rõ ngày, tháng, năm và ký tên hoặc điểm chỉ; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân.
Trường hợp người yêu cầu thi hành án trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự thì phải lập biên bản ghi rõ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu và chữ ký của người lập biên bản. Biên bản có giá trị như đơn yêu cầu thi hành án.
Kèm theo đơn yêu cầu thi hành án, phải có bản án, quyết định được yêu cầu thi hành và tài liệu khác có liên quan, nếu có”.
2. Gửi đơn đến cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật thi hành án dân sự thì cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án được xác định như sau:
“1. Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây:
a) Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;
b) Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có trụ sở;
c) Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có trụ sở;
d) Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nơi khác, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác.
2. Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây:
a) Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp tỉnh trên cùng địa bàn;
b) Bản án, quyết định của Toà án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh…”.
Đối với trường hợp của bạn, sau khi nhận được đơn yêu cầu thi hành án hợp lệ, cơ quan thi hành án dân sự sẽ ra quyết định thi hành án.
3. Khởi kiện hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con
Tóm tắt câu hỏi
Tôi và chồng ly hôn và tôi được Tòa quyết định cho nuôi con vì con tôi mới 2 tuổi, và theo quyết định của Tòa án chồng tôi phải cấp dưỡng hàng tháng cho con là 2 triệu đồng. Tuy nhiên kể từ khi quyết định ly hôn có hiệu lực vào tháng 1 năm 2014 tới nay là tháng 2 năm 2015 mà chồng tôi vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Tôi muốn hỏi tôi có thể làm đơn yêu cầu Tòa án cấp huyện nơi tôi đang sinh sống giải quyết được không? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn
Theo quy định tại Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự 2005 :
Điều 36. Thẩm quyền của Toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu
1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Toà án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:
a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;
b) Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;
c) Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;
d) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;
đ) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;
e) Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết;
g) Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;
h) Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
i) Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.
2. Người yêu cầu có quyền lựa chọn Toà án giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình trong các trường hợp sau đây:
a) Đối với các yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 26 của Bộ luật này thì người yêu cầu có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc hoặc có trụ sở giải quyết;
b) Đối với yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 28 của Bộ luật này thì người yêu cầu có thể yêu cầu Toà án nơi một trong các bên đăng ký kết hôn trái pháp luật giải quyết;
c) Đối với yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn thì người yêu cầu có thể yêu cầu Toà án nơi người con cư trú giải quyết.
Như vậy để chồng mình có nghĩa vụ đóng góp vào việc đảm bảo nhu cầu thiết yếu của con, đảm bảo cho con có cuộc sống tốt nhất kể cả sau khi cha mẹ ly hôn thì bạn có thể yêu cầu Tòa án cấp huyện nơi mà bạn đang cư trú, sinh sống giải quyết vấn đề cấp dưỡng này, buộc chồng bạn phải tiến hành thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
4. Chồng không gửi tiền trợ cấp theo luật cấp dưỡng nuôi con
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có một vấn đề này cần nhờ Công ty tư vấn. Năm 2012 tôi và chồng ly hôn, tôi được quyền nuôi con và trong trích lục dân sự có quyết định mỗi tháng chồng tôi phải đóng góp 500.000đ để nuôi con, tôi cũng đã gửi 1 bản quyết định đó sang bên chi cục thi hành án, sau một thời gian chồng tôi nộp tiền nuôi con qua thi hành án thì một cán bộ thi hành án có đề nghị chúng tôi viết 1 đơn tự thoả thuận giữa 2 bên là hàng tháng chồng tôi sẽ chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng của tôi nên không cần theo dõi qua thi hành án nữa (do chị ta giải thích là phải theo dõi trong 15 năm với số tiền nhỏ, gây mất thời gian, lúc đó tôi có hỏi lại nếu sau chồng tôi không thực hiện nghĩa vụ thì tôi làm đơn yêu cầu lại thi hành án tiếp tục đôn đốc thì có được không và chị ta đã trả lời là có).
Đến thời điểm hiện tại đã hơn 2 năm chồng tôi không thực hiện nghĩa vụ của mình nên tôi đến chi cục thi hành án đề nghị họ tiếp tục theo dõi đôn đốc cho tôi vì chồng tôi không tự giác thực hiện nghĩa vụ theo thoả thuận là hàng tháng chuyển khoản vào tài khoản của tôi. Lúc đó chi cục thi hành án đưa ra tờ đơn thoả thuận giữa tôi và chồng và nói là chúng tôi đã tự thoả thuận và tôi đã viết đơn không yêu cầu thi hành án theo dõi đôn đốc nữa cho nên giờ họ không có trách nhiệm giải quyết tiếp nữa, do không hiểu hết quy trình về thi hành án và tin vào sự hướng dẫn của cán bộ thi hành án nên tôi đã bị chị cán bộ kia lừa để đẩy trách nhiệm (vì tôi đã cẩn thận hỏi lại nếu sau chồng tôi không thực hiện nghĩa vụ thì tôi làm đơn yêu cầu thi hành án tiếp tục theo dõi đôn đốc có được không và chị ta đã trả lời là có).
Vậy tôi muốn nhờ công ty tư vấn giúp tôi là bên thi hành án họ trả lời là không giải quyết vụ việc của tôi nữa do tôi đã làm đơn tự thoả thuận với chồng và huỷ theo dõi thi hành án là đúng hay sai? Và giờ tôi muốn nhờ thi hành án tiếp tục theo dõi đôn đốc nghĩa vụ của chồng tôi đối với con thì tôi có làm được không? Rất mong sớm nhân được hồi âm từ Công ty. Tôi xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Luật thi hành án 2008 thì:
Người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành án theo quy định
Điều 46. Cưỡng chế thi hành án
1. Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.
2. Không tổ chức cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.
Tại quy định này, người phải thi hành án sẽ có một khoảng thời gian tự nguyện thi hành án, hết thời gian theo quy định sẽ bị cưỡng chế thi hành án. Nếu đối với vụ việc của bạn thì nếu chồng của bạn không tự nguyện trợ cấp cho con thì bạn có thể yêu cầu thi hành án cưỡng chế.
Mặt khác, cũng tại quy định tại luật này thì:
Điều 165. Xử lý vi phạm
1. Người phải thi hành án cố ý không chấp hành bản án, quyết định; không tự nguyện thi hành các quyết định về thi hành án thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Tóm lại, nếu hai vợ chồng bạn không tự nguyện trong việc thi hành quyết định bản án về trợ cấp đó thì hoàn toàn sẽ bị cưỡng chế theo trình tự luật định.
5. Mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn là bao nhiêu?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có vấn đề cần tư vấn như sau: Trong thời kỳ hôn nhân tôi và vợ đã từng đi làm hợp đồng có công chứng về việc công nhận một số thu nhập của tôi sẽ là tài sản của riêng tôi. Vậy tôi muốn hỏi lúc này tôi ly hôn thì có phải lấy tài sản riêng này để thực hiện việc cấp dưỡng cho vợ tôi hay không? (vợ tôi không có việc làm). Mức cấp dưỡng là bao nhiêu?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 115 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn như sau:
Điều 115. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn
Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.
Theo quy định trên thì khi bạn ly hôn mà người vợ này khó khăn, túng thiếu và muốn nhận được cấp dưỡng từ bạn mà có lý do chính đáng thì bạn có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình. Việc vợ của bạn không có việc làm là một căn cứ cho việc vợ của bạn khó khăn túng thiếu trong cuộc sống sau khi ly hôn. Về mức cấp dưỡng sau khi ly hôn được quy định tại Điều 116
Điều 116. Mức cấp dưỡng
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Về mức cấp dưỡng theo quy định của luật này thì sẽ phụ thuộc sự thỏa thuận giữa bên cấp dưỡng và bên nhận cấp dưỡng. Căn cứ để tính cấp dưỡng phụ thuộc vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người nhận cấp dưỡng. Như vậy, lúc này việc cấp dưỡng sẽ phụ thuộc vào khả năng của người cấp dưỡng do đó việc anh có tài sản riêng là căn cứ để xét về khả năng và thu nhập của anh. Nếu khi ly hôn mà vợ anh yêu cầu được cấp dưỡng và đáp ứng được điều kiện theo quy định thì việc anh có tài sản riêng cũng là căn cứ để chứng minh khả năng kinh tế của anh để thực hiện việc cấp dưỡng.
6. Kiện đòi tiền cấp dưỡng cho con sau ly hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Em có 1 tình huống muốn nhờ luật sư tư vấn giúp! Em có chồng và có 3 đứa con gái, chồng em ngoại tình và có con với người khác, nên 2 vợ chồng em ly dị. Tòa án xử cho ly hôn và chồng em mỗi tháng phải chu cấp 3 triệu để em nuôi 3 đứa con. Nhưng sau khi ly hôn chồng em không chu cấp đồng nào nữa.
Ngày 20/9 chồng em buộc em phải làm thủ tục cắt hộ khẩu (khi cưới nhau vợ chồng em nhập hộ khẩu vào nhà bà ngoại), em nói khi nào chu cấp tiền nuôi con thì em sẽ cắt hộ khẩu cho. Chồng em không đồng ý chu cấp, mà ham dọa sẽ đánh đập và giết chết em. Rất rất hoang mang nên nhờ luật sư tư vấn giúp. Em có thể kiện chồng em về việc không chu cấp không? Em phải làm sao nếu chồng em cứ liên tục hâm dọa em. Xin cám ơn luật sư nhiều, em rất mong hồi đáp sớm của luật sư.?
Luật sư tư vấn:
– Thứ nhất, trong trường hợp chồng bạn có hành vi đe doạ dùng vũ lực gây ảnh hưởng đến tinh thần, sức khoẻ, tính mạng của bạn thì bạn có quyền tố cáo cơ quan công an để có hình thức xử lý, giải quyết phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi cụ thể.
Căn cứ Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác như sau:
“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Căn cứ Điều 133
“Điều 133. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”
Đối với hành vi đe doạ dùng vũ lực, đe doạ giết người là những dấu hiệu cấu thành tội phạm hình sự. Do đó, trong trường hợp của bạn, bạn nên trình báo cơ quan công an để có biện pháp giải quyết và ngăn chặn tội phạm.
– Thứ hai, về vấn đề cấp dưỡng sau khi ly hôn. Căn cứ Khoản 2 Điều 82
“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
…
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.”
Luật sư tư vấn pháp luật thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi ly hôn:19006568
Căn cứ Điều 119 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:
“Điều 119. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.”
Như vậy, trong trường hợp chồng cũ của bạn có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con nhưng đã không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ này trong tình trạng có đủ khả năng để thực hiện thì bạn có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết. Trừ trường hợp chồng bạn thực tế không có khả năng để cấp dưỡng cho con thì mức cấp dưỡng hay phương thực cấp dưỡng sẽ do hai bên thoả thuận hoặc yêu cầu toà án giải quyết nêu không tự thoả thuận được.