Căn cước công dân là số định danh cá nhân được cấp cho mỗi người không không thay đổi, trùng lặp - được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Vậy công dân ở nước ngoài có nhu cầu làm căn cước công dân ở tại nước ngoài có được không?
Mục lục bài viết
1. Làm căn cước công dân ở nước ngoài có được không?
Căn cước công dân là một trong những giấy tờ tùy thân quan trọng, không thể thiếu của mỗi công dân Việt Nam. Chỉ cần công dân còn giữ quốc tịch Việt thì quyền được làm căn cước công dân sẽ vẫn được pháp luật đảm bảo không phụ thuộc vào việc công dân đang ở trong nước hay ở nước ngoài sinh sống, làm việc, học tập. Công dân ở nước ngoài có thể được biết đến với các trường hợp là Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài. Theo khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-VPQH 2014 Luật Quốc tịch quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài (hay còn gọi là Việt kiều); còn người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Luật Quốc tịch Việt Nam cũng quy định người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam.
Liên quan đến độ tuổi được cấp thẻ CCCD thì tại khoản 1 Điều 19 Văn bản hợp nhất
– Theo quy định pháp luật hiện hành thì cá nhân để được đăng ký thường trú, công dân đang ở nươc ngoài phải về Việt Nam, làm thủ tục khai báo thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú ở Việt Nam (nơi ở hiện tại khi về Việt Nam);
Khi tiến hành khai báo thông tin thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận, kiểm tra, xác minh thông tin khai báo đã chính xác hay chưa, đồng thời sẽ thực hiện thủ tục cần thiết để cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập, cấp số định danh cá nhân nếu bạn chưa có số định danh cá nhân;
Cá nhân có đủ điều kiện để được cấp CCCD thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cập nhật thông tin của bạn vào cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo, cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú cho bạn. Trong giấy tờ xác nhận thông tin về cư trú cần chứa các thông tin cơ bản như: họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; dân tộc; tôn giáo; quê quán; nơi ở hiện tại; ngày, tháng, năm khai báo cư trú.
– Có thể thấy chỉ khi được cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú thì cá nhân mới có thể đăng ký thường trú hoặc tạm trú ngay khi đủ điều kiện theo quy định của Luật Cư trú hiện hành. Xét đến trường hợp mà những điều kiện để tiến hành đăng ký thường trú, tạm trú đã đủ nhưng có thay đổi về thông tin nhân thân thì cần tiến hành ngay việc khai báo lại với công an cấp xã nơi đã cấp giấy xác nhận để rà soát, cập nhật thông tin về nhân thân lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;
– Một trong những nội dung quan trọng đó là các trường hợp đăng ký thường trú thì cá nhân có yêu cầu phải có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình hoặc thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 20 Luật Cư trú 2020. Sau khi bạn đã đăng ký thường trú thì sẽ đủ điều kiện đề nghị cơ quan công an cấp CCCD tại nơi cư trú (là nơi thường trú hoặc tạm trú). Chỉ khi đảm bảo được yếu tố trên thì thủ tục xin cấp căn cước công dân mới được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
Với quy định nêu trên thì căn cước công dân chỉ có giá trị sử dụng, lưu hành tại Việt Nam nên cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài không có thẩm quyền cấp căn cước công dân đang ở nước ngoài. Cá nhân này nếu muốn được cấp, cấp lại, cấp đổi CCCD thì phải trở về nơi mình thường trú tại Việt Nam để thực hiện.
2. Xin cấp thẻ Căn cước công dân thì công dân ở nước ngoài sẽ đến cơ quan nào?
– Cơ quan có thẩm quyền thực hiện:
Về việc quản lý thông tin cá nhân thì trách nhiệm chính thuộc về Bộ Công An nên những hoạt động phát sinh xoay quanh vấn đề này cũng sẽ được cơ quan này thực hiện. Theo Điều 26 Luật Căn cước công dân, công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:
+ Công dân có thể tìm đến cơ quan quản lý Căn cước công dân của Bộ Công an;
+ Trong một số trường hợp thì có thể thực hiện tại cơ quan quản lý Căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Phổ biến hơn nhất là thực hiện hoạt động này tại cơ quan quản lý Căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
+ Để thuận lợi hơn trong hoạt động cấp thẻ căn cước công dân, giảm bớt gánh nặng về nhân lực thực hiện thủ tục này thì Cơ quan quản lý Căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.
– Công dân cần chuẩn bị theo các tài liệu sau đây để được cấp thẻ Căn cước công dân:
Theo hướng dẫn tại Điều 22 Luật Căn cước công dân, công dân Việt Nam đang ở nước ngoài cần có những giấy tờ sau để được xin cấp thẻ Căn cước công dân như:
+ Chuẩn bị 01 Tờ khai theo mẫu quy định;
+ Đối với trường hợp Việt kiều chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp như giấy khai sinh…
– Liên quan đến thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
Hiện nay, thời gian thực hiện hoạt động cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cũng được ghi nhận vô cùng chi tiết, để đảm bảo được quyền lợi của người dân. Theo Điều 25 Luật Căn cước công dân, thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân kể từ ngày nhận đủ hồ sơ được quy định như sau:
+ Nếu hoạt động này diễn ra tại thành phố, thị xã thì sẽ không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;
+ Còn khi thực hiện ở các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo sẽ kéo dài hơn nhưng cũng không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;
+ Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp.
3. Phí làm Căn cước công dân đang ở nước ngoài có khác so với công dân ở trong nước không?
Theo Thông tư 59/2019/TT-BTC, công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân lần đầu theo quy định không phải nộp lệ phí.
Phí chỉ phát sinh đối với những trường hợp cấp đổi và cấp lại, lệ phí như sau:
STT | Loại lệ phí | Mức thu |
1 | Chuyển từ Chứng minh nhân dân 09 số, 12 số sang cấp thẻ CCCD | 30.000 |
2 | Công dân có quyền được đổi thẻ CCCD thuộc một trong các trường hợp sau: – Thẻ CCCD bị hư hỏng không dùng được; – Có sự thay đổi thông tin về họ, tên, chữ đệm; Đặc điểm nhận dạng; – Xác định lại giới tính, quê quán; – Nhận thấy những thông tin trên thẻ có sai sót, không thống nhất với giấy tờ tùy thân khác; – Ngoài ra, công dân cũng có thể yêu cầu nếu thấy cần thiết. | 50.000 |
3 | Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất; khi trở lại quốc tịch Việt Nam | 70.000 |
Như vậy, theo quy định thì mức phí áp dụng để cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân sẽ không phụ thuộc vào việc công dân ở nước ngoài hay ở trong nước mà mức phí áp dụng theo đúng quy định đã được trình bày.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất 05/VBHN-VPQH 2014 Luật Quốc tịch;
– Văn bản hợp nhất 27/VBHN-VPQH 2020 Luật Căn cước công dân;
– Luật Cư trú năm 2020;
THAM KHẢO THÊM: