Vỡ nợ là gì? Các trường hợp vỡ nợ? Không trả nợ được có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Vỡ nợ xin được trả nợ dần có được không?
Trong thời buổi kinh tế thị trường chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid 19, để đảm bảo nguồn vốn kinh doanh, các nhà đầu tư phải tìm đến các nguồn vốn vay việc. Tuy nhiên, nhiều trường hợp rơi vào cảnh thua lỗ dẫn đến vỡ nợ, không trả khoản vay đúng hạn hoặc không còn khả năng thanh toán. Vậy khi làm ăn thua lỗ, vỡ nợ xin được trả nợ dần có được không?
Cơ sở pháp lý:
–
–
Mục lục bài viết
1. Vỡ nợ là gì?
Nợ là số tiền một bên cá nhân, công ty, tổ chức v.v… đã vay của một bên khác. Các khoản nợ phát sinh từ việc vay tiền để mua hàng hóa, chi trả dịch vụ… Các hợp đồng vay nợ hay chứng chỉ nợ là bằng chứng để bên cho vay có thể lấy lại số tiền vay, bao gồm cả gốc và lãi suất trong thời hạn vay.
Khi vay nợ, giữa bên vay với bên cho vay (ngân hàng/ tổ chức tín dụng, cá nhân) sẽ thường có một hợp đồng vay tiền, tài sản. Đây là giấy tờ chứng minh cho sự thỏa thuận giữa hai bên về khoản vay, lãi suất và thời hạn trả nợ. Đến đúng hạn, bên vay phải hoàn trả cho ngân hàng/ tổ chức tín dụng tài sản cùng loại (đúng với số lượng, chất lượng) và thêm khoản lãi theo như thỏa thuận, đảm bảo theo quy định pháp luật.
Nếu như bên vay không còn đủ khả năng thanh toán các khoản nợ dù đã đến hạn, thì bên vay sẽ rơi vào tình trạng gọi là vỡ nợ (Default). Hay nói cách khác, vỡ nợ là việc bên vay không còn trả được nợ, gồm cả tiền gốc và tiền lãi của một khoản vay. Tình trạng vỡ nợ này không chỉ có thể xảy ra khi các cá nhân vay, mà còn có thể với cả các doanh nghiệp, thậm chí là cả quốc gia.
Như vậy, vỡ nợ sẽ xảy ra khi bên vay không thể thực hiện thanh toán kịp thời, quá hạn so với thời thời gian hẹn thanh toán hoặc ngừng thanh toán lãi và gốc. Các bên cho vay hay là các chủ nợ có thể tính toán trước được trường hợp vỡ nợ dựa trên tình trạng tài chính, công việc của bên vay nợ.
2. Các trường hợp vỡ nợ:
Các trường hợp vỡ nợ trên thực tế thường xảy ra như sau:
Vỡ nợ trên khoản nợ không có bảo đảm:
Vỡ nợ cũng xảy ra đối với các khoản nợ không có đảm bảo như vay tín chấp, nợ thẻ tín dụng,… Khi vỡ nợ trong trường hợp này, người cho vay, chủ nợ vẫn có quyền khởi kiện pháp lý đối với việc vỡ nợ mặc dù các khoản vay không có tài sản đảm bảo.
Bên cho vay có thể khởi kiện dân sự ra cơ quan có thẩm quyền để đòi lại khoản tiền của mình đã cho vay. Thông thường sẽ là tòa án, sẽ ra phán quyết yêu cầu bên vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng, nếu không chủ nợ có quyền chiếm hữu tài sản hoặc yêu cầu trả góp hàng tháng dựa trên mức thu nhập hàng tháng của bên vay nợ.
Có những trường hợp tương tự về khoản vay không có đảm bảo như khoản vay sinh viên,
Vỡ nợ trên khoản nợ có bảo đảm
Với những khoản vay có đảm bảo bằng tài sản thế chấp vẫn có thể xảy ra trường hợp vỡ nợ. Khi xảy ra trường hợp này, người cho vay, chủ nợ hay nhà đầu tư có quyền sẽ truy đòi lại các khoản tiền của họ khi một cá nhân, doanh nghiệp hoặc một quốc gia vỡ nợ.
Vì có tài sản đảm bảo được thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng, nên bên cho vay có thể có quyền yêu cầu pháp lý với tài sản thế chấp đó bằng cách phát mại tài sản để thu hồi được gốc cũng như lãi.
Vỡ nợ trên hợp đồng tương lai
Hai bên có có thể ký một hợp đồng và có các nghĩa vụ được thỏa thuận tương lai sẽ xảy ra. Tuy nhiên sau đó đến hạn không thể thực hiện được yêu cầu của hợp đồng
Vỡ nợ quốc gia
Khi một quốc gia không thể trả nợ thì vỡ nợ quốc gia sẽ xảy ra như trái phiếu chính phủ được chính phủ phát hành để nhằm mục đích huy động tiền đầu tư cho các dự án hoặc hoạt động hàng ngày.
Thông thường, thị trường tài chính của một quốc gia có thể bị tác động và ảnh hưởng nghiêm trọng nếu quốc gia đó vỡ nợ. Nền kinh tế lúc này có thể đi vào suy thoái, đồng tiền mất giá và dẫn đến lạm phát xảy ra.
3. Không trả nợ được có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015:
“Điều 280. Thực hiện nghĩa vụ trả tiền
- Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thoả thuận.
- Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.“
Khi vay nợ, người vay phải có nghĩa vụ trả tiền, nếu có hành vi trốn tránh thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự như sau:
“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Nếu bạn không có hành vi bỏ trốn, lừa dối, thay đổi địa chỉ, không nghe điện thoại… thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và lúc này bạn sẽ phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Bộ luật hình sự quy định:
“Điều 175 . Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;“
Vậy nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bạn bị phạt tù từ 02 năm đến mười 12 năm.
Trường hợp bạn vẫn hợp tác trả nợ thì việc tại Tòa án bạn yêu cầu được trả dần từng tháng thì bạn cần chứng minh được về khả năng thu nhập của bạn có thể trả nợ được.
4. Vỡ nợ xin được trả nợ dần có được không?
Khi khoản vay đến hạn mà người vay không còn có đủ khả năng thanh toán, người vay có quyền xin gia hạn nợ để kéo dài thêm thời gian trả nợ. Gia hạn nợ được xem là quyền của người nợ, chỉ thực hiện khi có yêu cầu của người có nghĩa vụ. Nếu được chủ nợ đồng ý thì hạn trả nợ sẽ được kéo dài thêm và người vay sẽ thực hiện thanh toán các khoản nợ đúng theo thời hạn mới đó. Một số điều kiện để có thể xin trả nợ dần như sau:
– Là đối tượng trực tiếp vay nợ và được quyền xin gia hạn nợ.
- Người vay bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, rủi ro chính trị, chiến tranh ảnh hưởng đến sản xuất – kinh doanh.
- Nhà nước thay đổi chính sách làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của người vay.
- Gặp rủi ro do các nguyên nhân khách quan khác.
- Không trả được nợ (bao gồm cả gốc và lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký.
– Không trả được nợ (bao gồm cả gốc và lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký.
– Phải có phương án sản xuất kinh doanh và phương án trả nợ khả thi sau khi được gia hạn nợ.
– Các khoản nợ của người vay đã được điều chỉnh kỳ hạn trả hoặc chưa được điều chỉnh nhưng Quỹ bảo lãnh tín dụng thẩm định, đánh giá nếu được gia hạn thì người vay cũng không trả được nợ.
Về thời gian gia hạn nợ, một khoản nợ có thể được gia hạn thêm thời gian nhiều lần nhưng không quá 1/3 thời hạn cho vay trong hạn mà khoản vay được bảo lãnh.