Lãi suất vay quá cao không có khả năng thanh toán xử lý thế nào? Hỏi về hợp đồng vay tiền của cá nhân.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư Em muốn em muốn nhờ luật sư tư vấn giúp em về khoản vay bên VPBank em có vay vốn bên công tỳ fecredit một khoản tiền là 18900000₫. Một tháng em phải đóng một triệu bảy chục trong vòng 36 tháng em vay vốn mà không có hợp đồng không có bảng thanh toán. Thời gian gần đây do công việc không ổn định em bị trễ mất 8 ngày và nhận thấy lãi suất bên cho vay quá cao. Bây giờ em muốn làm đơn yêu cầu bên cho vay giảm lãi suất có được không ạ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
-Thông tư 39/2016/TT- NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016
-Thông tư 43/2016/TT- NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016
2. Nội dung tư vấn:
Dựa theo những thông tin mà bạn cung cấp thì hiện nay bạn đang vay vốn của Fe Credit – Công ty tài chính Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPB FC) với khoản tiền vay là 18.900.000 đồng, mỗi tháng bạn phải đóng khoản tiền lãi là 1.070.000 đồng và phải trả trong vòng 36 tháng. Có thể thấy, trong trường hợp này bạn đang vay vốn tiêu dùng của một công ty tài chính. Mặc dù, theo thông tin cung cấp, bạn vay vốn nhưng không có hợp đồng và không có bảng thanh toán, nhưng giữa bạn và công ty tài chính này vẫn tồn tại một quan hệ vay tài sản, và những thỏa thuận giữa các bên mang bản chất của một hợp đồng vay tài sản. Căn cứ theo quy định tại Điều 463
“Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Trong trường hợp của bạn, giữa bạn và công ty tài chính đã thiết lập quan hệ của hợp đồng vay tài sản (
Hiện nay, do tình hình kinh tế khó khăn, công việc không ổn định dẫn đến việc bạn chậm trả tiền lãi và tiền gốc hàng tháng quá 8 ngày so với thời hạn mà hai bên thỏa thuận. Trong trường hợp này, bạn đang có hành vi vi phạm nội dung thỏa thuận giữa các bên, vi phạm nghĩa vụ trả nợ của bên vay theo quy định tại Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Trong trường hợp này, khi nhận thấy mức lãi suất cho vay theo thỏa thuận của các bên quá cao, vượt quá khả năng chi trả của mình, bạn hoàn toàn có quyền làm đơn yêu cầu hoặc đưa ra đề nghị về việc giảm lãi suất cho vay. Bởi như đã phân tích, quan hệ vay tiền này được xác lập bởi sự thỏa thuận giữa các bên, do vậy, khi muốn thay đổi một trong những nội dung đã được thỏa thuận trước đó, như điều khoản về lãi suất cho vay, bạn cần liên hệ với bên cho vay (Công ty tài chính FE CREDIT) để đề nghị về việc thay đổi mức lãi suất cho vay. Nếu bên Công ty tài chính này đồng ý với đề nghị của bạn thì hai bên có thể thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng, hay thỏa thuận vay vốn tiêu dùng. Nhưng trong trường hợp bên cho vay là Công ty tài chính này không đồng ý thì bạn vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền lãi hàng tháng theo mức lãi suất đã thỏa thuận trước đó khi xác lập quan hệ vay vốn.
Đồng thời, quy định về việc thỏa thuận về lãi suất cho vay trong hoạt động cho vay của công ty tài chính đối với khách hàng cũng được thể hiện rất rõ trong
“Điều 9. Lãi suất cho vay tiêu dùng
1. Lãi suất cho vay tiêu dùng của công ty tài chính thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
2. Công ty tài chính ban hành quy định về khung lãi suất cho vay tiêu dùng áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống trong từng thời kỳ, trong đó bao gồm mức lãi suất cho vay cao nhất, mức lãi suất cho vay thấp nhất đối với từng sản phẩm cho vay tiêu dùng.
3. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung khung lãi suất cho vay tiêu dùng, công ty tài chính phải gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều 7 Thông tư này về khung lãi suất, trong đó nêu cụ thể các yếu tố, nguyên tắc cơ bản xác định khung lãi suất cho vay tiêu dùng, các yếu tố về chi phí vốn, chi phí rủi ro, lợi nhuận trên vốn, lãi suất thị trường và bảo đảm bù đắp được các chi phí, rủi ro liên quan, đảm bảo quyền lợi của khách hàng và sự phát triển của công ty tài chính.”
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 43/2016/TT – NHNN được trích dẫn ở trên thì lãi suất cho vay tiêu dùng của công ty tài chính được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Mà theo Thông tư 39/2016/TT – NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, cụ thể tại khoản 1 Điều 13 có quy định rõ mức lãi suất cho vay tiêu dùng sẽ do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận với nhau tùy theo nhu cầu vốn của thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng.
Từ những căn cứ được trích dẫn ở trên cho thấy rằng hiện nay, đối với hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty tài chính đối với khách hàng thì lãi suất cho vay phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên khi ký kết hay thiết lập quan hệ vay vốn. Mặc dù, hoạt động cho vay vốn giữa công ty tài chính và khách hàng cũng chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự khi đó là quan hệ dân sự vay tài sản (ở đây là vốn, tiền), và theo quy định của Bộ luật dân sự thì có sự giới hạn về lãi suất vay do các bên thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm, tính ra lãi suất trung bình trên tháng là 1,67%/tháng. Tuy nhiên, tại Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng có nêu rõ, trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Do vậy, trong trường hợp này, với mức lãi suất ban đầu mà công ty tài chính và bạn thỏa thuận khi vay vốn là 5,66%/tháng, hoàn toàn cao hơn mức lãi suất tối đa giới hạn trong Bộ luật dân sự, nhưng việc cho vay này vẫn được xác định là hợp pháp khi mà các quy định trong Thông tư 39/2016/TT- NHNN, Thông tư 43/2016/TT- NHNN, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 đều không giới hạn lãi suất cho vay theo sự thỏa thuận của công ty tài chính và khách hàng. Đồng thời, cũng theo khoản 3 Điều 9 Thông tư 43/2016/TT – NHNN, trước khi tiến hành áp dụng khung lãi suất cho vay, công ty tài chính đã phải gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, qua sự phân tích nêu trên, việc Công ty tài chính Fe Credit áp dụng lãi suất cho vay 5,66%/tháng vẫn được xác định là đúng theo quy định của pháp luật và nó phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ vay vốn. Khi bạn muốn thay đổi về mức lãi suất do tình hình tài chính khó khăn, không đảm bảo khả năng trả nợ thì bạn cần phải có sự thỏa thuận lại với công ty tài chính này.
Trong trường hợp không thỏa thuận được, bạn vẫn phải trả lãi trên khoản tiền vay với mức lãi suất cao như vậy. Trường hợp, khi đến hạn mà bạn không trả được, hoặc trả không đầy đủ thì theo quy định tại Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 13 Thông tư 39/2016/TT – NHNN sẽ phải trả lãi cho bên vay (công ty tài chính) này như sau:
- Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng vay tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả. Trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất chậm trả do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không quá 50% mức lãi suất giới hạn trong Bộ luật Dân sự năm 2015 (tức là không quá 10%) tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
- Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp bạn không thực hiện đúng nội dung đã thỏa thuận khi thiết lập quan hệ vay vốn, Công ty tài chính Fe Credit này có thể thực hiện việc khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu bạn thực hiện nghĩa vụ.