Lãi suất và thời hạn tối đa cho vay tín dụng để đầu tư dự án? Thời hạn tối đa cho vay tín dụng để đầu tư dự án? Các hình thức vay tín dụng để đầu tư dự án?
Với nền kinh tế đang ngày càng phát triển như hiện nay thì dự án đầu tư được xem là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Đây chính là những yếu tố góp phần làm cho đất nước trở nên giàu mạnh và phát triển hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào các doanh nghiệp cũng có thể có đủ nguồn vốn đề thực hiện các dự án này mà phải tiến hành đi vay vốn của ngân hàng. Vậy, lãi suất và thời hạn tối đa cho vay tín dụng để đầu tư dự án? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý:
–
– Thông tư 42/2011/TT-NHNN cấp tín dụng hợp vốn của tổ chức tín dụng Thuộc lĩnh vực Tiền tệ- Ngân hàng.
Mục lục bài viết
1. Lãi suất cho vay tín dụng để đầu tư dự án:
Vay dự án đầu tư là gói sản phẩm tài chính được các ngân hàng cung ứng cho khách hàng là cá nhân hoặc doanh nghiệp khi có nhu cầu vay vốn để đầu tư dự án kinh doanh. Và đây khoản tín dụng được rất nhiều người sử dụng khi nên kinh tế đang ngày càng phát triển và hiện đại. Nhu cầu đầu tư kinh doanh của mỗi cá nhân cũng được nâng cao hơn.
Và tùy thuộc vào từng thời kỳ thì mức lãi suất cho vay dự án sẽ khác nhau. Tuy nhiên việc áp dụng mức lãi suất cũng sẽ được áp dụng trên thời gian vay vốn, trung hạn hoặc dài hạn cùng với số tiền vay và hình thức trả lãi.
Chính vì vậy mà tùy thuộc vào từng ngân hàng mà dẫn đến sự khác biệt về hình thức cho vay cũng như lãi suất khi áp dụng đối với khách hàng. Không những thế các ngân hàng còn căn cứ dựa vào nhu cầu kinh doanh, tình hình thực tế của dự án hiện tại so với nền kinh tế trong và ngoài nước để từ đó đưa ra mức lãi suất phù hợp nhất nhưng dao động từ 7 đến 12%/ năm.
Cụ thể tại một số ngân hàng nổi tiếng tại nước ta sẽ áp dụng các mức lãi suất như sau:
– Đối với ngân hàng Vietcom bank thì lãi suất cho vay tín dụng để đầu tư dự án sẽ được áp dụng mức lãi suất cố định là 7,7% đối với 1 năm, 8,7% đối với 2 năm và 9,5% đối với 3 năm. Và được tính với công thức: Lãi suất thời kỳ 24 tháng (LSTK24T) + Biên 3,5% (10,5%).
– Đối với ngân hàng Vietinbank thì mức lãi suất ưu đãi cố định của Vietinbank là 7,9% cố định 1 năm, 9% cố định 2 năm với mức lãi suất sau ưu đãi là lãi suất thời kỳ 24 tháng + Biên 3,5% (10,5%).
– Đối với ngân hàng BIDV sẽ áp dụng mức lãi suất ưu đãi cố định của BUDV là 8% cố định 1 năm, 9% cố định 2 năm với mức lãi suất sau ưu đãi là Lãi suất thời kỳ 24 tháng + Biên 4% (11%).
– Đối với ngân hàng TP Bank thì lãi suất ưu đãi cố định của VietinBank là 7,9% cố định cho 1 năm, 9% cố định 2 năm với mức lãi suất sau ưu đãi là Lãi suất thời ký 24 tháng + Biên 4,0% (11,5%).
Trên đây là một số mức lãi suất của một số ngân hàng đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc cần nguồn vốn để đầu tư dự án. Và tùy thuộc vào khả năng kinh doanh, mục đích mà các ngân hàng có thể điều chỉnh mức lãi suất tăng hoặc giảm.
Đối với tín dụng đầu tư của Nhà nước đối với các doanh nghiệp thì để hỗ trợ các doanh nghiệp, Nhà nước ta cũng áp dụng mức lãi suất được xem là ưu đãi hơn so với các ngân hàng tư nhân. Cụ thể theo quy định tại Điều 9, của
“Điều 9. Lãi suất cho vay
1. Lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước bằng mức lãi suất bình quân gia quyền của các mức lãi suất trúng thầu trái phiếu Ngân hàng Phát triển Việt Nam được Chính phủ bảo lãnh kỳ hạn 05 năm trong thời gian 01 năm trước thời điểm công bố lãi suất theo quy định tại Nghị định này cộng (+) tỷ lệ chi phí quản lý hoạt động và dự phòng rủi ro của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định tỷ lệ chi phí quản lý ổn định trong thời kỳ 03 năm, đảm bảo cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam đủ nguồn kinh phí hoạt động và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. Trường hợp có biến động lớn, Ngân hàng Phát triển Việt Nam báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định tỷ lệ chi phí quản lý hoạt động phù hợp lãi suất dự án.
2. Định kỳ vào ngày cuối cùng của quý, căn cứ nguyên tắc xác định lãi suất quy định tại khoản 1 Điều này, Ngân hàng Phát triển Việt Nam xác định và công bố mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước.
3. Mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước đối với mỗi dự án theo quy định tại khoản 2 Điều này được áp dụng cho toàn bộ dư nợ của dự án từ thời điểm điều chỉnh.
4. Lãi suất nợ quá hạn đối với mỗi dự án do Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định, tối đa bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn.”
Nhìn chung với mức lãi suất giữa nhà nước và các ngân hàng tín dụng thì mức hầu như nhà nước ta luôn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có điều kiện sử dụng vốn vay vừa đủ hoặc có thể một phần nào đó hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn khi huy động nguồn vốn kinh doanh.
2. Thời hạn tối đa cho vay tín dụng để đầu tư dự án:
Đối với khoản tín dụng đầu tư của nhà nước thì căn cứ theo Điều 8 của Nghị định 32/2017/NĐ-CP về tín dụng đầu tư có quy định như sau:
“Điều 8. Thời hạn cho vay
1. Thời hạn cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn của dự án và khả năng trả nợ của khách hàng phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của dự án nhưng không quá 12 năm. Riêng các dự án đầu tư thuộc nhóm A thời hạn cho vay vốn tối đa là 15 năm.
2. Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định thời hạn cho vay đối với từng dự án trên cơ sở kết quả thẩm định dự án và phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Đối với các dự án đặc biệt cần phải cho vay vượt quá thời hạn cho vay tối đa quy định tại khoản 1 Điều này, Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.”
Như vậy, đối với thời hạn tối đa cho vay tín dụng được xác định theo khả năng thu hồi vốn của dự án và khả năng trả nợ của khách hàng khi dựa vào tình hình kinh doanh, đặc điểm kinh doanh, sản xuất, kinh doanh của dự án những bắt buộc không được quá 12 năm. Còn đối với những dự án đầu tư thuộc nhóm A thời hạn cho vay vốn tối đa sẽ là 15 năm. Đây là khoảng thời gian phù hợp với nhu cầu kinh doanh, tình hình thực tế của doanh nghiệp, khả năng thu hồi vốn của các dự án.
3. Các hình thức vay tín dụng để đầu tư dự án:
Để hỗ trợ các doanh nghiệp có thể huy động được nguồn vốn để hỗ trợ kinh doanh thì sẽ có các hình thức vay vốn tín dụng để đầu tư dự án như sau:
Thứ nhất, cho vay hợp vốn
Đây là hình thức được hỗ trợ cho vay bới nhóm các tổ chức tín dụng (tổ chức tín dụng từ 2 hoặc nhiều hơn) cho các dự án của các tổ chức tín dụng cùng nhau phối hợp để thực hiện các dự án, các hoạt động liên doanh cùng nhau có lợi, hoặc những dự án thuộc nhà nước, của đảng. Những dự án này thông thường là những công trình, dự án góp phần xây dựng sự phát triển của thành phố, đô thị…
*Nguyên tắc cho vay hợp vốn theo quy định tại Thông tư 42/2011/TT-NHNN như sau:
– Dịch vụ cấp tín dụng hợp vốn được thực hiện trên cơ sở tự nguyện tham gia của tất cả các thành viên theo nguyên tắc cùng thẩm định, cùng quyết định cấp tín dụng cho khách hàng và phải cùng chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện. kết quả của hoạt động tín dụng đã đăng ký.
– Các thành viên tham gia cấp tín dụng hợp vốn theo tỷ lệ tham gia quy định trong hợp đồng vốn và được hưởng lợi ích, chia sẻ chi phí và rủi ro phát sinh rõ ràng trong hợp đồng vốn.
– Tất cả các thành viên của tổ chức tín dụng hợp vốn đều có thể làm thành viên đầu mối thu xếp hoạt động tín dụng hợp vốn, thành viên thanh toán chính hoặc thành viên đầu mối nhận tài sản đảm bảo.
– Thành viên tham gia hợp vốn tín dụng có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ được giao, nhận hoa hồng từ việc thực hiện nhiệm vụ do thành viên khác ủy quyền.
– Việc hợp vốn hợp pháp để cấp tín dụng cho từng nghiệp vụ cụ thể căn cứ vào quy định tại Thông tư 42/2011/TT-NHNN và các quy định của pháp luật có liên quan do Nhà nước quy định đối với hoạt động cụ thể đó.
Các ngân hàng muốn được áp dụng vay hợp vốn thì bắt buộc cần phải đáp ứng các nguyên tắc theo quy định như trên để đảm bảo đúng nguyên tắc, đảm bảo công bằng và mang đúng lợi ích cho dự án, công trình được hỗ trợ.
Thứ hai, các khoản vay theo dự án
Đây là tín dụng dài hạn được áp dụng nhiều trong thực tế đặc biệt là nền kinh tế thị trường. Khi áp dụng các khoản vay này thì ngân hàng sẽ là chủ thể chịu trách nhiệm toàn bộ cho các hoạt động và chịu trách nhiệm về các dự án đầu tư của khách hàng được lựa chọn.
Vì vậy, trách nhiệm của ngân hàng không chỉ cho vay mà còn liên quan đến hàng loạt các nhiệm vụ quan trọng khác đối với dự án, liên quan đến việc thực hiện hiệu quả các dự án như quy hoạch sản xuất, thiết kế, quy trình công nghệ, tiêu chuẩn thiết bị, định giá thị trường, hiệu quả đầu tư.
Điều kiện cho vay theo dự án đầu tư thì các chủ doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện như sau:
– Chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp cần phải có năng lực pháp lý dân sự, có năng lực hành vi dân dự và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
– Mục đích sử dụng vốn vay là hợp pháp không trái với những quy định của pháp luật;
– Doanh nghiệp phải có một mức vốn tự có nhất định theo quy định của tổ chức cho vay. Việc này đảm bảo cho doanh nghiệp có thể xử lý trong các trường hợp cần thiết, hay gặp các vấn đề khó khăn.
– Phải có tài sản đảm bảo và các giấy tờ chứng minh liên quan. Tài sản đảm bảo có thể là xe, nhà cửa, đất đai,…nhưng phải là tài sản của doanh nghiệp, được hợp pháp và không đang tranh chấp.
– Thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, đây là hai hình thức được sử dụng nhiều nhất để hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện những dự án đang cần nguồn vốn. Tùy thuộc vào từng mục đích vay mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong hai hình thức vay vốn tín dụng phổ biến trên.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về Lãi suất và thời hạn tối đa cho vay tín dụng để đầu tư dự án? Trường hợp có thắc mắc các bạn có thể liên hệ qua số hotline để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.