Khái niệm lãi suất ưu đãi. Có bị thu hồi lãi suất ưu đãi nếu Khái niệm lãi suất ưu đãi trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Có bị thu hồi lãi suất ưu đãi nếu người vay trả trước khoản vay không? trước?
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các cá nhân muốn kinh doanh, xây dựng…đều cần thêm những nguồn vốn mà mình hiện tại chưa có. Muốn thế họ phải tìm nơi vay và lãi suất thấp để có thể chi trả được. Hiểu được tâm lý đó các ngân hàng đã đưa ra các chính sách nhằm thu hút sự vay vốn của người dân. Một trong những chính sách nổi bật nhất chúng ta có thể kể đến lãi suất ưu đãi, Vậy lãi suất ưu đãi là gì? Có bị thu hồi lãi suất ưu đãi nếu trả trước? Dưới đây là bài phân tích.
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về các vấn đề liên quan đến lãi suất ngân hàng:
– Hiện nay, không chỉ các cá nhân mà các tổ chức (đặc biệt là doanh nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh) thường hướng tới việc vay tiền ngân hàng nhằm tìm kiếm nguồn hỗ trợ về kinh phí trong việc làm ăn, buôn bán, chi trả các khoản nợ. Có thể nói, vay ngân hàng được xem là hướng đi tối ưu nhất mà các cá nhân, tổ chức hướng tới khi cần huy động kinh phí thực hiện cho các hoạt động, dự án đầu tư nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh nợ gốc, các khoản vay này luôn được tính lãi. Lãi suất này được xem là hình thức đảm bảo cho bên cho vay (ngân hàng).
– Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng đã quy định cụ thể về lãi suất và các loại phí trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Theo đó: Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng; Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, về nguyên tắc chung, mức lãi suất có thể được áp dụng một cách linh hoạt tùy vào ngân hàng cũng như đối tượng vay. Cụ thể, với mỗi ngân hàng khác nhau và với mỗi đối tượng khác nhau có thể áp dụng mức lãi suất cho vay khác nhau. Vay ngân hàng chính là sự thỏa thuận về vấn đề vay (tiền gốc, tiền lãi, thời gian trả, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia ) giữa ngân hàng và các cá nhân, tổ chức. Do đó, cũng giống như các trường hợp vay ngoài khác, việc quy định quyền và nghĩa vụ của bên cho vay và bên vay, thời gian trả nợ hay quyết định áp dụng mức lãi suất cho vay như thế nào hoàn toàn dựa vào sự thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng vay.
2. Khái niệm lãi suất ưu đãi:
2.1. Lãi suất ưu đãi:
– Lãi suất ưu đãi là một khái niệm khá phổ biến trong cuộc sống hiện nay, đặc biệt là đối với những trường hợp vay vốn ngân hàng. Bất kỳ ai khi tìm kiếm nguồn vốn bằng việc vay ngân hàng hay các tổ chức tín dụng đều mong muốn được hưởng mức lãi suất ưu đãi. Lãi suất ưu đãi có thể hiểu là mức lãi suất thấp ban đầu được các ngân hàng đưa ra và có thời hạn cụ thể nhằm thu hút người đi vay. Như thế, lãi suất ban đầu này nó sẽ được áp dụng trong khoảng một thời gian đầu mà các ngân hàng đưa ra, sau khoảng thời gian đó mức lãi suất sẽ được tính theo lãi suất thông thường của các ngân hàng.
Ví dụ như sau: Một khách hàng có nhu cầu mua nhà, đến ngân hàng vay 1 tỷ và trả trong vòng 5 năm tới. Lãi suất ưu đãi cố định ban đầu mà ngân hàng cho khách này trong 1 năm đầu là 10%. Sau một năm đó, ngân hàng sẽ để khoản vay này theo mức chung mà mà ngân hàng này áp dụng.
– Chính vì vậy, nếu cá nhân thực hiện vay vốn, ngoài chương trình ưu đãi của ngân hàng, cá nhân nên tìm hiểu kĩ về mức lãi suất thực tại của ngân hàng đó để được hưởng tối đa quyền lợi của mình. Như vậy, lãi suất thực tại của ngân hàng áp dụng khi hết thời hạn chương trình ưu đãi được áp dụng chính là mức lãi bình thường của ngân hàng đó. Theo thời điểm hiện tại thì lãi của các ngân hàng được tính theo phương thức thả nổi trên thị trường và lãi được trừ theo số mà khách hàng còn nợ.
– Các chính sách ưu đãi của ngân hàng thường rất hấp dẫn nên phần lớn người đi vay đều mắc một sai lầm đó chính là chỉ quan tâm đến chương trình ưu đãi đó mà không hỏi kĩ sau khi hết gói ưu đãi đó thì mức lãi suất sẽ như thế nào. Do đó, đã có rất nhiều người vay vốn bị sốc khi biết về lãi suất thực tại và khó khăn khi thanh toán khoản vay. Cũng chính vì thế, đã có rất nhiều người cảm thấy bản thân mình bị các ngân hàng bị lừa gạt, chơi đểu từ đó mất niềm tin và bức xúc khó chịu.
2.2. Một số loại lãi suất vay ngân hàng phổ biến:
– Thứ nhất, Lãi suất cố định: Lãi suất cố định là lãi suất không bị tăng lên hay giảm xuống, nó luôn ở mức ổn định. Ưu điểm của loại lãi suất này là giảm được những áp lực hay những rủi ro do biến động về thị trường.
– Thứ hai, lãi suất thả nổi: Đây là loại lãi suất có thể thay đổi theo thị trường. Mức lãi suất thả nổi này chủ yếu do chính sách của tổ chức quy định với thị trường nhưng thông thường sẽ được tính theo công thức: Chi phí vốn + Biên độ lãi suất cố định hoặc chi phí vốn cố định + biên độ lãi suất thay đổi.
– Thứ 3 Lãi suất hỗn hợp: là sự kết hợp giữa hai loại lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. Sự kết hợp này sẽ là do thỏa thuận giữa khách hàng và tổ chức tín dụng đó, lãi suất sẽ được áp dụng vào thời gian nào, lãi suất thả nổi sẽ được áp dụng vào thời gian nào.
Hiện nay, để thu hút các khách hàng, nhiều tổ chức tín dụng đã đa dạng hóa các hình thức cho vay để người vay vốn có nhiều cách tiếp cận đến việc vay vốn. Trên thực tế, hiện nay có những hình thức vay như sau: vay tín chấp, vay thấu chi, vay trả góp với các mức lãi suất khác nhau. Chính vì thế, người vay vốn có nhiều sự lựa chọn để có thể tìm được hình thức phù hợp với mong muốn của bản thân.
3. Có bị thu hồi lãi suất ưu đãi nếu trả trước?
Lãi suất ưu đãi là một trong những biện pháp mà các ngân hàng đưa ra để níu chân người vay. Do đó, một câu hỏi được rất nhiều người đặt ra là nếu người vay trả nợ trước hạn thì có bị thu hồi lãi suất ưu đãi không?
– Tại khoản 1 điều 3 của Thông tư 39/2016/TT-NHNN được quy định về quyền tự chủ của tổ chức tín dụng. Theo đó, tổ chức tín dụng có quyền tự chủ trong hoạt động cho vay và tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình. Không tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng.
– Điều 14 của Thông tư 39 cũng đã quy định rõ như sau: Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về việc thu các khoản phí liên quan đến hoạt động cho vay. Các hoạt động đó bao gồm:
+ Phí trả nợ trước hạn trong trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn.
+ Phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.
+ Phí thu xếp cho vay hợp vốn.
+ Phí cam kết rút vốn kể từ thời điểm thỏa thuận cho vay có hiệu lực đến ngày giải ngân vốn vay lần đầu.
+ Các loại phí khác liên quan đến hoạt động cho vay được quy định cụ thể tại văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
Từ những quy định trên, ta có thể thấy việc vay vốn giữa khách hàng và ngân hàng hoàn toàn có quyền tự thỏa thuận với nhau về các chính sách như mức lãi suất, thời gian áp dụng, các quyền và nghĩa vụ có liên quan của hai bên. Quyền tự chủ ở đây thuộc về bên cho vay có nghĩa là bên ngân hàng nên phía ngân hàng có thể đưa ra các chính sách với các trường hợp như người vay trả tiền trước hạn, các khoản phí phát sinh, phí cam kết rút vốn.. và nhiều điều khoản khác trong hợp đồng.
Từ thực tế cho thấy, khi hưởng lãi suất ưu đãi của ngân hàng người vay sẽ phải có cam kết không trả hết nợ trong một khoảng thời gian mà trước đó hai bên đã quy định. Khoảng thời gian này sẽ không quy định rõ thời gian cụ thể là như thế nào, nó sẽ dựa vào sự thỏa thuận của hai bên và theo chính sách của tổ chức tín dụng đó. Nếu như người vay muốn trả nợ trước thỏa thuận đó thì sẽ phải trả phí nợ trước và một phần lãi suất ưu đãi cho ngân hàng.
Qua đây, để bảo đảm các quyền lợi của người vay vốn ( khách hàng) sẽ phải chủ động đọc kĩ hết tất cả điều khoản được ghi trong hợp đồng trước khi ký. Trong trường hợp nếu người vay vốn thắc mắc vấn đề gì thì có thể yêu cầu những người bên phía ngân hàng giải thích, cũng như thỏa thuận giữa hai bên