Lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu là các giá trị lãi suất được xác định trong hoạt động vay vốn các tổ chức tín dụng. Các thuật ngữ này có thể gây nhầm lẫn do tương đối giống nhau. Chính vì vậy chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về nội dung này.
Mục lục bài viết
1. Lãi suất tái cấp vốn là gì?
Khái niệm:
Lãi suất tái cấp vốn là lãi suất mà ở đó ngân hàng trung ương áp dụng cho các nghiệp vụ tái cấp vốn cho ngân hàng thương mại. Tái cấp vốn là hoạt động ứng vốn cấp vốn ngắn hạn. Ngân hàng trung ương thực hiện việc hỗ trợ, để đảm bảo các hoạt động mang tính chất thường xuyên cho các ngân hàng thương mại có nhu cầu.
Vốn sẽ được huy động cho mục đích sử dụng của ngân hàng thương mại. Trong đó, chủ thể thực hiện tái cấp vốn là Ngân hàng trung ương, có vị trí và vai trò quan trọng đối với hiệu quả hoạt động vốn của các ngân hàng thương mại.
– Theo quy định tại
“Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng.”
Do đó các ngân hàng thương mại cũng không phải luôn đảm bảo khả năng vốn sẵn có của mình. Họ cũng cần sử dụng và đầu tư cho các mục đích, dịch vụ khác nhau. Nhờ hoạt động tái cấp vốn của ngân hàng trung ương mà đảm bảo năng lực, khả năng duy trì hoạt động ổn định. Lãi suất được xác định được gọi là lãi suất tái cấp vốn.
Các hình thức mà Ngân hàng nhà nước thực hiện để tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại:
– Ở Việt Nam, Ngân hàng nhà nước tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại qua các hình thức:
+ Cho vay lại các khoản tiền, nhằm cấp vốn thường xuyên. Trong đó, có tính lãi suất khi tiến hành các khoản cho vay này.
+ Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. Khi đó, Ngân hàng trung ương xác định giá trị thanh toán cho các giấy tờ có giá. Bằng hình thức này, ngân hàng thương mại có được tiền để sử dụng trong thời hạn nhất định. Họ phải thanh toán tiền vốn cùng lãnh suất cho phần chiết khấu, tát chiết khấu đó.
+ Cho vay lại dưới hình thức cầm cố các giấy tờ có giá ngắn hạn. Ngân hàng trung ương giữ các giấy tờ có giá trong thời hạn cụ thể. Thực hiện hoạt động cho vay đối với các ngân hàng thương mại để hưởng lãi.
Bản chất của lãi suất tái cấp vốn:
Có thể hiểu lãi suất tái cấp vốn cũng gần giống như lãi suất tái chiết khấu, nhưng đối tượng ở đây là các khoản cho vay của các ngân hàng thương mại, và sau đó họ bán lại các khoản này cho Ngân hàng Nhà nước để đổi lấy tiền mặt.
Lãi suất tái cấp vốn tiếng Anh là Supplying capital interest rate.
Lãi suất tái chiết khấu tiếng Anh là Rediscount interest rate.
2. Lãi suất tái chiết khấu là gì?
Khái niệm:
– Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất được áp dụng cho các nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác như tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi. Việc mua bán đối với các khoản thanh toán giữa ngân hàng thương mại và Ngân hàng trung ương phát sinh lãi suất tái chiết khấu.
– Đây là lãi suất cho vay ngắn hạn dưới hình thức tái chiết khấu các giấy tờ có giá chưa đến thời hạn thanh toán. Hoạt động này được ấn định cho từng thời kỳ, căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ. Cũng như để đảm bảo cho tính chất hoạt động, huy động và đảm bảo nguồn vốn ngắn hạn của các ngân hàng thương mại.
Hoạt động này mang về lợi nhuận cho các hình thức ngân hàng tham gia. Cũng như đáp ứng được nhu cầu thế chấp, cầm cố vay vốn của khách hàng.
Chiết khấu là gì?
– Theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017:
“Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán. Tái chiết khấu là việc chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác đã được chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán.”
Qua đó mô tả các đặc điểm, bản chất của chiết khấu và tái chiết khấu. Cũng như giúp ta hình dung hai giai đoạn được thực hiện.
Kết luận về lãi suất tái chiết khấu:
Có thể hiểu lãi suất tái chiết khấu được thực hiện trên cơ sở đối tượng là các giấy tờ có giá. Ví dụ có thể kể đến như: Hối phiếu, lệnh phiếu, trái phiếu,… Đây cũng là đặc trưng giúp phân biệt hình thức này với lãi suất tái cấo vốn. Chiết khấu là phần lãi suất phải thanh toán, chi ra cho các bên nhận lợi ích.
Các ngân hàng cung cấp dịch vụ đến khách hành, thu được khoản lãi gọi là ãi suất chiết khấu. Lãi suất này được nhận về khi dịch vụ của ngân hàng cung cấp đến hạn. Tuy nhiên để ổn định nguồn vốn của mình, các ngân hàng này bán lại các khoản sẽ thu này cho Ngân hàng Nhà nước để đổi lấy tiền mặt và bớt lại cho ngân hàng nhà nước một khoản. Phần lợi nhuận ngân hàng nhà nước nhận về gọi là lãi suất tái chiết khấu.
Vai trò của lãi suất tái chiết khấu:
– Lãi suất tái chiết khấu được dùng để kiểm soát và điều tiết sự biến động lãi suất trên thị trường. Sự tham gia của Ngân hàng nhà nước nhận về một phần lãi suất. Nó có tính ổn định, đáp ứng được lợi ích, mục đích của các bên.
– Với ngân hàng thương mại lãi suất tái chiết khấu là lãi suất gốc để từ đó ấn định lãi suất chiết khấu và lãi suất cho vay khác. Phải cân nhắc khoản lãi phải thanh toán cho ngân hàng trung ương trước. Sau đó, dựa trên lãi thực tế muốn nhận về để tính lãi suất chiết khấu. Các bên đều chủ động, đảm bảo nhận được phần lợi nhuận mong muốn.
3. Phân biệt lãi suất tái cấp vốn với lãi suất tái chiết khấu:
3.1. Giống nhau:
Tài sản thế chấp đều là các giấy tờ có giá như trái phiếu chính phủ, thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn,… Đây là biện pháp bảo đảm để ngân hàng thương mại có thể nhận được các khoản vay.
Hai hoạt động này đều do Ngân hàng nhà nước thực hiện. Mục đích nhằm cung cấp khoản vay, cấp vốn cho ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác. Để họ nhận được khoản vay sử dụng trong mục đích duy trì dịch vụ của tổ chức mình. Đồng thời Ngân hàng trung ương nhận về lãi suất sau khi các khoản vay đến hạn.
3.2. Khác nhau:
Lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn có hơi hướng giống nhau, Tuy nhiên:
(1) Đối tượng áp dụng:
+ Lãi suất tái chiết khấu:
Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất thực hiện trên cơ sở đối tượng là các giấy tờ có giá. Các hình thức tài sản khác không được áp dụng.
VD về các giấy tờ có giá: Hối phiếu, lệnh phiếu, Trái phiếu,…
+ Lãi suất tái cấp vốn: Lãi suất tái cấp vốn cũng gần giống như vậy nhưng đối tượng ở đây là các khoản cho vay của các Ngân hàng Thương Mại. Họ thực hiện các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp đến khách hàng. Khi đó, họ cần có vốn để thực hiện được các dịch vụ này, như thanh toán khoản vay cho khách hàng. Và sau đó họ bán lại các khoản này cho Ngân hàng Trung Ương để đổi lấy lương tiền mặt.
Các tài sản thế chấp được sử dụng để đảm bảo cho hoạt động tái cấp vốn được thực hiện.
(2) Tài sản dùng để thế chấp:
Xét về tính chất rủi ro của các hình thức thực hiện:
– Mặc dù tài sản dùng để thế chấp đều là giấy tờ có giá, nhưng lãi suất tái chiết khấu áp dung đối với các giấy tờ có giá có độ rủi ro thấp hơn như: Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, Trái phiếu Chính phủ, … Đây là các giấy tờ được tổ chức có thẩm quyền ở trung ương ban hành. Uy tín của tổ chức cao hơn đồng nghĩa với rủi ro thấp hơn.
– Còn lãi suất tái cấp vốn áp dung đối với các giấy tờ có giá có độ rủi ro cao hơn trái phiếu Chính quyền địa phương. Ở địa phương, các khoản thu và chi tương đối ổn định. Cho nên việc thanh toán đối với trái phiếu gặp khó khăn và nhiều rủi ro hơn.
Nhận xét:
Các ngân hàng sẽ chấp nhận trả tiền cho người cầm hoặc sở hữu các giấy tờ có giá đó. Bản chất là để thực hiện các dịch vụ trong hoạt động mà ngân hàng cung cấp. Để đổi lại một khoản lời mà ta gọi là lãi suất chiết khấu và thu lại khoản tiền của họ đối với người thanh toán ghi trên đó khi đến hạn.
Hoạt động này khiến các ngân hàng thương mại khó đảm bảo về nguồn vốn có sẵn để duy trì hoạt động thường xuyên, ổn định. Họ có trong tay giấy tờ có giá, họ cần các khoản vay ngắn hạn. Cho nên việc tìm đến và bán lại khoản này cho Ngân hàng trung ương được thực hiện. Do đó:
+ Các ngân hàng này lại cần tiền nhưng các giấy tờ đó chưa đến hạn thanh toán.
+ Họ bán lại các khoản sẽ thu này cho Ngân hàng Trung Ương để đổi lấy tiền mặt và bớt lại cho Ngân hàng Trung Ương một khoản, ta gọi đó là lãi suất tái chiết khấu.
Tính chất tái chiết khấu được thể hiện ở giai đoạn thứ hai. Trong khi chiết khấu được xác định ở giai đoạn đầu tiên, khi làm việc với khách hàng.
Các lãi suất này khác nhau, căn cứ vào nhiều yếu tố thực tế như:
+ Tùy vào loại chứng từ đem ra chiết khấu.
+ Phụ thuộc vào các khoản vay của ngân hàng.
+ Phụ thuộc cả vào từng thời điểm theo chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước theo sự lèo lái của chính phủ mỗi quốc gia.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
–
– Luật các tổ chức tín dụng hợp nhất năm 2017.