Lãi suất bao nhiêu là cho vay nặng lãi? Xử phạt người có hành vi cho vay nặng lãi theo pháp luật hình sự. Mức xử phạt hành vi cho vay nặng lãi.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có cho một người bạn vay số tiền 10.000.000đ với lãi suất 8%/tháng. Anh ấy đã trả tiền lãi được 8 tháng,đến nay anh ấy không có ý định trả tiền gốc và lãi.Xin hỏi với lãi suất như trên có bị xem là cho vay nặng lãi hay không ? Tôi muốn khởi kiện thì phải nộp đơn cho đơn vị nào? Công an hay tòa án, ở đâu? Tôi xin cám ơn.
Luật sư tư vấn:
Theo căn cứ tại Khoản 1 Điều 476 “Bộ luật dân sự 2015” về Lãi suất, thì:
Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.
Theo căn cứ tại Điều 1 Quyết định 2868/QĐ-NHNN về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam có nội dung: Quy định mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9,0%/năm.
Như vậy, lãi suât cho vay do các bên thỏa thuận sẽ không được vượt quá : (150 x 9 ) : 100 = 13.5 %/năm
Do đó, lãi suất cho vay tối đa trung bình 1 tháng là: 13.5 : 12 = 1.125 %/tháng
Trường hợp của bạn cho vay với lãi suất là 8%/tháng, vượt quá lãi suất cho vay tối đa trung bình 1 tháng theo quy định pháp luật, gấp 7,11 lần so với quy định. Hành vi này là hành vi cho vay nặng lãi, người cho vay sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào số % lãi suất cho vay gấp bao nhiêu lần, mức độ, tính chất của hành vi này.
Theo điểm d khoản 3 Điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi cho vay nặng lãi: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay.
Đối với những hành vi cho vay nặng lãi còn có thể bị cấu thành Tội cho vay nặng lãi theo quy định tại Điều 163 “Bộ luật hình sự 2015” như sau :
1.Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ 6 tháng đến ba năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Theo căn cứ tại Điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ Luật tố tụng dân sự 2011 sửa đổi, bổ sung, quy định về Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ, thì :
Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
Luật sư
Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này.
Như vậy, đây là quan hệ dân sự nên bạn hoàn toàn có thể khởi kiện ra phía Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc để Tòa án thụ lý và giải quyết cho mình.
Tuy nhiên, bạn vẫn phải chịu trách nhiệm đối với hành vi cho vay nặng lãi của mình.
Mục lục bài viết
1. Có phạm tội cho vay nặng lãi không?
Tóm tắt câu hỏi:
Vào ngày 8 tháng 9 năm 2011, tôi có vay 1 người bạn số tiền là 10 triệu đồng, hai bên kí giấy thỏa thuận, có nhân chứng thứ 3 là tôi sẽ phải trả số tiền 10 triệu 500 ngàn, trả trong 5 tháng, mỗi tháng 2 triệu 500 ngàn, bắt đầu từ ngày 8 tháng 9 năm 2011, kết thúc ngày 8 tháng 2 năm 2012. Luật sư cho tôi hỏi bạn tôi cho vay với số tiền lãi cao như vậy có phải là cho vay nặng lãi không? Có vi phạm pháp luật không?
Luật sư trả lời:
Căn cứ Điều 163 Bộ luật hình sự quy định về tội cho vay nặng lãi như sau:
“1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ 6 tháng đến ba năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.
Như vậy, cấu thành tội cho vay nặng lãi khi người cho vay với lãi suất cao hơn so với lãi suất của ngân hàng gấp mười lần trở lên và có tính chất chuyên bóc lột.
Mặt khác, theo quy định tại Điều 467 Bộ luật dân sự thì: “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng”.
Như vậy, theo quy định trên của Bộ luật dân sự thì nếu lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng thì mới được xem là cho vay nặng lãi. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp cho vay với lãi suất cao hơn gấp mười lần trở lên đều phạm vào tội cho vay nặng lãi mà còn tùy từng trường hợp xem có tính chất bóc lột nhằm kiếm lợi nhuận hay không.
Theo đó, trong trường hợp của này bạn vay tiền của bạn bạn là 10 triệu đồng trong vòng 5 tháng kể từ ngày 8/9/2011 đến ngày 8/2/2012 thì theo lãi suất ngân hàng thì hàng tháng bạn phải trả là 120.000 đồng, trong trường hợp này của bạn thì người bạn của bạn đã cho bạn vay vượt mức lãi suất của ngân hàng, vượt mức cho phép là 150% so với lãi suất của ngân hàng. Tuy nhiên, trong trương hợp này của bạn của bạn có được xem là có cho vay nặng lãi hay không thì cần phải căn cứ vào tính chất của việc co vay này, việc cho vay này có phải là cho mình bạn vay hay không hay là việc cho vay này có tính chất chuyên nghiệp cho nhiều người vay để lấy lãi nhằm bóc lột những người có nhu cầu vay tiền.
Chính vì vậy, để xác định người bạn của bạn có phải là cho vay nặng lãi hay không không chỉ căn cứ vào mức lãi suất vượt quá 10 lần so với mức lãi suất của ngân hàng mà còn phải căn cứ vào hành vi có tính chất chuyên bóc lột hay không. Nếu bạn của bạn cho vay nhưng không có tính chất chuyên bóc lột thì sẽ không bị phạm tội cho vay nặng lãi.
2. Lãi suất cho vay bao nhiêu thì phạm tội cho vay nặng lãi?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư. Tôi có vay 25 triệu trong vòng 24 tháng đến nay đã được 1 năm nhưng tôi mới đóng được 5 tháng mỗi tháng phải đóng chả là 1.912.000 và phía ngân hàng liên tục gửi thông báo khởi kiện tôi. Thưa luật sư liệu số tiền trên tôi vay có phải lãi nặng quá không ạ?
Luật sư tư vấn:
Dựa trên những thông tin bạn cung cấp thì hiện nay bạn đang vay ngân hàng số tiền là 25.000.000 đồng trong vòng 24 tháng. Đến nay đã được 01 năm nhưng bạn chỉ mới đóng được 5 tháng, với số tiền mỗi tháng phải đóng là 1.912.000 đồng. Trong trường hợp này, để xác định bạn có đang vay lãi nặng hay không, trước hết cần xem xét các phương diện sau:
Hiện nay, căn cứ theo quy định tại Điều 468
“Điều 468. Lãi suất
1, Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Thông tư 39/2016/TT- NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì:
“Điều 13. Lãi suất cho vay
1.Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn:
…
3. Nội dung thỏa thuận về lãi suất cho vay bao gồm mức lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi đối với khoản vay. Trường hợp mức lãi suất cho vay không quy đổi theo tỷ lệ %/năm và/hoặc không áp dụng phương pháp tính lãi theo số dư nợ cho vay thực tế, thời gian duy trì số dư nợ gốc thực tế đó, thì trong thỏa thuận cho vay phải có nội dung về mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm (một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày) tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó…”
Trong đó, theo Quyết định 1425/QĐ- NHNN ngày 07 tháng 07 năm 2017 thì lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam đối với tổ chức tín dụng được áp dụng là 6,5 %/năm; còn đối với tổ chức tín dụng vi mô thì lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam được áp dụng là 7,5%/năm.
Từ những căn cứ được trích dẫn ở trên, cho thấy, lãi suất cho vay đối hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng – ở đây là ngân hàng là do hai bên thỏa thuận với nhau dựa trên nhu cầu vay vốn, mức độ tín nhiệm nhưng không được vượt quá 20%/năm; và đối với trường hợp cho vay ngắn hạn thì mức lãi suất cho vay không được vượt quá 6,5%/năm đối với tổ chức tín dụng thông thường, và tối đa không quá 7,5% đối với hoạt động cho vay của tổ chức tài chính vi mô.
Xem xét trong trường hợp cụ thể của bạn, bạn vay số tiền là 25.000.000 đồng; và hàng tháng phải nộp số tiền phải đóng hàng tháng là 1.912.000 đồng, tuy nhiên bạn lại không nói rõ số tiền hàng tháng mà bạn phải nộp là bao gồm tiền gốc + tiền lãi hay chỉ là tiền lãi mà không tính tiền gốc ở đây. Đồng thời, bạn cũng không nói rõ phương pháp tính lãi là theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ gốc trên thực tế hay chi trả hàng tháng theo phương pháp tính lãi cố định trong thời gian vay. Do vậy trong trường hợp này, để xác định việc ngân hàng có đang vi phạm quy định của pháp luật về lãi suất cho vay thì bạn cần căn cứ về mức lãi suất mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng vay vốn và quy định của pháp luật nêu trên để có sự xác định cụ thể. Trong trường hợp lãi suất cho vay của ngân hàng vượt quá mức lãi suất tối đa mà Ngân hàng nhà nước quy định thì được hiểu là trường hợp cho vay với lãi suất cao.
Còn trường hợp cho vay lãi nặng, theo quy định trong Điều 201
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 468
Như vậy, bạn cần căn cứ vào mức lãi suất cụ thể đối với khoản vay của bạn trong hợp đồng vay vốn với ngân hàng, và các quy định của pháp luật đã được phân tích ở trên để có sự xác định cụ thể.
3. Hỏi về lãi suất cho vay cấu thành tội cho vay nặng lãi?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào đoàn Luật sư: Cách đây 3 năm tôi có váy tín chấp ngân hàng với số tiền 170 triệu. Và mỗi tháng tôi phải trả 4 triệu 300 nghìn tiền lãi và tiền gốc trên dư nợ giảm dần. Chi vị phải trả trong 60 tháng. Vậy tôi phải trả ngân hàng tiền lãi 90 triệu/170 triệu. Vậy tôi có phải chịu lãi suất vượt quá quy định của pháp luật do ngân hàng đặt ra hay không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo quy định tại Điều 476 “Bộ luật dân sự 2015” quy định về lãi suất:
“Điều 476. Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.
2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.”
Theo Quyết định 2868/QĐ-NHNN 29/11/2010 của Ngân hàng Nhà nước, kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2010, lãi suất cơ bản là 9%/ năm.
Như vậy, lãi suất do các bên thỏa thuận sẽ không được vượt quá: 9% x 150% = 13,5%/ năm
Lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng sẽ là: 13,5 :12 = 1,125%/tháng
Như bạn trình bày, cách đây 3 năm bạn có vay tín chấp ngân hàng với số tiền 170 triệu. Và mỗi tháng bạn phải trả 4 triệu 300 nghìn tiền lãi và tiền gốc trên dư nợ giảm dần, phải trả trong 60 tháng. Tổng số tiền phải trả ngân hàng tiền lãi 90 triệu/170 triệu.
Mức lãi suất hàng tháng bạn phải thanh toán cho ngân hàng là:
(4.300.000 : 170.000.000) x 100 = 2.53%
Lãi suất vay của bạn hiện gấp lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định là:
2.53%: 1,125% = 2.25 (lần)
Như vậy, tại thời điểm vay, ngân hàng đã áp dụng tính mức lãi suất quá cao so với quy định của nhà nước
Theo quy định tại Điều 91
“Điều 91. Lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng
1. Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
2. Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để bảo đảm an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.”
Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý nợ, tài sản bảo đảm tiền vay theo hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm và quy định của pháp luật. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, mua bán nợ của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
4. Mức lãi là bao nhiêu thì bị coi là cho vay nặng lãi?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi vay tiền của một công ty tài chính trên mạng, số tiền vay là 10.000.000 ( mười triệu đồng) thì theo hợp đồng tôi phải trả sau 30 ngày là 13.910.000 (mười ba triệu chín trăm mười ngìn đồng). Vậy, công ti đó có phải là vi phạm luật về tội cho vay nặng lãi không? Theo pháp luật, tội đó sẽ bị xử phạt như thế nào? Tôi cần làm gì để pháp luật xử lí vi phạm đó?
Luật sư tư vấn:
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 91
“1. Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
2. Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để bảo đảm an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.”
Công ty kinh doanh tổ chức tín dụng thì lãi suất cho vay do hai công ty và bạn tự thỏa thuận phù hợp với quy định lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước công bố trong từng thời kỳ. Mức lãi suất cho vay được ghi trong hợp đồng tín dụng bao gồm cả lãi suất cho vay trong hạn và lãi suất áp dụng đối với khoản vay quá hạn và trong đó có quy định về lãi suất quá hạn (lãi suất phạt) được áp dụng theo nguyên tắc cao hơn lãi suất trong hạn đã được ký kết trong hợp đồng tín dụng nhưng không được vượt quá 150% lãi suất đã ký kết.
Trong trường hợp của bạn nếu hợp đồng tín dụng có lãi suất cho vay áp dụng lớn hơn 150% lãi suất cơ bản tại thời điểm đó chỉ bị vô hiệu từng phần về điều khoản về lãi suất, còn các điều khoản khác của hợp đồng vẫn có hiệu lực. Nếu có tranh chấp xảy ra thì tòa án áp dụng lãi suất cao nhất nhưng không vượt quá 150% lãi suất cơ bản.
Cho vay tiêu dùng tín chấp là một nghiệp vụ cho vay dựa trên uy tín cá nhân được đánh giá bởi tổ chức tín dụng dành cho một khách hàng mà không cần phải thế chấp tài sản. Chính vì vậy, cho vay tiêu dùng tín chấp có rủi ro cao, nên lãi suất phải cao hơn so với cho vay tiêu dùng có tài sản thế chấp của ngân hàng thương mại.
Trong trường hợp của bạn thì bạn phải xem lại hợp đồng vay tín chấp của bạn thì theo quy định lãi suất vay tiêu dùng thường cao, nếu không trả được nợ thì thường bị tính lãi quá hạn bằng 150% so với lãi suất trong hạn, đôi khi còn bị cộng thêm một số nghĩa vụ tài chính khác, sẽ dẫn đến lãi suất phải trả rất cao, càng khó trả nợ
Luật sư
Tuy nhiên, về nguyên tắc thì có vay, có trả, bạn nợ ngân hàng thì cũng phải tìm phương án trả nợ và có những thỏa thuận hợp lý mà bên cho vay có thể chấp nhận được để tránh mâu thuẫn, tranh chấp căng thẳng có thể xảy ra…
Như vậy, bạn số tiền vay là 10.000.000 ( mười triệu đồng) thì theo hợp đồng tôi phải trả sau 30 ngày là 13.910.000 (mười ba triệu chín trăm mười nghìn đồng ) nếu hợp đồng có ghi hay công ty này kinh doanh tín dụng thì sẽ không vi phạm pháp luật về tội cho vay nặng lãi, để tự bảo vệ mình, trước hết, bạn phải trả đầy đủ lãi suất sẽ phải trả là trả đúng hạn và quá hạn và các những thỏa thuận với công ty để tránh trường hợp khó trả nợ sau này theo quy định của pháp luật.