Tía tô không chỉ là một loại rau gia vị trong nhiều món ăn mà còn là dược liệu thân thiện với sức khỏe. Không ít bài thuốc dân gian từ lá tía tô đã trở thành cẩm nang bỏ túi của các gia đình Việt. Cùng luật dương gia tìm hiểu lá tía tô có tác dụng gì và cách uống nước lá tía tô tốt nhất
Mục lục bài viết
1. Tác dụng của lá tía tô với sức khỏe:
Qua mắt thường ta dễ dàng nhận thấy tía tô có lá màu xanh đậm, mặt dưới lá có màu đỏ tía. Đã từ rất lâu, người dân đã lưu truyền nhiều bài thuốc từ dược liệu này và các món ăn quen thuộc không thể thiếu tía tô. Rất nhiều các nghiên cứu chỉ ra rằng lá tía tô có thể hỗ trợ điều trị virus đường hô hấp, tiểu đường, cúm, ngộ độc thực phẩm, hen suyễn,…
Tía tô không chỉ là món rau gia vị dễ chế biến và rất thông dụng mà còn là một vị thuốc đông y rất dễ trồng. Là loại thực vật có tính chất ấm, tía tô thường được trồng ở các vùng đất nhiều ánh sáng, độ ẩm tốt. Lá cây mang màu sắc tím, xanh, cũng có loại lá cây màu đỏ. Những chiếc lá được mọc đối xứng nhau, ở mép có hình răng cưa. Cây tía tô có hoa màu tím hoặc trắng mọc thành từng chùm ở ngọn. Loại thực vật này quả màu nâu nhạt, hình cầu, kích thước nhỏ. Đây là loại rau thơm phổ biến có tác dụng chữa nhiều bệnh. Trong y học cổ truyền tía tô có vị cay, tính ấm, kích thích ra mồ hôi, hỗ trợ giải cảm, hạ sốt. Hạt tía tô có hàm lượng tinh dầu lớn, giàu các axit béo chưa bão hòa, chủ yếu là axit alpha-linoleic. Chiết xuất lá tía tô có các chất chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm giúp tái tạo mô tế bào, đặc biệt khi hấp thụ qua da bằng phương pháp xông hơi. Bên cạnh đó, lá tía tô còn chứa nhiều protein thực vật, chất xơ, vitamin A, C cùng nhiều khoáng chất. Do đó tác dụng của lá tía tô giúp cơ thể tăng cường chuyển hóa và trao đổi chất.
Các công dụng của lá tía tô có thể kể đến là:
1.1. Chống dị ứng, bảo vệ tim mạch và hệ thần kinh:
Những chiết xuất thu được từ lá tía tô có thể ngăn cản sự xuất hiện của phản ứng dị ứng bên trong cơ thể. Chất Omega-3 trong loại lá này tương đối cao nên chống viêm, chống oxy hóa tốt đồng thời cũng là nguồn năng lượng để tăng cường chức năng nhận thức của não bộ, nhờ đó mà chống lại nguy cơ mất trí nhớ ở người già. Bên cạnh đó, Omega-3 nếu được hấp thụ hàng ngày còn hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch.
1.2. Hỗ trợ làm đẹp da:
Chất Priseril ở lá tía tô có vai trò cải thiện sắc tố và loại bỏ tế bào chết trên da tương đối hiệu quả. Nếu xét trên phương diện này thì lá tía tô giúp cho da trở nên đều màu và tươi sáng hơn. Cùng với đó, thành phần vitamin E trong lá tía tô còn tăng cường độ ẩm và giúp da giữ được độ ẩm và mịn màng.
1.3. Ngăn ngừa virus bệnh đường hô hấp:
Dịch chiết xuất từ lá tía tô có thể ức chế sự nhân lên của Covid-19 bằng nhiều cách. Điều này khiến cho lá tía tô trở thành dược liệu tự nhiên thân thiện có vai trò hỗ trợ ngăn ngừa sự sinh trưởng của virus SARS-CoV-2 cũng như các loại virus gây bệnh đường hô hấp khác khi dịch bùng phát ở nước ta. Bên cạnh đó, chiết xuất từ loại lá này còn điều trị bệnh hen suyễn rất tốt vì nó làm tăng khả năng lưu thông khí và cải thiện chức năng của phổi.
1.4. Chữa bệnh về da và hỗ trợ giảm cân:
Nước lá tía tô có thể cải thiện tình trạng nổi mẩn ngứa, mề đay trên da khi uống điều độ. Khi dùng loại nước này hàng ngày đặc biệt hiệu quả với việc đẩy lùi các triệu chứng buồn bực, ngứa ngáy ở người bị nổi mề đay. Nước lá tía tô có nhiều protein thực vật, khoáng chất, chất xơ và vitamin nên sẽ đẩy nhanh quá trình tiêu hóa của dạ dày từ đó giảm nguy cơ bị thừa cân và béo phì.
1.5. Điều trị gout, tốt cho tiêu hóa và phòng bệnh ung thư:
Trong lá tía tô có đến 4 hoạt chất có thể làm giảm enzym xanthin oxidase – tác nhân làm hình thành axit uric gây ra bệnh gout. Giải thích về lá tía tô có tác dụng gì qua các thử nghiệm đã được thực hiện cho thấy rằng, việc hàng ngày sử dụng chiết xuất từ lá tía tô sẽ cải thiện triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa, bệnh trào ngược dạ dày và chứng táo bón nhẹ ở hội chứng ruột kích thích. Lượng lớn luteolin, axit rosmarinic và triterpene trong lá tía tô đã được chứng minh có khả năng chống lại các tế bào ung thư đang tiềm ẩn bên trong cơ thể.
1.6. Ổn định bệnh lý tự miễn dịch:
Dầu hạt tía tô chứa nhiều axit omega-3 alpha-linolenic. Axit omega- 3 rất tốt đối với kiểm soát tình trạng tự miễn dịch như hen suyễn, lupus và viêm khớp dạng thấp. Những bệnh nhân bị hen suyễn có thể đáp ứng điều trị bằng dầu hạt tía tô tương đối tốt vì đây là dược liệu có thể ức chế co thắt đường thở và phản ứng với chất kích thích bị hít phải. Bên cạnh đó, dầu hạt tía tô còn ức chế sự di chuyển của tế bào bạch cầu đến phổi, ngăn ngừa nguy cơ sốc phản vệ – đáp ứng miễn dịch bất thường với mức độ nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến tính mạng khi không được cấp cứu ngay.
2. Nấu nước tía tô và cách uống nước lá tía tô tốt nhất:
2.1. Nấu nước tía tô và cách uống:
Nấu nước lá tía tô đúng cách sẽ giữ được chất lượng và hiệu quả đáng mong đợi. Muốn nấu nước lá tía tô bạn chỉ cần lấy lượng lá vừa đủ, rửa sạch, ngâm nước muối rồi đun sôi 2,5 lít nước lọc và bỏ lá tía tô vào, đậy nắp kín. Để sôi lại trong 2 phút rồi tắt bếp, để cho nguội, rót chắt vào bình sạch và thêm vào đó 2 lát chanh tươi, đậy nắp rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Mỗi ngày lấy ra uống trước ba bữa chính 15 phút để giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể và ngăn ngừa hấp thu chất béo.
Nhưng các chuyên gia khuyến cáo không uống nước lá tía tô thay nước lọc, càng không nên uống quá nhiều nước tía tô trong thời gian dài có thể khiến bạn bị cao huyết áp và ảnh hưởng đến sức khỏe hệ tim mạch.
2.2. Bài thuốc sử dụng lá tía tô:
– Để giải cảm: Ta dùng một nắm lá tía tô tươi cùng với 3 lát gừng và 2 củ hành đã được thái nhỏ đem cho vào bát sau đó đập vào thêm một quả trứng gà và múc cháo đã nấu nóng vào, trộn đều lên ăn nóng.
– Chữa đầy hơi, đau bụng: giã một nắm lá tía tô cùng chút muối rồi chắt lấy nước uống.
– Chữa tức thở, ho: dùng phẩn bỏ rễ cây dâu đã được bóc trắng cùng với lá tía tô cho vào nồi nấu cùng lượng nước xâm xấp cho đến khi còn một chén nước thì chắt lấy nước để uống.
3. Một số lưu ý khi sử dụng lá tía tô:
Tuy tía tô tốt cho sức khỏe nhưng các chuyên gia khuyên không nên uống quá nhiều nước tía tô trong thời gian dài. Nếu uống nước lá tía tô quá nhiều và trong thời gian dài sẽ dẫn tới đầy hơi, chướng bụng, cơ thể suy nhược. Bạn nên chia nhỏ lượng nước tía tô cho từng lần uống, mỗi đợt hãm uống nước lá tía tô không nên để uống quá lâu.
Lá tía tô chứa nhiều axit oxalic, nếu uống thường xuyên sẽ tích tụ một lượng lớn axit oxalic trong cơ thể. Lượng axit oxalic lắng đọng trong cơ thể nhiều dễ gây tổn thương hệ thần kinh và hệ tiêu hóa. Lá tía tô có tính ấm, những người có biểu hiện nóng trong nhiều, tốt nhất không nên uống vì có thể làm bệnh nặng thêm. Bên cạnh đó, cá chép và lá tía tô cũng không nên kết hợp cùng nhau, tránh gây nóng, sinh mụn nhọt.
Những lưu ý khi sử dụng nước lá tía tô tươi:
Nên sử dụng nước lá tía tô tươi trong 24 giờ để đảm bảo mùi vị và chất lượng. Không đun sôi nước tía tô tươi quá 15 phút vì các tinh dầu trong lá, cành cây sẽ bị bốc hơi cho nên làm giảm hiệu quả đối với người sử dụng.
Những người bị cảm nóng không nên uống nước lá tía tô. Uống quá nhiều nước tía tô trong một thời gian dài có thể gây chướng bụng, khó tiêu hoặc ảnh hưởng đến huyết áp. Nếu uống nước lá tía tô có biểu hiện mệt mỏi, kém ăn, thở nông, choáng váng, táo bón, tiểu tiện đỏ… thì cần dừng lại ngay. Những người ra nhiều mồ hôi, cảm nóng, phụ nữ mang thai và trẻ em thì không nên uống nước lá tía tô
Hy vọng với những thông tin Luật dương gia đã cung cấp thông tin giúp bạn biết được bên cạnh việc lá tía tô được biết đến với ccong dụng làm một loại rau gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn quen thuộc mà nó còn có tác dụng chữa 1 số bệnh, làm đẹp, thanh lọc cơ thể. Bạn nên sử dụng lá tía tô 1 cách phù hợp để chăm sóc sức khỏe bản thân để không bỏ quên dược liệu tự nhiên sẵn có và rất rẻ này.