Kinh doanh lữ hành được tạm hiểu là thực hiện các hoạt động về nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, đồng thời quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các kênh trung gian và hướng dẫn du lịch.
Mục lục bài viết
1. Quy định chung về kinh doanh lữ hành:
1.1. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:
Căn cứ theo khoản 2,3 điều 37
2. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyền và nghĩa vụ quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 1 Điều này;
b) Bảo đảm duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật này; công khai tên doanh nghiệp, số giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên biển hiệu tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch, trong hợp đồng lữ hành, trên ấn phẩm quảng cáo và trong giao dịch điện tử;
c) Hỗ trợ khách du lịch làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, hải quan.
3. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch ra nước ngoài có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyền và nghĩa vụ quy định tại các điểm a, c, d, đ, g, h, i và k khoản 1, điểm b và điểm c khoản 2 Điều này;
b) Sử dụng hướng dẫn viên du lịch quốc tế để đưa khách du lịch ra nước ngoài theo hợp đồng lữ hành; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch trong thời gian đưa khách du lịch ra nước ngoài.
Như vậy pháp luật quy định Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam có quyền và nghĩa vụ theo quy định được nêu như trên và Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch ra nước ngoài có quyền và nghĩa vụ được quy định tại Luật Du lịch, Các trường hợp không tuân thủ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
1.2. Phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:
– Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
– Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và dịch vụ lữ hành nội địa, trừ trường hợp quy định
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
2. Điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế:
Tại Điều 31. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành Luật du lịch 2017 quy định:
1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
b) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng;
c) Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
b) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;
c) Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
3. Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều này được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
Phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
4. Chính phủ quy định chi tiết về việc ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này.
5. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành; nội dung đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa và nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
Như vậy, khi kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phải đáp ứng được các Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế như thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng và Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế. Tuân thủ đúng các trinh tự thủ tục do pháp luật quy định.
3. Mức ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế:
– Ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế được quy định như sau:
1. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế phải ký quỹ theo đúng quy định. Tiền ký quỹ của doanh nghiệp phải gửi vào tài khoản tại ngân hàng và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Mức ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế:
a) 250.000.000 đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam;
b) 500.000.000 đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài hoặc kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
3. Tiền ký quỹ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế được sử dụng để giải quyết các vấn đề phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh lữ hành.
4. Hoàn trả tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành cho doanh nghiệp trong những trường hợp sau đây:
a) Có
b) Có quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của doanh nghiệp.
c) Có quyết định của cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư về việc thu hồi giấy chứng nhận đầu tư hoặc xóa ngành nghề kinh doanh lữ hành trong giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài.
5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cụ thể việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của doanh nghiệp.”
4. Thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế:
– Thủ tục thu hồi giấy phép trong trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 47 của Luật du lịch được quy định cụ thể như sau:
+ Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có quyết định chấm dứt hoạt động, doanh nghiệp gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế (theo mẫu được quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) kèm theo giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đã được cấp và báo cáo về các hợp đồng lữ hành quốc tế đang còn hiệu lực, phương án thực hiện trách nhiệm đối với các hợp đồng lữ hành quốc tế còn hiệu lực đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
+Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ do doanh nghiệp gửi đến, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đối với doanh nghiệp, gửi quyết định thu hồi giấy phép cho doanh nghiệp; cơ quan nhà nước về xuất nhập cảnh; cơ quan nhà nước về du lịch, thuế, đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và công bố thông tin doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép trên trang mạng quản lý doanh nghiệp kinh doanh lữ hành;
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải thông báo bằng văn bản để doanh nghiệp bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ;
+ Sau khi hoàn thành trách nhiệm đối với khách du lịch theo các hợp đồng lữ hành quốc tế đã ký kết, doanh nghiệp báo cáo bằng văn bản cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc hoàn thành trách nhiệm kèm theo các tài liệu chứng minh việc hoàn thành các trách nhiệm đó. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét và có văn bản để doanh nghiệp được hoàn trả tiền ký quỹ theo quy định của pháp luật.
– Thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đối với các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm d Khoản 3 Điều 47 của Luật du lịch, Khoản 2 Điều 12b được bổ sung tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định này được quy định cụ thể như sau:
+ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông báo bằng văn bản về hành vi vi phạm và yêu cầu doanh nghiệp phải có văn bản giải trình;
+ Sau 10 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn giải trình, doanh nghiệp không gửi văn bản giải trình hoặc giải trình không phù hợp, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của doanh nghiệp, gửi quyết định thu hồi giấy phép cho doanh nghiệp; cơ quan nhà nước về xuất nhập cảnh; cơ quan nhà nước về du lịch, thuế, đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và công bố thông tin doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép trên trang mạng quản lý doanh nghiệp kinh doanh lữ hành;
+ Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định thu hồi Giấy phép có hiệu lực, doanh nghiệp phải nộp lại cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Giấy phép đã được cấp và báo cáo về các hợp đồng lữ hành quốc tế đang còn hiệu lực, phương án thực hiện trách nhiệm đối với các hợp đồng lữ hành quốc tế còn hiệu lực;
+ Sau khi hoàn thành trách nhiệm đối với khách du lịch theo các hợp đồng lữ hành quốc tế đã ký kết, doanh nghiệp báo cáo bằng văn bản cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc hoàn thành trách nhiệm kèm theo các tài liệu chứng minh việc hoàn thành các trách nhiệm đó. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét và có văn bản để doanh nghiệp được hoàn trả tiền ký quỹ theo quy định của pháp luật.