Ký phụ lục hợp đồng để điều chỉnh hợp đồng theo đơn giá cố định. Phụ lục hợp đồng.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có trường hợp sau, nhờ luật sư giải đáp giúp: Bệnh viện chúng tôi đấu thầu và đã ký hợp đồng mua vật tư với đơn giá là A và số lượng là B. Hình thức hợp đồng là hợp đồng theo đơn giá cố định trong 12 tháng. Do số lượng bệnh nhân tăng nên số vật tư trong hợp đồng chỉ đủ dùng trong 6 tháng. Do đó để mua bổ sung chúng tôi có thể làm
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Mục lục bài viết
1. Khái niệm Hợp đồng theo đơn giá cố định
– Hợp đồng theo đơn giá cố định: căn cứ Khoản 2 Điều 62 Luật Đấu thầu 2013 quy định thì đây là một loại hợp đồng có đơn giá không hề thay đổi trong suốt quá trình thực hiện đối với toàn bộ nội dung các công việc nêu trong hợp đồng.
Các trường hợp thường xuyên lựa chọn ký hợp đồng theo đơn giá cố định:
+ Bên nhận thầu là bên mà bắt buộc phải có đủ kinh nghiệm, năng lực, tài liệu để xác định được một đơn giá phù hợp cho suốt quá trình thực hiện hợp đòng và xác định được các rủi ro có thể phải sinh nếu sử dụng mức đơn giá cố định;
+ Các công trình hoặc các gói thầu thực hiện các công việc có tính chất lặp đi lặp lại, đủ các điều kiện để có thể xác định được đơn giá cho từng danh mục, công việc phải thực hiện nhưng có thể không lường trước được hết về khối lượng công việc;
+ Tính ổn định về giá thường có khả thi đối với các hợp đồng có thời gian thực hiện các công việc hợp đồng dự tính dưới 12 tháng hoặc là dài hơn.
–
2. Điều kiện, nguyên tắc điều chỉnh hợp đồng
Theo như bạn trình bày, nay vật tư đã hết nên bạn muốn ký phụ lục hợp đồng để tăng khối lượng vật tư của bên bán thì bạn có quyền ký phụ lục hợp đồng tuy nhiên phải phụ thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên và đảm bảo điều kiện theo quy định tại Điều 67 Luật đấu thầu 2013 và khoản 2 Điều 403 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
– Điều khoản trong phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của các điều khoản trong hợp đồng, nếu không sẽ không có hiệu lực pháp luật. Trường hợp các bên thỏa thuận chấp nhận việc phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản đó trong hợp đồng coi như đã được sửa đổi.
– Nếu kí phụ lục để điều chỉnh giá hợp đồng thì chỉ được áp dụng đối với các loại hợp đồng sau: hợp đồng theo thời gian, hợp đồng theo đơn giá cố định hoặc hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh. Như vậy đối với hợp đồng bạn đang ký kết là hợp đồng theo đơn giá cố định thì vẫn có thể điều chỉnh giá của vật tư y tế được.
– Đối với việc điều chỉnh hợp đồng thì phải được quy định một cách cụ thể trong văn bản hợp đồng hoặc trong
– Chỉ khi hợp đồng còn hiệu lực mới có thể thực hiện việc điều chỉnh các điều khoản trong hợp đồng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng sẽ được thực hiện nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Phạm vi công việc, biện pháp thi công, thiết kế bị thay đổi do một số yêu cầu khách quan dẫn đến tiến độ thực hiện hợp đồng bị ảnh hưởng phải điều chỉnh;
+ Do tình huống bất khả kháng mà không phải là sơ suất hoặc vi phạm của các bên tham gia hợp đồng;
+ Khi việc bàn giao mặt bằng thực hiện không đúng so với các thỏa thuận trong hợp đồng làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của hợp đồng nhưng không phải do lỗi của nhà thầu gây ra.
– Khi điều chỉnh giá của hợp đồng thì việc điều chỉnh phải bảo đảm không được vượt giá gói thầu hoặc vượt quá dự toán được phê duyệt. Đối với các dự án, dự toán mua sắm bao gồm nhiều gói thầu thì tổng giá của hợp đồng sau điều chỉnh phải không được vượt tổng dự toán mua sắm, mức đầu tư đã được phê duyệt.
– Khi điều chỉnh tiến độ thực hiện của hợp đồng nhưng không kéo dài tiến độ hoàn thành của dự án thì việc điều chỉnh phải được sự thỏa thuận, thống nhất của các bên tham gia hợp đồng. Còn nếu việc điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng mà làm kéo dài tiến độ hoàn thành của dự án thì phải tiến hành báo cáo người có thẩm quyền để xem xét và quyết định.
3. Thanh toán đối với hợp đồng theo đơn giá cố định
Theo quy định tại Điều 96
– Nguyên tắc thanh toán:
+ Đối với công việc xây lắp: chỉ thanh toán cho phần khối lượng thực tế nhà thầu đã thực hiện nếu khối lượng công việc thực tế để hoàn thành theo đúng thiết kế ban đầu ít hơn so với khối lượng công việc thể hiện trong hợp đồng. Còn trường hợp khối lượng công việc thực tế nhà thầu đã thực hiện để hoàn thành đúng theo thiết kế ban đầu mà nhiều hơn so với khối lượng công việc thể hiện trong hợp đồng thì sẽ được thanh toán phần chênh lệch khối lượng công việc theo đơn giá cố định nêu rõ trong hợp đồng;
+ Các tính giá trị thanh toán là lấy đơn giá cố định trong hợp đồng nhân (x) số lượng, khối lượng công việc thực tế nhà thầu đã thực hiện được;
+ Chủ đầu tư, đơn vị tư vấn giám sát và nhà thầu phải chịu trách nhiệm xác nhận vào
– Hồ sơ thanh toán sau khi thực hiện xong hợp đồng bao gồm:
+ Bảng tính xác định giá trị đề nghị thanh toán được thiết lập dựa trên cơ sở khối lượng công việc đã hoàn thành được người có thẩm quyền xác nhận và dựa trên đơn giá thể hiện trong hợp đồng;
+
+ Văn bản đề nghị thanh toán, nội dung văn bản nêu rõ đã hoàn thành khối lượng bao nhiêu và giá trị hoàn thành, các giá trị tăng thêm hoặc giảm bớt so với giá trị trong hợp đồng, giá trị đề nghị thanh toán và giá trị mà nhà thầu đã tạm ứng trong giai đoạn thanh toán;
+ Văn bản xác nhận khối lượng công việc được điều chỉnh tăng thêm hoặc giảm bớt so với giá trị trong hợp đồng đã có xác nhận của đại diện chủ đầu tư, nhà thầu và tư vấn giám sát (nếu có);
+ Với công việc mua sắm hàng hóa: tùy theo tính chất của các loại hàng hóa để có thể quy định hồ sơ thanh toán sao cho phù hợp, ví dụ danh mục các hàng hóa đóng gói, hóa đơn của nhà thầu, đơn bảo hiểm, các chứng từ vận tải, Giấy chứng nhận về chất lượng, xuất xứ, biên bản nghiệm thu hàng hóa và các tài liệu, chứng từ khác có liên quan.
4. Các điều khoản trong hợp đồng theo đơn giá cố định
– Hiệu lực của hợp đồng:
Hiệu lực của hợp đồng theo đơn giá cố định được xác định do hai bên thỏa thuận với nhau và được quy định trong hợp đồng, thông thường sẽ có hiệu lực tại thời điểm ký kết.
– Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng:
Trong nội dung của hợp đồng phải có các quy định về thời gian bắt đầu, thời gian hoàn thành công việc và tiến độ thực hiện công việc bao gồm tiến độ riêng của từng danh mục, từng công việc và tổng tiến độ của cả dự án.
Đối với trường hợp giữa bên giao thầu và bên nhận thầu ký kết nhiều hợp đồng để thực hiện các công việc xây dựng khác nhau thì tiến độ thực hiện giữa các hợp đồng này phải đảm bảo phù hợp so với tổng tiến độ của cả dự án. Đồng thời hai bên trong hợp đồng phải ký kết các phụ lục phần không được tách rời của hợp đồng nhằm mục đích quy định chi tiết các yêu cầu về tiến độ đối với từng công việc, từng hợp đồng mà các bên phải thực hiện.
– Giá của hợp đồng:
Giá của hợp đồng theo đơn giá cố định sẽ được ấn định dựa trên sự thoả thuận của bên giao thầu và bên nhận thầu đồng thời đối với hợp đồng theo đơn giá cố định sẽ không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện
+ Khi các chính sách của Nhà nước thay đổi:
Nếu những quy định của pháp luật, chính sách về giá của nguyên vật liệu, tiền lương mà Nhà nước thực hiện quản lý về giá hay thay đổi tỷ giá hối đoái (trường hợp phần vốn sử dụng ngoại tệ),…. thì đơn giá của hợp đồng có thể bị thay đổi nếu có sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Vì lý do bất khả kháng:
Những lý do bất khả kháng được chấp nhận để các bên có thể thỏa thuận điều chỉnh lại giá trị hợp đồng sao cho phù hợp với quy định của pháp luật, bao gồm: thiên tai, hỏa hoạn, động đất, bão, lũ, sóng thần hoặc các loại thiên tai khác; chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh;…
+ Phát sinh điều chỉnh hoặc bổ sung khối lượng công việc so với hợp đồng:
Trường hợp mà khối lượng công việc tăng thêm hoặc giảm bớt với tỷ lệ lớn hơn 20% so với khối lượng quy định trong hợp đồng thì hai bên sẽ thỏa thuận để xác định điều chỉnh lại đơn giá mới.
– Quyền và nghĩa vụ của các bên:
Đây là điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng vì đây là cơ sở, căn cứ để giải quyết những tranh chấp phát sinh sau này cũng như là cơ chế để ràng các bên buộc trong quá trình thực hiện hợp đồng. Cho nên các bên tham gia hợp đồng cần phải quy định cụ thể và rõ ràng các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên.
– Tạm ứng thanh toán hợp đồng:
Điều kiện để được tạm ứng là chỉ khi hợp đồng theo đơn giá cố định đã có hiệu lực theo sự thỏa thuận của các bên. Đối với mức tạm ứng sẽ do các bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì sẽ được thực hiện theo quy định của Chính phủ về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
– Tạm dừng và huỷ bỏ
+ Tạm dừng thực hiện hợp đồng: khi xét thấy bên kia có lỗi trong việc thực hiện hợp đồng và nếu muốn tạm dừng hợp đồng thì bên đề nghị tạm dừng phải báo cho bên kia biết bằng văn bản. Lúc này hai bên sẽ thỏa thuận để đưa ra cách giải quyết nhằm mục đích xác định xem có tiếp tục thực hiện hợp đồng đã ký kết hay tạm dừng hợp đồng và xử lý các hệ quả phát sinh do tạm dừng hợp đồng.
+ Đối với việc hủy bỏ hợp đồng: sẽ được thực hiện theo đề nghị của các bên chiếu theo những quy định trong hợp đồng và việc chấm dứt hợp đồng cũng phải được thông báo cho bên kia biết trước một khoảng thời gian hợp lý.
Mọi trường hợp phát sinh mà không thể thỏa thuận được, hai bên có thể giải quyết bằng hòa giải, Trọng tài hoặc Tòa án.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Ban Biên tập – Công ty Luật Dương Gia về ký phụ lục hợp đồng để điều chỉnh hợp đồng theo đơn giá cố định, nếu có vướng mắc vui lòng liên hệ để được hỗ trợ.