Viết lên bảng luôn là một kỹ năng quan trọng của giáo viên khi trình bày nội dung của bải học, đáp ứng điều đó chúng tôi đã biên soạn nội dung Kỹ năng trình bày bảng lớp của giáo viên Tiểu học hay nhất, mời bạn càng tham khảo
Mục lục bài viết
1. Cách trình bày bảng lớp của giáo viên Tiểu học:
Để trình bày bảng một cách khoa học và giúp học sinh dễ theo dõi giáo viên có thể trình bày theo các cách sau đây:
– Trình bày viết bảng từ trái sang phải nếu bài có hình thành kiến thức mới thì bắt đầu ghi nội dung cần thiết vào cột đầu tiên bên trái bảng. Nếu là bài không có kiến thức mới thì bắt đầu trình bày bài 1 vào cột đầu tiên bên trái bảng.
– Lựa chọn các nội dung ngắn gọn, cụ thể để viết vào các phần được chia, biết treo tranh ảnh phù hợp.
– Khi viết giáo viên cần lưu ý không nên viết quá ít sẽ làm bảng không cân phần chữ và phần bảng hoặc viết quá nhiều sẽ làm bảng rối khó nhìn. Điều tránh không nên làm là để bảng trắng chỉ viết đầu bài như vậy khi theo dõi học sinh sẽ khó tiếp thu được kiến thức ra giáo viên triền tải.
– Cần rèn luyện chữ viết và khi viết phải đúng mẫu chữ trên bảng, về kích thước thì không được viết to quá sẽ chiếm diện tích bảng hoặc viết quá nhỏ thì việc theo dõi của học sinh sẽ trở lên khó khăn. Cần viết chữ thật đều, viết thẳng hàng không lên dốc, xuống dốc.
– Cần viết bảng một cách chân phương, câu đầy đủ, hình vẽ thẳng nét.
– Khi treo tranh ảnh cần treo thắng tránh xộc xệch sẽ làm xấu bảng.
– Khi vẽ sơ đồ về bài tpans, vẽ hình học giáo viên cần sử dụng thước kẻ cho thẳng các vạch chia
– Không viết hay vẽ dày đặc, chi chít trên bảng, trình bày cả những thông tin vụn vặt.
– Đối với từng môn học giao viễn sẽ trình bày bảng sao cho phù hợp và khoa học, tránh trình bày bảng quá rườm rà, tran lan, làm mất đi sự thẩm mĩ của bảng.
– Dùng phấn màu để ghi các tiêu đề hay các con số cho phù hợp để khi nhìn vào thấy ngay nội dung cần học.
– Trong tất cả các môn học nếu có sử dụng bảng nhóm ( từ 2 bảng trở lên) , thì ta sắp xếp gắn số bảng nhóm đó thành một hàng thẳng kể từ trái sang phải, theo mép bảng ở phía dưới.
– Tất cả các bảng nhóm đều được trình bày trên bảng, sau đó chọn một bảng đẹp nhất và có kết quả đúng, để nhận xét cả về hình thức trình bày cũng như kết quả của bài tập. Từ đó đối chiếu nhận xét các bảng nhóm khác vì thế yêu cầu giáo viên phải chuẩn bị bảng nhóm và nam châm đầy đủ khi treo cần treo cho thẳng hàng.
– Để chữ viết dễ nhìn thấy và dễ viết giáo viên cần xóa bảng sạch sẽ khi hết tiết học hoặc khi đang dạy mà không cần nội dung đó nữa.
– Khi tiến hành xóa bảng giáo viên nên dùng giẻ đã giặt sạch để hơi ướt (không ướt quá hoặc khô quá) như vậy sẽ giúp bảng được sạch hơn và không in lại các vệt do phấn để lại.
– Trong trường hợp giáo viên muốn mời học sinh lên bảng lớp trình bày nội dung liên quan đến bài học thì giáo viên cần hướng dẫn cho các em cách viết, dòng viết để phù hợp với kích thước và dòng kẻ của chữ viết giáo viên
– Có những từ, cụm từ hay thuật ngữ, địa danh có thể viết tắt nhưng phải tuân thủ các qui định.
– Ngoài các cách trình bày ở trên khi dạy học giáo viên cần linh hoạt khi trình bày bảng cùng một môn học như bài toán luyện tập, bài toán có kiến thức mới.
– Tùy vào nội dung bài học mà thiết kế cách trình bày bảng khác nhau vì có bài cần nhiều tranh, có bài lại ít tranh.
– Lưu ý khi giáo viên tiến hành dạy học thì khi trình bày nội dung bài học trên bảng phải đủ nội dung của tiết học vậy nên giáo viên cần có sự chuẩn bị rõ từ trước về nội dung sắp trình bày.
– Cần tạo cho bản thân có thói quen trình bày bảng cẩn thận khi có giáo viên dự giờ cũng như khi chỉ có cô và trò. Ban đầu khi chưa có kinh nghiệm giáo viên dành thời gian vào những tiết học trống tập trình bày, tự chỉnh sửa khi cảm thấy chưa hài lòng.
– Lắng nghe ý kiến góp ý của mọi người khi họ dự giờ từ đó rút ra được những cái hay, cần thiết cho việc trình bày bảng tại lớp học của mình.
– Chịu khó dự giờ đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường, đúc rút kinh nghiệm tạo điều kiện cho việc trình bày bảng của mình được tốt hơn.
– Không lảng tránh hay bực bội khi học sinh phát hiện ra sai sót trên bảng. Nên cảm ơn các em và sữa chữa ngay hoặc rút kinh nghiệm lần sau.
2. Chuẩn bị bảng trước khi vào bài giảng:
Quan sát và kiểm tra bảng: Tại bước này giao viên cần kiểm tra chắc chắn là mặt bảng đã được làm sạch vị trí của bảng đã được cố định giúp khi viết chữ không bị rung lắc ảnh hưởng đến nét chữ viết. Trước khi trình bày nội dung giáo viên, hoặc người truyền tải nội dung cần có sự chuẩn bị lập dàn ý những nội dung sẽ chính bày để ấn định không gian sẽ viết tránh tình trạng thừa hoặc thiếu diện tích viết
Chia bảng (bố cục bảng): Mỗi môn học sẽ có cách trình bày riêng, nên kia chia bảng chúng ta sẽ xác định trước môn học để có thể chia bảng một cách hợp lý nhất khi viết. Thông thường người viết sẽ chưa bảng ra làm ba phần ngăn cách bằng vững vệt phấn màu. Việc phân chia này sẽ đảm bảo nội dung khi trình bày lên bảng sẽ được đầy đủ và khoa học. Trường hợp lớp học có trang bị màn chiếu chiếm một phần diện tích bảng thì quá trình sử dụng đòi hỏi giáo viên phải kết hợp hài hòa giữa màn chiếu và bảng tránh trường hợp một phần bảng bị lãng phí.
3. Sử dụng bảng để trình bày:
Sau khi đã phân chia bảng thành ba phần riêng biệt như trên thì trong quá trình trình bày bảng giáo viên nên lưu ý:
Phần giữa bảng trên ghi tên bài. Ghi bảng chữ in hoặc chữ thường cỡ to, có thể dùng phấn màu gạch chân tên bài giảng.
– Phần bên trái của bảng sẽ dùng để viết dàn bài khi viết xong sẽ được giữ cố định không xóa (trong suốt quá trình giảng bài). Việc này sẽ hình thành lên xương sống của bài giảng của giao viên trong suốt quá trình dạy học. Những nội dung cơ bản của bài học sẽ được liệt kệ tại đây, việc này sẽ giúp giáo viên dễ theo dõi trong xuất quá trình học không bị nhầm nội dung
– Phần giữa bảng giáo viên có thể sử dụng để giải thích, vẽ, phân tích, xóa thường xuyên. Những nền tảng kiến thức hay công thức của bài học, các đại lượng của nội dung bài học được giáo viên trình bày và thế hiện ở phần trung tâm của bảng. Việc viết công thức kết hợp giải thích các đại lượng trong công thức sẽ làm rõ hơn, minh họa đầy đủ hơn nội dung giảng dạy.
– Phần bên phải bảng sẽ được sử dụng để ghi các từ khóa, công thức hoặc những ý tưởng quan trọng khi giảng dạy. Với những nội dung giảng dạy mang tính chất bản lề làm tiền đề vào nội dung bài mới như kiểm tra bài cũ, hay hệ thống bài được dành thực hiện ở phần bảng này. Phần trình bày của học sinh cung được sử dụng ở phần bảng này đây sẽ được dùng để so sánh với nội dung của bài học từ đó đưa ra những quan điểm và hướng giải quyết của bài học
Viết bảng: Để thể hết được được nội dung bài học cũng như nghệ thuật giảng dạy giáo viên sẽ phải trình bàu trên bảng bằng chữ viết.
– Việc trình bày cần đảm bảo các yêu cầu sau đây:
– Chữ viết được trình bày phải rõ ràng, kích thức phù hợp không được quá ta cũng như quá nhỏ để học sinh dễ dàng theo dõi khi giảng dạy.
– Khi viết cần sử dụng trên mặt bảng sạch đẹp, chữ viết gọn gàng không nhem nhuốc, đặc biết là bám lấy nội dung chính của bài học.
– Cần làm nổi bật lên những tiêu ngữ và từng mục nội dung chính của bài học trên bảng
+ Tên bài: Ghi chữ in hoặc chữ thường, cỡ chữ to…
+ Đề mục: Gạch chân, viết đậm, khi đánh đề mục thì mục nhỏ lùi sâu hơn so với mục lớn.
– Khi viết giáo viên cần tránh tiếp xúc quá gần với bảng khoảng cách lý tường là khoảng 20cm và giáo viên khi viết cần đứng sang một bên để tận dụng được ánh sáng, giúp học sinh dễ theo dõi và ghi chép
– Khi viết giáo viên cần chính lại tay sao cho cầm phấn được thoải mái, khi viết bảng xoay đầu phấn theo chiều kim đồng hồ.
Vẽ trên bảng: Nên vẽ phác trước, chỉ vẽ những hình đơn giản, đối với hình, sơ đồ phức tạp có thể chuẩn bị vẽ, in ra giấy khổ lớn hoặc sử dụng máy chiếu.
Cách xóa bảng: Trước khi xóa cần làm ướt giẻ lau (không lên để quá ướt) sau đó sẽ xóa Theo nguyên tắc là những nơi nào xóa trước sẽ khô trước và chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc xóa từ trên xuống và từ trái qua phải, như vậy sẽ đảm bảo chắc chắn bảng của bạn luôn ở tư thế sẵn sàng cho bạn viết vẽ. Đồng thời chúng ta cũng thực hiện xóa ngang hoặc dọc bảng.