Hiện nay với mỗi quốc gia thì chính sách tài khóa là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và giảm thiểu những rủi ro co thể gặp phải đối với nền kinh tế. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu kỷ luật tài khóa là gì? Các biện pháp siết chặt kỷ luật tài khóa?
Mục lục bài viết
1. Kỷ luật tài khóa là gì?
Chúng ta đã nghe qua rất nhiều về chính sách tài khóa nhưng liệu đã ai hiểu rõ về kỷ luật tài khóa, cụ thể đây là một tập hợp các quy tắc và quy định về việc dự thảo, phê duyệt, thực hiện ngân sách nhà nước. Nói một cách khác, kỷ luật tài khóa là các giới hạn về các chỉ tiêu tài khóa được chuẩn hóa trong pháp luật, tức là các mức về thu, chi tiêu công, cân bằng ngân sách và nợ công được đưa ra. Việc tuân thủ các chỉ tiêu này tức là đảm bảo kỷ luật về tài khóa.
Kỷ luật tài khóa tổng thể được xây dựng trong bối cảnh vĩ mô của nền kinh tế, có vai trò giúp chính quyền các cấp tránh được những tiêu cực do khó khăn về tài khóa và đóng góp tích cực đối với sự ổn định tài chính của quốc gia. Mặc dù tại Việt Nam, kỷ luật tài khóa đang được thực hiện ngày càng chặt chẽ, nhưng vẫn còn những tồn tại, điều này đặt ra yêu cầu các cơ quan có trách nhiệm trực tiếp cần nâng cao ý thức thực thi, tuân thủ các quy định pháp luật.
Một trong các nhiệm vụ quan trọng để giữ nghiêm kỷ luật tài khóa, là thực hiện các nguyên tắc như tổng thu thường xuyên (thuế, phí) phải lớn hơn tổng chi thường xuyên vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên; phân bổ nguồn lực theo ưu tiên quốc gia trong khuôn khổ kế hoạch tài chính trung hạn và kế hoạch đầu tư công trung hạn, gắn nhiệm vụ chi với kết quả đầu ra chỉ ứng trước vốn đầu tư xây dựng cơ bản khi xác định được khả năng hoàn trả theo kế hoạch trung hạn và đã thu hồi hết số ngân sách đã ứng…
2. Các biện pháp siết chặt kỷ luật tài khóa:
Chính sách tài khóa hướng tới một ngân sách bền vững và ổn định về dài hạn là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã từng bước thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường cải thiện cân đối ngân sách.
Hiện nay dựa trên nền kinh tế thì có rất nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, cần phải siết chặt lại kỷ cương tài chính nhằm tránh tình trạng thất thu ngân sách nhà nước. Liên quan đến tình trạng thất thu thuế trong thời gian qua làm giảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, cần phải siết chặt lại kỷ cương tài chính nhằm tránh tình trạng thất thu ngân sách nhà nước.
Về tổng thể, ngân sách có 3 khoản là chi thường xuyên, chi đầu tư và chi trả nợ. Trong năm qua và một số năm trước đó, Chính phủ, các cấp, ngành và địa phương đã có nhiều nỗ lực xứng đáng được ghi nhận với những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, việc sử dụng ngân sách đã hiệu quả hay chưa lại là chuyện khác.
Đối với chi thường xuyên cần phải tiếp tục cắt giảm bộ máy hành chính. Vì đây là khoản chi nhân theo đầu người nên nếu không cắt giảm sẽ khó có thể giảm được chi thường xuyên. Nếu giảm được nguồn chi thường xuyên, ta sẽ có nguồn bổ sung cho chi đầu tư và việc phân bổ nguồn lực vào các dự án đầu tư sẽ dễ thở hơn. Đây là góc nhìn chiến lược cũng đã được nhiều chuyên gia đề cập tới. Việc chi đầu tư nếu muốn đạt hiệu quả hơn chắc chắn phải tính tới việc ưu tiên các dự án và xây dựng các tiêu chí sàng lọc dự án nào cần đáp ứng trước, dự án nào có thể xếp sau đó.
Với chính sách pháp luật về đầu tư như hiện nay, quá trình giải ngân đã có sự kiểm soát chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, việc phân loại dự án nào là cần thiết đầu tư ngay, dự án nào là không cần thiết thì vẫn chưa rõ ràng. Nên xác định tiêu chí ưu tiên đầu tư sẽ giúp ích cho các cơ quan chức năng trong phê duyệt dự án.
Trong việc quản lý ngân sách, cốt yếu là phải làm rõ được quy trình quản lý kiểm soát; trong đó, tất cả các khâu đều cần phải có trách nhiệm. Khi có việc gì đó nảy sinh có thể truy ngay được trách nhiệm thuộc về ai. Hiện quy trình xử lý công việc trong bộ máy hành chính chưa chặt chẽ, chỉ có một số khâu có trách nhiệm, thậm chí quy định về chịu trách nhiệm cũng không được nêu rõ ràng…
Đây chính là điểm yếu kém trong quản lý ngân sách. Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung trước đây, cấp trên sẽ ra các quyết định và cấp dưới chỉ việc thực hiện. Quy trình này dẫn tới việc xử lý rất chậm, quá trình thông tin đi từ trên xuống xong lại từ dưới lên phải thông qua nhiều tầng nấc trung gian, hiệu quả thu được thấp, nhiều khi bỏ lỡ cơ hội đầu tư hoặc kinh doanh.
Bước sang cơ chế quản lý mới với mô hình kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đã có sự phân cấp, phân quyền, quy định trách nhiệm… Thực sự là ưu việt hơn, nhưng cần sự rõ ràng, chuẩn mực và nghiêm minh về cơ chế xử phạt như vậy mọi việc mới dễ thực hiện… Khi làm tốt không được thưởng và làm không tốt không bị phạt thì không bao giờ có động lực và đem lại hiệu quả.
Thời gian qua, nhiều công trình, dự án bị “than phiền” là không hiệu quả, kém chất lượng, chậm tiến độ hay phát sinh nhiều vấn đề vướng mắc… Mấu chốt nằm ở chỗ không có ai chịu trách nhiệm cụ thể, nên hiệu quả sẽ không bao giờ có thể được nâng lên. chúng ta thấy thấy rằng, cần phải có chế tài xử phạt chứ không thể chỉ là hình thức khiển trách… Chế tài cần nghiêm minh và đủ sức nặng răn đe. Đó là việc chúng ta chưa làm được và cần phải làm. Kỷ luật tài chính, quản lý ngân sách hiệu quả…tốt hay không, hiệu quả hay không chính nằm ở chỗ này.
3. Vai trò của kỷ luật tài khoá:
Như vậy nên việc tăng cường kỷ luật chi tiêu công và tiết kiệm chi tiêu được xây dựng trên cơ sở yêu cầu sắp xếp lại tổ chức bộ máy, giảm biên chế, đẩy mạnh tự chủ đơn vị sự nghiệp, qua đó, cơ cấu lại nguồn để ưu tiên bố trí cải cách tiền lương và các chính sách an sinh xã hội. Vì vậy, việc thực hiện sắp xếp, tinh gọn đầu mối trong các đơn vị hành chính và sự nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong tiết kiệm chi thường xuyên giai đoạn tới.
Chính sách tài khóa có vai trò quan trọng trong ổn định và tăng trưởng kinh tế. Những phân tích trong bài viết cho thấy đã đến lúc Việt Nam cần có sự đổi mới mạnh mẽ, toàn diện nhằm hướng tới việc xây dựng ngân sách bền vững, hiệu quả. Việt Nam đã đạt được nhiều tiến triển trong việc giải quyết các mục tiêu về chi tiêu công, công bằng và chuyển đổi thể chế. Tuy nhiên, tăng cường kỷ