Quy định chung về công chứng? Quy định về ký, điểm chỉ, lăn tay trong văn bản công chứng? Trình tự và Thủ tục công chứng theo quy định của pháp luật?
Công chứng là các hoạt động không còn xa lạ đối với mỗi chúng ta, bản chất của công chứng để chứng nhận tính xác thực và hợp pháp của hợp đồng và các văn bản giấy tờ khác. Khi tiến hành các hoạt động công chứng thì cần tuân thủ theo các quy định của pháp luật về trình tự thủ tục. Để biết thêm về công chứng và Quy định về ký, điểm chỉ, lăn tay trong văn bản công chứng trong pháp luật hiện hành như thế nào? Dưới day là thông tin chi tiết về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Quy định chung về công chứng
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.( Căn cứ tại khoản 1 điều 2 Luật công chứng 2014)
Như vậy, Trên thực tế việc xét xử sẽ gặp khó khăn hơn nhiều khi phải giải quyết tranh chấp đối với các giao dịch bằng các giấy tờ trao tay như giấy vay nợ viết tay, các hợp đồng không có công chứng vì luật pháp không bắt buộc phải công chứng mối có giá trị pháp lý và Để có căn cứ pháp lý giải quyết các tranh chấp có thể nảy sinh, nhu cầu công chứng về văn bản, về hợp đồng trong nhân dân ngày càng nhiều. Đó là xu thế lành mạnh cần được khuyên khích, với tầm quan trọng và công chứng có những vai trò trong việc xác thực giấy tờ thì việc công chứng cần đi kèm với những giấy tờ gốc để xác minh.
2. Quy định về ký, điểm chỉ, lăn tay trong văn bản công chứng
Ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng được quy định tại Điều 48 Luật Công chứng 2014 (hiệu lực từ 1/1/2015) như sau: Điều 48. Ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng
1. Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên.
Trong trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng thì người đó có thể ký trước vào hợp đồng; công chứng viên phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện việc công chứng.
2. Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.
3. Việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp sau đây:
a) Công chứng di chúc;
b) Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng;
c) Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.
Theo khoản 2 Điều 48 Luật Công chứng 2014, việc điểm chỉ trong công chứng được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký.
– Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.
– Điểm chỉ thực hiện đồng thời với việc ký: Ngoài ra, còn có một quy định khác tại khoản 3 Điều 48 đó là việc điểm chỉ có thể thực hiện đồng thời với việc ký khi Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng cũng như đảm bảo được quyền lợi cho các bên trong giao dịch: Như vậy, điểm chỉ không phải là một trường hợp bắt buộc nhưng vẫn thường xuyên được nhiều Văn phòng công chứng đặt ra để tránh tranh chấp sau này.
3. Trình tự và Thủ tục công chứng theo quy định của pháp luật
3.1. Hồ sơ yêu cầu công chứng
Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
+ Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
+ Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
+ Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
+ Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có”.
Như vậy, khi có hợp đồng, giao dịch được soạn thảo sẵn, bạn cần chuẩn bị phiếu yêu cầu công chứng, dự thảo hợp đồng, giao dịch, bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng. Ngoài ra với tài sản pháp luật có quy định đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng mà hợp đồng, giao dịch liên quan tới tài sản đó thì phải có bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng của tài sản đó.
+ Bản sao giấy tờ thực hiện thủ tục công chứng có thể là bản chụp, bản in, bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác và không cần phải chứng thực.
+ Bản sao có thể là bản chụp, bản in, bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác và không cần phải chứng thực.
+ Quy định này tạo sự thuận tiện lớn trong khâu chuẩn bị hồ sơ yêu cầu thực hiện thủ tục công chứng. Nhờ đó, thực hiện công chứng diễn ra nhanh gọn, đơn giản hơn.
3.2. Thủ tục công chứng
Sau khi hoàn tất hồ sơ như trên, người yêu cầu công chứng nộp hồ sơ tới văn phòng công chứng. Hiện có rất nhiều phòng công chứng uy tín tại Hà Nội cung cấp dịch vụ được đánh giá tốt. Theo Điều 40 Luật công chứng 2014 quy định về thủ tục công chứng với hợp đồng, giao dịch đã được soạn sẵn như sau:
Bước 1: Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
Bước 2; Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, giao dịch; giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng, giao dịch.
Bước 3: Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.
Bước 4: Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nếu trong dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.
Bước 5: Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.
Bước 6: Người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch”
Việc nắm bắt rõ thủ tục công chứng rất quan trọng không chỉ với công chứng viên mà còn với người yêu cầu công chứng.Nếu người yêu cầu công chứng không nắm rõ thủ tục công chứng cần làm những bước gì và phải làm việc với công chứng viên không có tâm thì quyền, lợi ích của họ có thể không thực sự được đảm bảo.
Trên đây là thông tin chúng tôi về nội dung Quy định về ký, điểm chỉ, lăn tay trong văn bản công chứng và các thông tin pháp lý liên quan Quy định về ký, điểm chỉ, lăn tay trong văn bản công chứng dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.