Để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, các bên thường thực hiện ký cược, ký quỹ. Vậy ký cược là gì? Quy định của pháp luật về ký cược và ký quỹ? Cùng bài tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Ký cược là gì?
Ký cược là một trong những biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự. khoản 1 Điều 329,
2. Quy định của pháp luật về ký cược:
– Nội dung : Ký cược bao gồm những đặc điểm sau:
Biện pháp này được áp dụng để đảm bảo cho việc trả lại tài sản trong hợp đồng thuê tài sản. Tài sản thuê có tính chất của động sản, có sự chuyển giao từ bên cho thuê sang bên thuê. Ký cược cũng mang đặc tính có khả năng thanh khoản cao như: tiền, kim khí quý, đá quý, các tài sản có giá trị khác. Giá trị của tài sản ký cược ít nhất phải tương đương với giá trị tài sản thuê, vì nó bao gồm cả giá trị tài sản thuê và khoản tiền thuê để bồi thường cho bên thuê nếu tài sản thuê không được trả lại. Do vậy, những biện pháp này cũng chủ yếu được áp dụng đối với những hợp đồng thuê tài sản có giá trị nhỏ, hay việc sử dụng tài sản dễ bị hư hỏng.
– Mục đích: Ký cược có mục đích nhằm đảm bảo:
+ Bên nhận ký cược lấy tiền thuê tài sản;
+ Bên ký cược lấy lại toàn bộ tài sản hay một phần giá trị tài sản cho thuê trong trường hợp tài sản cho thuê không còn hoặc trong trường hợp bên thuê không trả lại tài sản thuê.
Vì vậy khi ký cược, hai bên phải thoả thuận về thời hạn khi nào bên thuê phải giao lại tài sản. Thời hạn ký cược là thời hạn cho thuê tài sản. Về hình thức ký cược,
– Hậu quả pháp lý đối với ký cược: Nếu đến hạn bên thuê trả lại tài sản thuê theo đúng thoả thuận thì tài sản kí cược được trả lại cho bên thuê sau khi trừ tiền thuê; nếu đến hạn bên thuê không trả lại tải sản thuê thì tài sản ký cược thuộc sở hữu của bên cho thuê. Khi đó bên thuê phải có nghĩa vụ tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để sang tên, chuyển quyền sở hữu tài sản ký cược.
Với hậu quả pháp lý như trên ta sẽ thấy rằng trong việc xử lý tài sản ký cược có các trường hợp sau:
+ Bên thuê trả lại tài sản thuê. Khi bên thuê trả lại tài sản thì bên cho thuê phải trả lại tài sản ký cược, nhưng được trừ tiền thuê chưa trả. Để thực hiện được việc trả lại tài sản ký cược và tài sản thuê thì bên thuê phải có nghĩa vụ giữ gìn tài sản thuê và sử dụng đúng mục đích đã thuê, đúng công dụng của tài sản đã thuê, và bên cho thuê (bên nhận ký cược) có nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài sản ký cược; không được khai thác, sử dụng tài sản đó, không được xác lập giao dịch đối với tài sản ký cược, trừ trường hợp bên ký cược đồng ý. Nếu bên ký cược không đồng ý cho bên nhận ký cược sử dụng tài sản ký cược thì bên ký cược có quyền yêu cầu bên nhận ký cược ngừng việc sử dụng tài sản ký cược, nêu do sử dụng tài sản ký cược có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
+ Bên thuê cố tình không trả lại tài sản thuê. Trường hợp bên thuê cố tình không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê có thể yêu cầu toà án buộc bên thuê phải trả lại tài sản thuê và việc trả tài sản thuê và tài sản ký cược được thực hiện cùng lúc.
+ Tài sản thuê không còn để trả lại vì lý do mất mát hay tiêu huỷ hoặc bị mất không phải do lỗi cố ý của bên thuê. Trường hợp này tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê và khi đó chấm dứt nghĩa vụ của bên thuê đối với bên cho thuê. Nếu tài sản thuê hoặc tài sản ký cược có sự thay đổi về giá trị theo bất cứ hướng nào thì các bên không có yêu cầu thanh toán chênh lệnh
3. Ký quỹ là gì?
Ký quỹ là một trong những biện pháp bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự, bồi thường thiệt hại cho bên có quyền khi bên bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Được quy định tại điều 330 Bộ luật dân sự 2015 về ký quỹ như sau: “Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.”
4. Quy định của pháp luật về ký quỹ:
– Nội dung : Với biện pháp ký quỹ 2 bên có thể mở một tài khoản tại ngân hàng nhưng không được dùng tài khoản khi chưa chấm dứt hợp đồng. Mặc dù vẫn là chủ của tài khoản đó nhưng bên có nghĩa vụ không được thực hiện bất kỳ một giao dịch rút tiền nào từ tài khoản đó bởi số tài khoản ký quỹ đó được xác định để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ trước bên có quyền.
Tài sản dùng để ký quỹ cũng tương tự như tài sản dùng để đặt cọc, ký cược đó là tiền, kim khí quý, đá quý, giấy tờ có giá được bằng tiền. Khác với cầm cố tài sản đối với ký quỹ, quyền tài sản không thể được dùng để ký quỹ.
Trong khi đặt cọc và ký cược thì tài sản bảo đảm được giao cho bên nhận bảo đảm còn đối với ký quỹ, tài sản không được giao cho bên nhận bảo đảm. Việc ký quỹ có thể được thực hiện trước khi xác định được bên có quyền. Hướng dẫn về giao dịch bảo đảm ký quỹ, Điều 39 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định: “Khoản tiền được dùng để ký quỹ (sau đây gọi là tiền ký quỹ) được gửi vào tài khoản phong tỏa tại tổ chức tín dụng theo thỏa thuận hoặc do bên có quyền chỉ định để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”. Bên ký quỹ có thể thực hiện việc ký quỹ tài sản một lần hoặc nhiều lần tùy theo thỏa thuận của các bên hoặc pháp luật quy định.
Theo Nghị định 21/2021/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm, điều 3 liệt kê các giao dịch bảo đảm yêu cầu phải đăng ký không liệt kê biện pháp bảo đảm ký quỹ, vì vậy ký quỹ là giao dịch bảo đảm không bắt buộc phải đăng ký nếu không có yêu cầu của các bên, vẫn có hiệu lực nếu các bên tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.
– Mục đích: Trong ký quỹ bên bảo đảm là bên có nghĩa vụ cam kết bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, bên nhận bảo đảm là bên có quyền được ngân hàng thanh toán bồi thường thiệt hại khi bên bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình.
– Hậu quả pháp lý: Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của bên ký quỹ như sau:
“Bên ký quỹ có quyền, nghĩa vụ:
a) Thỏa thuận với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ về điều kiện thanh toán theo đúng cam kết với bên có quyền;
b) Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ hoàn trả tiền ký quỹ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này; được trả lãi trong trường hợp có thỏa thuận với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ;
c) Rút bớt, bổ sung tiền ký quỹ hoặc đưa tiền ký quỹ tham gia giao dịch dân sự khác trong trường hợp bên có quyền đồng ý;
d) Nộp đủ tiền ký quỹ tại tổ chức tín dụng nơi ký quỹ;
đ) Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.”
Nếu đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì ngân hàng nơi kí quỹ được dùng tài khoản đó để thanh toán cho bên có quyền. Nếu bên có quyền bị thiệt hại do bên kia không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra thì ngân hàng dùng tài khoản đó để bồi thường thiệt hại. Ngân hàng có quyền thu một khoản chi phí ngân hàng từ tài khoản đó trước khi thực hiện thanh toán và bồi thường. Cụ thể quy định này, khoản 1 điều 40 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“Tổ chức tín dụng nơi ký quỹ có quyền, nghĩa vụ:
a) Hưởng phí dịch vụ;
b) Yêu cầu bên có quyền thực hiện đúng thỏa thuận về ký quỹ để được thanh toán nghĩa vụ từ tiền ký quỹ;
c) Thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền trong phạm vi tiền ký quỹ;
d) Hoàn trả tiền ký quỹ còn lại cho bên ký quỹ sau khi thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền và khi chấm dứt ký quỹ;
đ) Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.”
Ngân hàng nơi ký quỹ có vị trí:
+ Là người trung gian giữ tài sản kí quỹ dưới hình thức là tài khoản phong tỏa trong thời hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm.
+ Là chủ thể chịu trách nhiệm đứng ra dùng tài sản kí quỹ của bên có nghĩa vụ để bảo đảm quyền lợi cho bên có quyền là: thực hiện việc thanh toán giá trị nghĩa vụ cho bên có quyền, trả tiền bồi thường thiệt hại cho bên có nghĩa vụ nếu có thiệt hại.
+ Ngân hàng được hưởng phí dịch vụ theo quy định của pháp luật.
+ Ngân hàng phải trả lại cho bên có nghĩa vụ phần tài sản còn lại sau khi đã trừ phí dịch vụ và thực hiện việc thanh toán nghĩa vụ cho bên có quyền (bao gồm tiền gốc và lãi phát sinh). Nếu tài sản ký quỹ không đủ để thực hiện các nghĩa vụ trên thì ngân hàng cũng không liên quan và không phải chịu trách nhiệm.
Ký quỹ là một trong những biện pháp bảo đảm mà có thể thực hiện theo sự thỏa thuận của các bên (trường hợp này ít xảy ra hơn với các biện pháp bảo đảm khác) hoặc phải thực hiện theo quy định của pháp luật.