Không chỉ là nước có nền văn hoá tiến bộ mà Nhật Bản còn là một nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới chỉ sau Mỹ. Tuy nhiên, không nằm ngoài vòng quy chung, Nhật Bản cũng có thời kì suy thoái, vậy thời kì đó là thời kì nào, nguyên nhân dẫn đến suy thoái là gì. Mời bạn tham khảo bài viết Kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái từ khi nào?
Mục lục bài viết
1. Kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái từ khi nào?
A. Sau năm 1973.
B. Đầu những năm 80 của thế kỉ XX.
C. Cuối những năm 80 của thế kỉ XX.
D. Đầu những năm 90 của thế kỉ XX.
Đáp án: D
Giải thích:
Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái kéo dài.
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm liên tục, có năm tăng trưởng ở mức âm.
+ Nhiều công ti bị phá sản, ngân hàng thâm hụt.
2. Nguyên nhân khiến kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái:
– Sự xì hơi của nền kinh tế bong bóng
Sự xẹp xuống của nền “kinh tế bong bóng” đầu năm 1990 đã tạo ra sức ép nghiêm trọng lên các tổ chức tài chính Nhật Bản và làm giảm động lực chi tiêu của người tiêu dùng cũng như giảm đầu tư kinh doanh. Rất nhiều ngân hàng Nhật Bản phải đối mặt với gánh nặng nợ nần. Trong khi đó, thị trường chứng khoán Tokyo suy thoái nhanh chóng về giá trị cổ phiếu. Tuy thế, Nhật Bản vẫn có thể loại bỏ được tình hình thiếu vốn nghiêm trọng sâu sắc này do họ có nguồn tiền tiết kiệm lớn, đặc biệt là tỉ lệ đầu tư tương đối cao. Thực tế này được phản ánh trong các khoản thặng dư lớn. Tuy nhiên, các hãng kinh doanh Nhật Bản dường như lại không còn hứng thú tiếp cận với nguồn vốn có chi phí thấp, đem lại cho họ một lợi thế cạnh tranh trong quá khứ.
– Khả năng sản xuất dư thừa
Nền kinh tế Nhật Bản đang phải gánh chịu tình trạng sản xuất dư thừa. Trong suốt những năm bùng nổ kinh tế của thập kỷ 1980, Nhật Bản đã đầu tư mạnh vào các nhà máy và trang thiết bị mới. Ngày nay đứng trước tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu, các công ty Nhật Bản gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra cho khối lượng lớn các mặt hàng do họ sản xuất. Vì vậy, các công ty Nhật Bản đang phải tiến hành thu hẹp quy mô sản xuất, giảm nguồn nhân lực và đương nhiên họ phải đối mặt với các tổn thất tài chính đáng kể. Việc tuyển dụng lao động không ổn định không những làm suy giảm lòng tin của người tiêu dùng mà còn làm sâu sắc thêm quá trình suy thoái kinh tế nói chung.
– Sự tăng giá của đồng Yên
Nhật Bản phải đối đầu với một môi trường kinh doanh giao dịch bất lợi. Sự tăng giá của đồng Yên đã làm giảm giá cạnh tranh của hàng hoá Nhật Bản trong mối tương quan với các hàng hoá được sản xuất bởi các hãng nước ngoài. Tính theo sức mua (PPP), giá trị đồng Yên quá cao so với giá trị thực tế. Theo tính toán của Cơ quan Hoạch định Kinh tế Nhật Bản, định giá theo sức mua của đồng Yên là 115¥ trên một đô la đối với hàng hoá giao dịch và 155¥ trên một đô la đối với hàng tiêu dùng. Sự tăng giá quá cao này của đồng Yên được phản ánh trong của tài khoản thặng dư khổng lồ. Năm 1992, số dư tài khoản hiện có bằng đồng đôla Mỹ đã đạt kỉ lục là 130 tỉ đôla. Khoản thặng dư này phản ánh tỉ lệ tiết kiệm rất cao của quốc gia, tuy nhiên lại không cần thiết cho việc tạo nên một đồng Yên có giá quá cao như vậy. Nếu Nhật Bản có thể nhanh chóng xoay vòng khoản thặng dư nước ngoài bằng đồng đôla đã thu được thông qua giao dịch quốc tế thì áp lực lên đồng Yên sẽ không lớn. Không may là ngành tài chính Nhật Bản đã siết chặt chu trình xoay vòng này. Hơn thế, cùng với sự suy giảm lợi nhuận và không ngừng tăng các chi phí tái cơ cấu, các tập đoàn đa quốc gia của Nhật Bản có thiên hướng nghiêng về việc chuyển đổi giá trị thu nhập từ đồng đôla sang đồng Yên. Động thái này lại tiếp tục kích thích sự tăng giá của đồng Yên.
Sự phục hồi kinh tế yếu ớt của nền kinh tế Mỹ và Tây Âu cũng đã khiến Nhật Bản khó khăn hơn trong việc “chuyển” tình hình suy thoái nội bộ của mình ra bên ngoài nền kinh tế như đã từng thực hiện trong quá khứ. Nguy cơ của các căng thẳng kinh tế ngày càng trầm trọng đã cướp đi khả năng thâm nhập của Nhật Bản vào các thị trường Mỹ và Châu Âu. Thực tế là các áp lực chính trị ở Mỹ đang tăng lên, buộc Nhật Bản phải giảm thặng dư thương mại song phương cũng như tự do hoá thị trường nội địa. Nhật Bản tỏ ra bất lực trong việc theo đuổi chiến lược hồi phục kinh tế theo hướng xuất khẩu và khả năng cạnh tranh trong kinh tế quốc tế cũng đang trở nên kém hơn trước các quốc gia công nghiệp phát triển.
Như vậy, trong suốt thập kỷ 1990, Nhật Bản phải đối mặt với các thử thách vô cùng ghê gớm khi phải nhập khẩu thêm hàng hoá nước ngoài trong khi các ngành sản xuất kinh doanh trong nước đang phải vật lộn để điều chỉnh lại cơ cấu.
3. Bài tập vận dụng có đáp án:
Câu 1. Sự kiện nào được coi à “Ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản?
A. Cải cách ruộng đất.
B. Ban hành hiên pháp 1946.
C. Chiến tranh Triều Tiên.
D. Chiến tranh Việt Nam.
Đáp án: C
Giải thích:
Các đơn đặt hàng của Mĩ trong chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) được coi là “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản.
Câu 2. Cơ hội mới để nền kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng “thần kì” là gì?
A. Những cải cách dân chủ.
B. Ban hành hiến pháp năm 1946.
C. Chiến tranh Triều Tiên.
D. Chiến tranh Việt Nam.
Đáp án: D
Những năm 60 của thế kỉ XX, Mĩ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, nền kinh tế Nhật Bản lại có cơ hội mới để đạt được sự tăng trưởng “thần kì”, vượt qua các nước Tây Âu, vươn lên đứng thứ hai trong giới tư bản.
Câu 3. Những năm 60 của thế kỉ XX, vị thế của nền kinh tế Nhật Bản như thế nào trong giới tư bản chủ nghĩa?
A. Vươn lên đứng đầu trong giới tư bản chủ nghĩa.
B. Đứng thứ hai trong giới tư bản chủ nghĩa.
C. Đứng thứ ba trong giới tư bản chủ nghĩa.
D. Đứng thứ tư trong giới tư bản chủ nghĩa.
Đáp án: B
Giải thích:
– Những năm 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng “thần kì”, vượt qua các nước Tây Âu, vươn lên đứng thứ hai trong giới tư bản.
Câu 4. Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới từ khi nào?
A. Những năm 60 của thế kỉ XX.
B. Những năm 70 của thế kỉ XX.
C. Những năm 80 của thế kỉ XX.
D. Những năm 90 của thế kỉ XX.
Đáp án: B
Giải thích:
Những năm 70 của thế kỉ XX, cùng với Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế, tài chính thế giới.
Câu 5. Ở Nhật Bản yếu tố nào được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định cho sự phát triển của nền kinh tế?
A. Yếu tố con người.
B. Vai trò của nhà nước trong điều tiết nền kinh tế.
C. Việc áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật.
D. Các công ti Nhật Bản có sức cạnh tranh cao.
Đáp án: A
Giải thích:
Ở Nhật Bản con người được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định cho sự phát triển của nền kinh tế. Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù trong lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm.
Câu 6. Nền kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái từ khi nào?
A. Sau năm 1973.
B. Đầu những năm 80 của thế kỉ XX.
C. Cuối những năm 80 của thế kỉ XX.
D. Đầu những năm 90 của thế kỉ XX.
Đáp án: D
Giải thích:
Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái kéo dài.
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm liên tục, có năm tăng trưởng ở mức âm.
+ Nhiều công ti bị phá sản, ngân hàng thâm hụt.
Câu 7. Nhật Bản đã làm gì để thúc đẩy sự phát triển của khoa học – kĩ thuật?
A. Coi trọng nền giáo dục quốc dân, khoa học – kĩ thuật.
B. Mua bằng phát minh, sáng chế của nước ngoài.
C. Cho người đi học tập ở nước ngoài.
D. Mời những người giỏi về làm việc.
Đáp án: B
Giải thích:
Người Nhật vừa tích cực phát minh, sáng tạo khoa học –kĩ thuật vừa tận dụng “học bên ngoài để biến thành của mình”. Ví dụ, năm 1968 Nhật bỏ ra 5 tỉ USD để mua bằng phát minh.
Câu 8. Trong thời gian 1955 – 1993, Đảng nào liên tục cầm quyền ở Nhật Bản?
A. Đảng Cộng sản Nhật Bản.
B. Đảng Dân chủ Xã hội.
C. Đảng Dân chủ Tự do.
D. Đảng Komeito.
Đáp án: C
Giải thích:
Trong giai đoạn 1955 – 1993, Đảng dân chủ tự do (LDP), đại diện cho quyền lợi của giai cấp tư sản liên tục cầm quyền ở Nhật Bản .
Câu 9. Mục đích của việc Nhật Bản kí với Mĩ “Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật” là gì?
A. Nhật Bản muốn lợi dụng vốn kĩ thuật của Mĩ để phát triển kinh tế.
B. Nhật Bản đặt dưới “ô bảo hộ hạt nhân” của Mĩ để giảm chi phí quân sự.
C. Tạo thế cân bằng giữa Mĩ và Nhật.
D. Mĩ giúp Nhật trở thành bá chủ châu Á.
Đáp án: B
Giải thích:
Ngày 8 – 9 – 1951, Nhật Bản kí với Mĩ “Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật”, chấp nhận đặt dưới “ô bảo hộ hạt nhân của Mĩ”, để Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản. Nhờ đó trong thời kì Chiến tranh lạnh, Nhật Bản chỉ giành 1% tổng sản phẩm quốc dân cho chi phí quân sự để tập trung phát triển kinh tế.
Câu 10. Từ những năm 90 của thế kỉ XX, mục tiêu lớn nhất mà Nhật Bản muốn hướng đến là gì?
A. Vươn lên trở thành cường quốc chính trị.
B. Duy trì vị thế siêu cường kinh tế.
C. Vươn lên trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
D. Giữ mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp với tất cả các nước trên thế giới.
Đáp án: A
Giải thích:
– Từ những năm 90 của thế kỉ XX, Nhật Bản nỗ lực vươn lên trở thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế của mình.
THAM KHẢO THÊM: