Hiện này việc giải toả mặt bằng phục vụ công trình xây dựng hay thu hồi đất phục vụ quốc phòng an ninh, nhà nước đều sẽ có trách nhiệm bồi thường cho người dân. Vậy kinh phí phục vụ cho bồi thường này Nhà nước lấy từ đâu?
Mục lục bài viết
1. Kinh phí phục vụ bồi thường của Nhà nước lấy từ đâu?
Câu hỏi: Chào Luật sư, Tôi tên là Thắm, sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay tôi đang làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Tôi đang tìm hiểu một số vấn đề theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017. Nhờ luật sư tư vấn giúp tôi nguồn kinh phí bồi thường thiệt hại của Nhà nước được lấy từ đâu? Điều luật nào quy định vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Luật Dương Gia. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Chào em, Cảm ơn em đã gửi câu hỏi về Luật Dương Gia. Chúng tôi gửi em một số thông tin liên quan về câu hỏi của em như sau:
Căn cứ theo quy định Điều 60 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định kinh phí bồi thường như sau:
– Nhà nước sẽ có trách nhiệm bố trí một khoản kinh phí trong ngân sách nhà nước để thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Kinh phí bồi thường bao gồm:
+ Khoản tiền dùng làm tiền chi trả cho người bị thiệt hại;
+ Các chi phí cho việc định giá tài sản, giám định thiệt hại.
+ Đối với trường hợp cơ quan giải quyết bồi thường được bảo đảm kinh phí hoạt động từ ngân sách trung ương thì kinh phí bồi thường sẽ được bảo đảm từ ngân sách trung ương.
+ Trong trường hợp cơ quan giải quyết bồi thường đã được bảo đảm kinh phí hoạt động từ ngân sách địa phương thì kinh phí bồi thường sẽ được bảo đảm từ ngân sách cấp tỉnh.
– Bộ Tài chính, Sở Tài chính có là đơn vị trách nhiệm cấp phát kịp thời và đầy đủ kinh phí bồi thường.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 62 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về cấp phát kinh phí bồi thường và chi trả tiền bồi thường như sau:
-Trong thời hạn được xác định là 02 ngày làm việc kể từ ngày quyết định giải quyết bồi thường hoặc bản án, quyết định của Tòa án về giải quyết yêu cầu bồi thường có hiệu lực pháp luật, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại sẽ phải có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị cấp kinh phí bồi thường đến cơ quan tài chính có thẩm quyền.
Theo quy định trên, Nhà nước sẽ có trách nhiệm bố trí một khoản kinh phí trong ngân sách nhà nước để thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với người bị thiệt hại. Hằng năm Nhà nước đều lập dự toán kinh phí để thực hiện nghĩa vụ bồi thường theo hướng dẫn tại Điều 61 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.
Do đó, theo quy định nêu trên thì đối với khoản tiền bồi thường phải trả cho nguyên đơn theo bản án của Tòa sẽ được lấy từ nguồn này. Đơn vị nên nộp hồ sơ đề nghị Sở Tài chính cấp phát kinh phí bồi thường theo hướng dẫn tại Điều 62 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 để thi hành bản án.
2. Việc lập dự toán kinh phí bồi thường được thực hiện như thế nào?
Câu hỏi: Em chào Luật Sư, Em là Ngọc Ánh sinh viên tại một trường ở Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay trường em đang phát động chương trình nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên. Em đang lên kế hoạch để thực hiện đề tài liên quan đến việc nghĩa vụ bồi thường của nhà nước khi có oan sai. Tuy nhiên, đề tài này khá mới, và rất ít tài liệu tham khảo nên em chưa rõ về việc thực hiện bồi thường thiệt hại do oan sai lấy kinh phí từ đầu và việc lập dự toán kinh phí để thực hiện việc bồi thường khi có oan sai là như thế nào? Do đó, em gửi câu hỏi tới Luật Dương Gia rất mong Luật sư có thể giúp em. Em xin cảm ơn.
Chào em, Cảm ơn em đã gửi câu hỏi về Ban biên tập Luật Dương Gia. Chúng tôi gửi em một số thông tin liên quan về việc lập dự toán kinh phí bồi thường thiệt hại như sau:
Căn cứ theo quy định vào Điều 61 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về lập dự toán kinh phí bồi thường như sau:
– Hằng năm, cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ thực tế vào số tiền bồi thường, chi phí cho việc thực hiện định giá tài sản, giám định thiệt hại đã cấp phát của năm trước, Bộ Tài chính sẽ có nhiệm vụ lập dự toán kinh phí bồi thường của cơ quan giải quyết bồi thường được bảo đảm kinh phí hoạt động từ ngân sách trung ương, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
– Hằng năm, cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ thực tế vào số tiền bồi thường, chi phí cho việc định giá tài sản, giám định thiệt hại đã cấp phát của năm trước, Sở Tài chính sẽ có nhiệm vụ lập dự toán kinh phí bồi thường của cơ quan giải quyết bồi thường được bảo đảm kinh phí hoạt động từ ngân sách địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Hồ sơ đề nghị cấp kinh phí bồi thường bao gồm những gì?
Câu hỏi: Em chào Luật sư. Em có câu hỏi muốn Luật sư giải đáp: Bác em quê ở Nghệ An, Bác bị Tòa án tuyên phạt tù vì tội đánh bạc. Tuy nhiên, do bác bị oan nên sau nhiều lần kêu oan và cung cấp được chứng cứ rằng bác bị em thì bác em đã được thả tự do. Vậy bây giờ, gia đình chúng em cần lập hồ sơ như thế nào để đề nghị cấp bồi thường theo quy định pháp luật. Rất mong Luật sư giải đáp giúp em.
Chào em, cảm ơn em đã gửi câu hỏi về Ban biên tập Luật Dương Gia. Chúng tôi gửi em một số thông tin liên quan như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 62 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại sẽ phải có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị cấp kinh phí bồi thường đến cơ quan tài chính có thẩm quyền, hồ sơ cụ thể như sau:
+ Văn bản đề nghị để cấp kinh phí bồi thường sẽ phải ghi đầy đủ thông tin về người bị thiệt hại, căn cứ để xác định những khoản tiền bồi thường, các khoản tiền bồi thường đối với các thiệt hại cụ thể, số tiền đã tạm ứng và tổng số tiền đề nghị được cấp để thực hiện việc chi trả tiền bồi thường;
+ Bản sao văn bản làm căn cứ để thực hiện việc yêu cầu bồi thường;
+ Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền về việc giải quyết yêu cầu bồi thường.
– Hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp kinh phí bồi thường trong trường hợp giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định tại Điều 55 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 và Điều 62 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 trong đó bao gồm:
+ Văn bản thực hiện đề nghị cấp kinh phí bồi thường có ghi đầy đủ các thông tin liên quan về người bị thiệt hại, căn cứ để xác định các khoản tiền bồi thường, các khoản tiền bồi thường đối với các thiệt hại cụ thể và tổng số tiền đề nghị được cấp để thực hiện việc chi trả tiền bồi thường;
+ Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án về việc giải quyết yêu cầu bồi thường.
Trên đây là tư vấn của Luật sư Luật Dương Gia các nội dung mà liên quan đến Kinh phí phục vụ bồi thường của Nhà nước lấy từ đâu. Trường hợp quý bạn cần những hỗ trợ cụ thể hay những giải đáp hợp lý, cụ thể hơn thì quý bạn đọc có thể liên hệ qua số điện thoại hotline 1900.6568 thì sẽ được chúng tôi hỗ trợ tư vấn cho quý bạn đọc nhé.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.