Xây dựng là lĩnh vực phổ biến, được rất nhiều cá nhân, tổ chức chú trọng kinh doanh. Để đạt được kết quả tốt, các cá nhân, tổ chức cần có những nền tảng kinh nghiệm nhất định. Vậy kinh nghiệm mở và thủ tục thành lập công ty xây dựng như thế nào? Dưới đây là bài phân tích làm rõ.
Mục lục bài viết
1. Điều kiện thành lập công ty xây dựng:
Xây dựng là một quy trình thiết kế và thi công nên các cơ sở hạ tầng hoặc công trình, nhà ở. Công ty xây dựng là loại hình công ty thực hiện các hoạt động liên quan đến xây dựng: thiết kế, thi công một công trình nhất định.
Trong bối cảnh xã hội phát triển như ngày nay, nhu cầu sống của con người ngày càng đa dạng, các công trình hạ tầng được xây dựng lên để đáp ứng nhu cầu sống của người dân ngày càng lớn. Chính vì vậy, hoạt động xây dựng ngày càng phát huy được thế mạnh của mình trong thị trường doanh nghiệp. Các công ty xây dựng được thành lập nên ngày càng nhiều.
Hiện nay, vướng mắc liên quan đến điều kiện thành lập công ty xây dựng ngày càng nhiều. Về cơ bản, để thành lập công ty xây dựng, cá nhân, tổ chức cần phải đảm bảo những điều kiện nhất định sau đây:
– Điều kiện về người thành lập doanh nghiệp xây dựng:
Người thành lập doanh nghiệp xây dựng phải là người có quốc tịch Việt Nam, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc một trong các trường hợp: là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh để thu lợi riêng; Cán bộ, viên chức, sĩ quan,cán bộ quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước; Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, đang trong thời gian cấm hành nghề kinh doanh.
– Điều kiện về chứng chỉ hành nghề yêu cầu khi thành lập công ty xây dựng. Cá nhân, tổ chức muốn thành lập công ty xây dựng phải đảm bảo đầy đủ các chứng chỉ hành nghề sau đây:
+ Chứng chỉ khảo sát xây dựng
+ Chứng chỉ lập quy hoạch xây dựng
+ Chứng chỉ thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình
+ Chứng chỉ lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng
+ Chứng chỉ tư vấn quản lý dự án
+ Chứng chỉ thi công xây dựng công trình
+ Chứng chỉ giám sát thi công xây dựng
+ Chứng chỉ quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Như vậy, chỉ khi đảm bảo những điều kiện nhất định như trên, cá nhân, tổ chức có tiến hành thành lập công ty xây dựng.
2. Kinh nghiệm thành lập công ty xây dựng:
Cũng như đối với các loại hình doanh nghiệp và các lĩnh vực kinh doanh khác, khi thành lập công ty xây dựng, mục đích mà các cá nhân, tổ chức muốn hướng tới là thu về lợi nhuận. Vậy nên, họ cần tìm kiếm cho mình những phương hướng đầu tư tốt nhất. Dưới đây là một số kinh nghiệm thành lập công ty mà cá nhân, tổ chức có thể áp dụng.
– Thứ nhất, về việc lựa chọn loại hình công ty và tên công ty.
+ Theo quy định của Bộ
+ Tên công ty cũng là nội dung quan trọng mà chủ doanh nghiệp cần chú ý khi tiến hành thành lập công ty xây dựng. Thông thường, tên công ty sẽ được xem là hình thức nền để người dân nhìn vào, ghi nhớ và đưa ra phương hướng lựa chọn dịch vụ cho mình. Vậy nên, chủ doanh nghiệp cần lựa chọn tên công ty một cách kỹ lưỡng, phù hợp với sở thích, cũng như các vấn đề liên quan đến phong thủy, nhằm tạo ra sự yên tâm trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời, việc đặt tên doanh nghiệp cần tuân thủ theo các quy định liên quan đến nhãn hiệu trong Luật sở hữu trí tuệ.
– Thứ hai, về việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh. Về cơ bản, các ngành nghề như thiết kế, kiến trúc hay giám sát công trình bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề. Còn đối với doanh nghiệp đăng ký thi công xây dựng không cần có bằng cấp. Do đó, cá nhân, tổ chức khi muốn thành lập công ty xây dựng cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết phù hợp với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
– Thứ ba, cá nhân, tổ chức có nhu cầu thành lập công ty xây dựng cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thành lập công ty. Hồ sơ thành lập công ty. Hồ sơ là cơ sở để cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét và đưa ra quyết định xem doanh nghiệp đó có đủ điều kiện để đăng ký kinh doanh không. Do đó, chủ thể thành lập công ty cần tìm hiểu kỹ về hồ sơ, để tránh xảy ra những sai phạm không mông muốn.
– Thứ tư, khi thành lập công ty xây dựng, cá nhân, tổ chức cần lựa chọn trụ sở công ty một cách kỹ kưỡng. Địa chỉ, trụ sở của công ty là nơi mà chủ doanh nghiệp tiến hành đăng ký kinh doanh với cơ quan Nhà nước. Đồng thời, đây cũng là thông tin để người tiêu dùng nắm bắt, kiểm tra để đưa ra lựa chọn. Vậy nên, trong công tác tiến hành thành lập công ty, chủ doanh nghiệp phải đảm bảo nội dung này.
3. Thủ tục thành lập công ty xây dựng:
3.1. Hồ sơ thành lập công ty xây dựng:
Để thành lập công ty xây dựng, cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, tài liệu trong bộ hồ sơ như sau:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
– Điều lệ hoạt động công ty
– Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần)
– Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức
– Bản sao công chứng căn cước công dân/ chứng minh nhân dân của chủ doanh nghiệp.
3.2. Trình tự thành lập công ty xây dựng:
Thành lập công ty xây dựng cần tuân thủ đầy đủ theo các quy trình, thủ tục cụ thể sau đây:
– Bước 1: Soạn thảo và nộp hồ sơ.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ với các loại chứng thư, tài liệu nêu trên, cá nhân, tổ chức tiến hành nộp hồ sơ tới Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
– Bước 2: Thụ lý hồ sơ.
Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở sẽ tiến hành thụ lý hồ sơ. Thời gian thụ lý và giải quyết hồ sơ là trong thời hạn 03 ngày làm việc.
Trong trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, cán bộ chức năng sẽ trả lại hồ sơ cho doanh nghiệp để doanh nghiệp tiến hành bổ sung và chỉnh lý.
Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì Sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và mã số thuế.
– Bước 3: Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Khi hồ sơ xin thành lập công ty xây dựng mà cá nhân, tổ chức nộp lên đảm bảo theo quy định của pháp luật, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ xem xét hồ sơ. Khi đảm bảo đầy đủ các điều kiện. Sở kế hoạch và đầu tư sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho chủ thể có yêu cầu.
– Bước 4: Làm con dấu pháp nhân.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải thực hiện thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai. Sau khi tiến hành công khai, chủ doanh nghiệp cần liên hệ công ty có chức năng làm con dấu để tiến hành làm con dấu pháp nhân. Về cơ bản, doanh nghiệp có quyền lựa chọn hình thức, nội dung của con dấu.
Lưu ý: Sau khi được cấp phép, công ty xây dựng cần hoàn thiện một số công việc sau trước khi bắt đầu triển khai các hoạt động kinh doanh như sau:
+ Cá nhân, tổ chức cần tiến hành treo biển tại trụ sở công ty;
+ Chủ doanh nghiệp đăng ký mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, đăng ký mẫu 08 tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế, đăng ký nộp thuế điện tử; Kê khai và nộp thuế môn bài của doanh nghiệp.
Như vậy, chỉ khi đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy trình, thủ tục như trên, cá nhân, tổ chức có nhu cầu mới có thể tiến hành thành lập công ty xây dựng. Trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế xã hội ngày nay, lĩnh vực xây dựng ngày càng trở nên quan trọng. Do đó, nhu cầu thành lập công ty xây dựng là rất lớn. Vậy nên, cơ quan Nhà nước cần thắt chặt khâu quản lý, kiểm tra hoạt động thành lập công ty xây dựng theo đúng tiến trình của pháp luật, tránh những sai phạm không mong muốn có thể xảy ra.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: