Ly hôn đơn phương là quá trình ly hôn mà một bên có ý chí muốn yêu cầu tòa án giải quyết, còn bên còn lại không đồng ý và muốn níu kéo để bảo vệ cuộc hôn nhân đó. Dưới đây là một số kinh nghiệm để giải quyết ly hôn đơn phương nhanh nhất và có lợi nhất.
Mục lục bài viết
1. Kinh nghiệm ly hôn đơn phương nhanh và có lợi nhất:
Ly hôn là điều không ai mong muốn trong cuộc sống hôn nhân, nhất là thủ tục ly hôn đơn phương. Vì trên thực tế thì ly hôn đơn phương thường xuất phát từ những mâu thuẫn cãi vã không thể hòa giải giữa hai bên vợ chồng, ly hôn đơn phương cũng có thể xuất phát từ những câu chuyện nhỏ nhặt nhưng không thể thỏa thuận được, hai bên vợ chồng đồng thuận ly hôn nhưng lại không thỏa thuận được về vấn đề nuôi con vào tài sản chung hoặc công nợ chung trong thời kỳ hôn nhân. Vì vậy ai cũng mong muốn được thực hiện quá trình ly hôn đơn phương sao cho nhanh chóng và có lợi nhất. Vì bản chất, ly hôn đơn phương phức tạp hơn rất nhiều so với ly hôn thuận tình. Tuy nhiên, để có thể ly hôn đơn phương nhanh nhất và có lợi nhất, thì trước hết cần phải nắm rõ quy định của pháp luật để thực hiện được thủ tục này một cách suôn sẻ, các quy định cần phải nắm bắt bao gồm:
Thứ nhất, tòa án chỉ chấp thuận giải quyết ly hôn đơn phương khi có các căn cứ phù hợp. Căn cứ theo quy định tại Điều 56 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014, khi hai vợ chồng có yêu cầu ly hôn mà tiến hành thủ tục hòa giải không thành công theo quy định của pháp luật thì tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ chứng minh được về việc vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình trái quy định của pháp luật hoặc có những hành vi khác vi phạm nghiêm trọng về quyền lợi và nghĩa vụ của vợ chồng làm cho đời sống hôn nhân lâm vào tình trạng không thể kéo dài vào mục đích hôn nhân hạnh phúc không thể đạt được. Như vậy, để được tòa án chấp thuận cho giải quyết ly hôn đơn phương thì cần phải có căn cứ ly hôn hợp pháp theo phân tích nêu trên. Bên cạnh đó, tình trạng hôn nhân trầm trọng để xem xét trong quá trình giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương có thể là:
– Vợ hoặc chồng không yêu thương và chăm sóc lẫn nhau, không giúp đỡ và tương trợ lẫn nhau, có hành vi bỏ mặc người vợ hoặc người chồng đã được người thân và cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhắc nhỏ và hòa giải nhiều lần nhưng không thành công;
– Vợ hoặc chồng luôn luôn có hành vi ngược đãi hoặc hành hạ đối phương như đánh đập, lăng mạ và có hành vi xúc phạm đến danh dự nhân phẩm và uy tín của nhau trong quá trình chung sống, hành vi này đã được gia đình và cơ quan có thẩm quyền nhắc nhở và hòa giải nhiều lần nhưng vẫn không thành công;
– Vợ hoặc chồng không chung thủy với nhau phát sinh các mối quan hệ ngoại tình bên ngoài đã được người vợ hoặc người chồng phát hiện, nhắc nhở nhiều lần và khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có hành vi ngoại tình.
Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài thì cần phải căn cứ vào tình trạng hôn nhân hiện tại đã đến mức trầm trọng hay chưa. Nếu đã được nhắc nhỏ và hòa giải nhiều lần nhưng vẫn tiếp tục các hành vi vi phạm hay vẫn tiếp tục sống đi thân, thì sẽ được coi là đời sống hôn nhân không thể tiếp tục kéo dài, khi đó tòa án sẽ có căn cứ để giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, cần phải nộp đúng thẩm quyền. Về nguyên tắc theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thẩm quyền của tòa án trong quá trình giải quyết vụ án ly hôn sẽ được xác định dựa trên cơ sở thẩm quyền theo lãnh thổ. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thủ tục giải quyết ly hôn đơn phương được xác định là tòa án nhân dân cấp quận huyện nơi cư trú của người bị kiện, trong trường hợp có yếu tố nước ngoài thì tòa án có thẩm quyền tiến hành thủ tục giải quyết ly hôn đơn phương là tòa án nhân dân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
Thứ ba, thành phần hồ sơ cần phải chuẩn bị trong quá trình thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu hồ sơ bị thiếu thì sẽ phải bổ sung nhiều lần và thời gian giải quyết sẽ bị kéo dài. Hồ sơ cần phải chuẩn bị bao gồm các loại tài liệu sau:
– Đơn khởi kiện theo mẫu do pháp luật quy định;
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Giấy tờ tùy thân của các bên và giấy khai sinh của các con;
– Các loại tài liệu và chứng cứ chứng minh tài sản chung của hai vợ chồng như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ tiết kiệm và đăng ký xe …
Tóm lại, cách để có thể ly hôn đơn phương nhanh nhất và có lợi nhất cần phải lưu ý như sau:
– Cần chuẩn bị hồ sơ ly hôn đầy đủ và hợp lệ;
– Cung cấp cho tòa án các bằng chứng và chứng cứ cho thấy hôn nhân không còn hạnh phúc;
– Nộp hồ sơ ly hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Có mặt theo đúng giấy hẹn trong các buổi hòa giải và xét xử của tòa án.
Bạn hoàn toàn có thể tự mình đi thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương tại tòa. Tuy nhiên cũng có thể ủy quyền cho các văn phòng luật sư để thấy bạn đi thực hiện các công việc để tiết kiệm thời gian và công sức nhất có thể, rút ngắn thời gian trong quá trình giải quyết. Dịch vụ ly hôn đơn phương trọn gói hiện nay đang được công ty Luật Dương Gia cung cấp đến các quý khách hàng. Để có thể liên hệ sử dụng dịch vụ ly hôn đơn phương trọn gói tại công ty Luật Dương Gia, quý khách hàng có thể liên hệ theo một trong những phương thức sau đây:
Cách 1: Thực hiện tư vấn pháp luật và sử dụng các dịch vụ pháp lý tại trụ sở chính văn phòng theo địa chỉ 89 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội;
Cách 2: Liên hệ qua tổng đài tư vấn pháp lý miễn phí 19006568;
Cách 3: Tư vấn qua email của Luật Dương Gia là: [email protected].
Chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm về xử lý và giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục ly hôn trong và ngoài nước. Luật Dương Gia có đội ngũ Luật sư và chuyên viên pháp lý luôn sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ, tư vấn và đưa ra giải pháp để thực hiện thủ tục nhanh gọn, tiết kiệm thời gian nhất cho quý khách.
2. Ai là người có quyền đơn phương ly hôn?
Căn cứ theo quy định tại Điều 51 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014, người có quyền ly hôn đơn phương được xác định là vợ hoặc chồng (trong trường hợp ly hôn đơn phương) hoặc cả hai vợ chồng (trong trường hợp ly hôn thuận tình). Ngoài ra thì cha mẹ và người thân cũng có thể gửi đơn ly hôn trong trường hợp xét thấy một bên vợ chồng mắc bệnh về tâm thần dẫn đến khả năng không nhận thức và điều khiển được hành vi, và họ được xác định là nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình do chính vợ chồng của họ gây ra dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe hoặc tinh thần của đối phương. Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 56 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét và ra quyết định giải quyết vụ án ly hôn trong trường hợp có căn cứ về cuộc hôn nhân của hai vợ chồng đã rơi vào tình trạng bế tắc và không thể tiếp tục đời sống chung, mục đích hôn nhân hạnh phúc và tự nguyện không thể đạt được xuất phát từ lý do:
– Một trong hai người thực hiện hành vi bạo lực gia đình trái quy định của pháp luật;
– Vợ hoặc chồng vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ vợ chồng khiến cho đời sống hôn nhân không thể kéo dài, có thể bao gồm nghĩa vụ yêu thương, nghĩa vụ chung thủy, nghĩa vụ tôn trọng và quan tâm lẫn nhau, nghĩa vụ chăm sóc và giúp đỡ nhau trong quá trình chung sống … trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Như vậy có thể nói, quyền ly hôn đơn phương có thể được thực hiện bởi vợ hoặc chồng hoặc những người thân thích khác (khi đáp ứng được các điều kiện nêu trên).
3. Quy định về thời hạn giải quyết ly hôn đơn phương:
Theo quy định của pháp luật hiện nay, thời hạn giải quyết vụ án ly hôn đơn phương tại cấp sơ thẩm tối đa diễn ra trong khoảng thời gian 08 tháng được tính kể từ ngày tòa án thụ lý vụ việc. Nếu cần bổ sung hồ sơ để thẩm phán thụ lý vụ án hoặc xuất hiện nhiều tình tiết phức tạp thì khoảng thời gian này có thể được kéo dài nhằm thu thập đầy đủ chứng cứ. Căn cứ theo quy định tại Điều 203 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định, kể từ ngày thụ lý vụ án ly hôn thì giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm sẽ kéo dài trong khoảng thời gian 04 tháng được tính kể từ ngày thụ lý vụ án. Nếu vụ án ly hôn có sự kiện bất khả kháng hoặc có tình tiết phức tạp thì thời hạn này có thể được gia hạn, tuy nhiên không được quá 02 tháng. Nếu có đầy đủ căn cứ để đưa vụ án ra xét xử trong thời hạn chuẩn bị xét xử thì thẩm phán sẽ phải là người ra quyết định đưa vụ án ly hôn ra xét xử theo quy định của pháp luật. Toà án phải mở phiên tòa xét xử trong khoảng thời gian 01 tháng từ khi có quyết định đưa vụ án ly hôn ra xét xử, trừ trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này sẽ được xác định là 2 tháng.
Bên cạnh đó, thời hạn giải quyết kháng cáo ly hôn tối đa sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian 05 tháng được tính kể từ ngày tòa án thụ lý. Trên thực tế, việc kéo dài thời gian ly hôn gây ra nhiều áp lực và mệt mỏi cho các đương sự. Căn cứ theo quy định tại Điều 286 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định, kể từ khi thụ lý vụ án ly hôn thì giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm sẽ kéo dài tối đa trong khoảng thời gian 02 tháng. Nếu như có thêm các tình tiết phức tạp thì thời hạn này sẽ được gia hạn thêm 01 tháng. Nếu có đầy đủ các chứng cứ để đưa vụ án ra xét xử trong thời hạn chuẩn bị xét xử thì thẩm phán sẽ phải là người ra quyết định đưa vụ án ly hôn đơn phương ra xét xử theo quy định của pháp luật. Kể từ khi có quyết định đưa vụ việc ra xét xử thì tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm trong khoảng thời gian 01 tháng. Nếu có lí do chính đáng thì thời hạn này sẽ được xác định là 02 tháng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.