Quy định thuế suất, cách tính mức thuế kinh doanh vận tải, logistics? Kinh doanh vận tải ô tô phải đóng những loại thuế nào? Mức thuế suất và cách tính thuế đối với các đơn vị kinh doanh vận tải.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có một con xe tải dưới 9 tấn. Đứng tên tư nhân, vậy cho tôi hỏi, xe tôi phải đóng những loại thuế nào hằng năm? mức đóng là bao nhiêu? Tôi chỉ biết qua người bạn nói la xe tôi phải đóng thuế môn bài là 1000000/năm và đóng 999000₫/tháng. Như vậy có đúng không và cách tính thuế của xe tôi là như thế nào? Mong luật sư giải đáp hộ tôi.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về quy định của pháp luật về thuế suất, cách tính thuế suất đối với hoạt động kinh doanh vận tải, logistics theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật thuế khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2012
Thuế là một trong những công cụ để đảm bảo nguồn thu của Nhà nước, là một trong những nghĩa vụ mà cá nhân, tổ chức bắt buộc phải thực hiện trong một số trường hợp nhất định theo quy định của pháp luật về thuế. Các trường hợp doanh nghiệp phải nộp thuế theo quy định của luật trong đó bao gồm thuế kinh doanh vận tải và thuế logistics về xuất, nhập khẩu hàng hóa thương mại. Tuy nhiên hiện nay các cá nhân và tổ chức có tư cách pháp nhân chưa thực sự nắm rõ những quy định của pháp luật về thuế suất cũng như cách xác định cách tính mức thuế phải đóng về bên kinh doanh vận tải và logistics. Sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp những quy định mới nhất của pháp luật liên quan đến vấn đề này.
Thứ nhất, khái niệm:
– Khái niệm thuế suất:
Thuế suất là mức thuế phải cá nhân, tổ chức phải nộp/ tính trên một đơn vị khối lượng chịu thuế.
– Khái niệm kinh doanh vận tải:
Được quy định tại Điều 3 Nghị định 86/2014/NĐ-CP, theo đó kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là các hoạt động vận tải hàng hóa, vận tải hành khách trên đường bộ bằng việc sử dụng xe ô tô với mục đích sinh lợi nhuận. Trong kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được phân ra thành hai loại, cụ thể như sau:
+ Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp: đây là hoạt động kinh doanh vận tải được thực hiện bằng xe ô tô và đơn vị kinh doanh vận tải vừa tiến hành cung cấp dịch vụ vận tải vừa thu cước phí vận tải thông qua hình thức thu trực tiếp từ khách hàng;
+ Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp: đây là hoạt động kinh doanh vận tải được thực hiện bằng xe ô tô, đơn vị kinh doanh tiến hành đồng thời việc vận tải và ít nhất một công đoạn khác của các công đoạn trong quá trình từ giai đoạn sản xuất đến giai đoạn tiêu thụ sản phẩm hoặc về dịch vụ đồng thời với đó là thu cước phí vận tải không từ khách hàng mà gián tiếp từ sản phẩm hay dịch vụ mình cung cấp.
– Khái niệm logistics: Logistics được hiểu là một quá trình tối ưu hoá các hoạt động vận chuyển và hoạt động dự trữ hàng hoá được tiến hành từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng của hàng hóa thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế;
– Khái niệm thuế môn bài: đây là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh;
– Doanh thu để tính thuế: Doanh thu để tính thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm thuế của tất cả tiền có được từ hoạt động bán hàng, hoa hồng, gia công, cung ứng dịch vụ có phát sinh trong kỳ tính thuế có được từ các hoạt động sản xuất, hoạt động kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Thứ hai, các loại thuế và cách tính thuế suất kinh doanh vận tải, logistisc:
Đối với hoạt động kinh doanh vận tải thì các đơn vị kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ về thuế, bao gồm hai loại thuế sau:
– Một là, thuế môn bài:
Cách xác định mức đóng thuế môn bài được xác định dựa trên hai tiêu chí là chủ thể chịu thuế và doanh thu từ hoạt động kinh doanh vận tải hoặc vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư được xác định để tính thuế môn bài trong hoạt động kinh doanh được quy định tại Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP và Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC, cụ thể như sau:
+ Đối với hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh vận tải:
Doanh thu một năm từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng thì mức đóng thuế môn bài một năm là 300.000 đồng;
Doanh thu một năm từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng thì mức thuế môn bài phải đóng trong một năm là 500.000 đồng;
Doanh thu một năm trên 500.000.000 đồng thì mức đóng thuế một năm là 1.000.000 đồng.
+ Đối với doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh doanh vận tải:
Các chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế khác một năm là 1.000.000 đồng;
Doanh nghiệp, tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư dưới 10 tỷ đồng thì phải đóng thuế môn bài một năm là 2.000.000 đồng;
Doanh nghiệp, tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ trên 10 tỷ đồng thì phải đóng thuế môn bài một năm là 3.000.000 đồng;
– Hai là, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng:
+ Thuế giá trị gia tăng:
Cách tính thuế giá trị gia tăng được quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC, cụ thể như sau:
Đối với các hộ kinh doanh có doanh thu một năm dưới 100.000.000 đồng thì không phải đóng thuế giá trị gia tăng.
Doanh thu từ 100.000.000 đồng sẽ phải đóng thuế giá trị gia tăng theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC dựa trên doanh thu tính thuế và tỷ lệ tính trên doanh thu.
– Tỷ lệ tính thuế:
Tỷ lệ thuế mà cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phải nộp được tính dựa trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau:
+ Ngành phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; thuế thu nhập cá nhân là 0,5%;
+ Ngành vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.
Thứ ba, hướng dẫn cách nộp thuế môn bài hiện nay:
– Một là, cách xác định thời gian phải nộp thuế:
+ Đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thành lập vào thời điểm sáu tháng đầu năm dương lịch: Phải nộp thuế môn bài cho cả năm;
+ Đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thành lập trong sáu tháng cuối năm (từ 01/07): Phải nộp thuế môn bài cho nửa năm.
– Hai là, cách thức kê khai và nộp thuế môn bài:
Hiện nay đã có phần mềm kê khai và nộp thuế môn bài, vào thời đại công nghệ 4.0 nước ta cho phép doanh nghiệp kê khai và nộp thuế trực tuyến.
– Đối với những doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã kê khai thuế môn bài từ năm trước:
+ Nếu thuế môn bài của năm sau không tăng hoặc giảm thì doanh nghiệp không cần làm tờ khai thuế môn bài lần nữa mà chỉ cần nộp tiền;
+ Nếu thuế môn bài của năm sau có thay đổi thì phải nộp tờ khai thuế môn bài chậm nhất là ngày 31/12 của năm.
– Thời hạn thực hiện thủ tục:
Đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thực hiện thủ tục nộp thuế môn bài cũng chính là thời hạn nộp tờ khai thuế, cụ thể như sau:
+ Các doanh nghiệp hoạt động ngay sau khi thành lập sẽ phải kê khai và nộp thuế môn bài hậm nhật vào ngày cuối cùng của tháng dương lịch trong tháng bắt đầu hoạt động;
+ Các doanh nghiệp đã thành lập một thời gian nhưng chưa hoạt động thì phải kê khai và nộp thuế môn bài trong thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ Các doanh nghiệp hiện nay đang hoạt động thì phải thực hiện thủ tục kê khai và nộp thuế môn bài trong thười gian chậm nhất là ngày 30/1 (dương lịch) của mỗi năm.
Như vậy ta có thể thấy rằng đối với các hoạt động kinh doanh vận tải và hoạt động vận chuyển hàng hóa về dịch vụ logistics thì các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp có hai ngành nghề kinh doanh này phải nộp khá nhiều thuế, trong đó có thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng. Chính vì thế để đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình được diễn ra thông suốt, hiệu quả cũng như đúng theo quy định của pháp luật thì các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp có hai ngành nghề kinh doanh trên thì phải tiến hành nghĩa vụ đóng thuế theo đúng quy định của pháp luật về thuế.
Dịch vụ pháp lý của Luật Dương Gia:
–
– Tư vấn nguyên tắc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân
– Tư vấn cách tính thuế thu nhập cá nhân
– Tư vấn cách xác định người phụ thuộc để tính thuế.
2. Nội dung tư vấn:
Bạn không nói rõ mục đích bạn sử dụng chiếc xe tải đó để vận chuyển hàng hóa cho khách hay để vận chuyển hàng hóa phục vụ trong gia đình.
Nếu bạn sử dụng xe nhằm mục đích kinh doanh vận tải, vận chuyển hàng hóa nhằm mục đích sinh lời thì bạn sẽ phải đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
Điều 3
“1. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.
2. Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp dịch vụ vận tải và thu cước phí vận tải trực tiếp từ khách hàng.
3. Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trongquá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
4. Đơn vị kinh doanh vận tải là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.”
Thuế phát sinh đối với trường hợp hộ kinh doanh cá thể kinh doanh vận tải như sau:
– Thứ nhất: Lệ phí môn bài:
Nếu doanh thu của bạn trên 100 triệu/năm bạn sẽ phải đóng lệ phí môn bài. Mức thu lệ phí môn bài quy định tại Điều 4
“Điều 4. Mức thu lệ phí môn bài
…
2. Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;
b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;
c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.”
– Thứ hai: Thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với trường hợp hộ kinh doanh cá thể có doanh thu trên 100 triệu/năm
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định như sau:
Doanh thu tính thuế gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
+ Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.
+ Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Thuế suất đối với trường hợp của bạn là 1%.
– Thứ ba: Thuế thu nhập cá nhân chỉ áp dụng đối với hộ kinh doanh cá thể có doanh thu trên 100 triệu/năm
Khoản 5 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi năm 2012 quy định Thu nhập tính thuế đối với hộ kinh doanh cá thể là thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công, trừ các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản giảm trừ quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật thuế thu nhập cá nhân.
Thuế suất đối với hoạt động kinh doanh của bạn là 0,5%.