Trong nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng phải giúp tăng trưởng nền kinh tế quốc gia. Vậy kinh doanh vận tải hàng hóa có cần phải xin giấy phép kinh doanh hay không?
Mục lục bài viết
1. Kinh doanh vận tải hàng hóa có cần giấy phép kinh doanh không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, có quy định cụ thể về điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa. Cụ thể như sau:
– Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa cần phải thỏa mãn điều kiện theo quy định của pháp luật. Phương tiện đó phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong xã hội, theo hợp đồng thuê phương tiện được ký kết bằng văn bản của các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa với các tổ chức hoặc cá nhân, hoặc cần phải có hợp đồng hợp tác kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật (hay còn gọi là hợp đồng BCC). Trong trường hợp phương tiện đăng ký thuộc quyền sở hữu của các thành viên hợp tác xã thì cần phải có hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa thành viên với hợp tác xã đó, trong hợp đồng đó cần phải quy định hợp tác xã có quyền và có nghĩa vụ quản lý, sử dụng và điều hành phương tiện ô tô thuộc quyền sở hữu của các thành viên trong hợp tác xã;
– Trước giai đoạn ngày 01 tháng 07 năm 2021, theo quy định của pháp luật, phương tiện ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng con-ten-nơ, các loại xe đầu kéo bắt buộc phải tiến hành thủ tục lắp đặt camera, camera cần phải đảm bảo quá trình ghi và lưu giữ hình ảnh của người điều khiển phương tiện trong quá trình phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Dữ liệu hình ảnh cần phải được cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đó có thể là cơ quan công an, thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép khi có yêu cầu, cần phải đảm bảo quá trình giám sát công khai và minh bạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình phương tiện vận tải hàng hóa tham gia giao thông đường bộ. Thời gian lưu giữ hình ảnh trên phương tiện cần phải đảm bảo điều kiện như sau:
+ Tối thiểu 24h gần nhất đối với các phương tiện hoạt động trên hành trình có cử ly lên đến 500km;
+ Tối thiểu là 72h gần nhất đối với các loại phương tiện hoạt động trên hành trình có cự li trên 500km.
Ngoài ra, pháp luật còn quy định cụ thể về vấn đề cấp giấy phép kinh doanh vận tải cho các đối tượng, phương tiện kinh doanh vận tải hàng hóa. Căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, có quy định cụ thể như sau:
– Các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa, các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách bắt buộc phải có giấy phép kinh doanh vận tải được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hay còn được gọi tắt là giấy phép kinh doanh;
– Nội dung của giấy phép kinh doanh sẽ bao gồm các vấn đề cơ bản như sau:
+ Tên và địa chỉ của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách;
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó bao gồm số, ngày, tháng, năm và cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đó;
+ Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa, kinh doanh vận tải hành khách, các hình thức kinh doanh;
+ Cơ quan cấp giấy phép kinh doanh.
– Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là Sở giao thông vận tải cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Như vậy có thể nói, các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bắt buộc phải có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa:
Trình tự và thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Cụ thể như sau:
Bước 1: Các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa. Có thể nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa trong trường hợp này được xác định là Sở giao thông vận tải cấp tỉnh.
Bước 2: Sở giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp hồ sơ cần phải sửa đổi hoặc bổ sung, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh sẽ thông báo trực tiếp hoặc thông báo bằng văn bản, hoặc thông báo thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần phải bổ sung hoặc sửa đổi, sau đó gửi thông báo đến các đơn vị kinh doanh vận tải trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận hồ sơ.
Bước 3: Trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh sẽ tiến hành hoạt động thẩm định hồ sơ, cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu do pháp luật quy định cho các chủ thể nộp hồ sơ. Trong trường hợp không đáp ứng đầy đủ điều kiện để cấp giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa thì cần phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do chính đáng.
Tuy nhiên cần phải lưu ý, các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa sẽ bị thu hồi giấy phép kinh doanh khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
– Cung cấp bản sao không đúng với bản chính, cung cấp thông tin sai lệch trong hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép kinh doanh nộp tại cơ quan có thẩm quyền;
– Không kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa trong khoảng thời gian 06 tháng được tính kể từ ngày cấp giấy phép kinh doanh, hoặc ngừng kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa trong khoảng thời gian sáu tháng liên tục;
– Có hành vi chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấm dứt hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải;
– Sửa chữa hoặc làm sai lệch dữ liệu hình ảnh từ camera lắp đặt trên phương tiện trước, trong và sau khi chuyển dữ liệu.
3. Xử phạt hành vi kinh doanh vận tải hàng hóa không có giấy phép kinh doanh:
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 của
– Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Vận chuyển hàng hóa trên phương tiện không buộc, hoặc có chằng buộc tuy nhiên không chắc chắn;
+ Không chốt, không đóng cố định cửa sau của thùng xe khi phương tiện đó đang chạy.
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Điều khiển phương tiện chở hàng vượt quá trọng tải trái quy định của pháp luật;
+ Chở hàng trên nóc thùng xe, chở hàng vượt quá bề rộng của xe, chở hàng vượt lên phía trước hoặc phía sau của xe trong phạm vi 10% chiều dài phương tiện;
+ Chở người trên thùng xe trái quy định của pháp luật, để người nằm/ngồi trên mui xe, có hành vi đu/bám vào bên ngoài của xe khi phương tiện đó đang chạy;
+ Điều khiển phương tiện tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không có giấy phép kinh doanh, hoặc không mang theo giấy phép kinh doanh bằng văn bản giấy theo quy định của pháp luật, hoặc không có các thiết bị truy cập vào được phần mềm thể hiện nội dung của
Như vậy có thể nói, hành vi kinh doanh vận tải hàng hóa không có giấy phép kinh doanh có thể sẽ bị phạt tiền lên đến 1.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
– Nghị định 47/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
–
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.