Kinh doanh tiền ảo là gì? Tiền ảo có phải là tài sản theo quy định pháp luật Việt Nam không? Đầu tư tiền ảo có được công nhận? Đầu tư tiền ảo có hợp pháp tại Việt Nam không?
Mục lục bài viết
1. Kinh doanh tiền ảo là gì?
Tiền ảo – cryptocurrency là một tài sản kỹ thuật số, tiền ảo sẽ được thiết kế để làm việc như là một trung gian trao đổi mà sử dụng mật mã nhằm có thể kiểm soát việc tạo ra các đơn vị bổ sung và để xác minh việc chuyển giao tài sản, bảo đảm các giao dịch của tiền ảo.
Tiền ảo không có sẵn ở dạng vật lý do đó tiền ảo không giống như các loại tiền thông thường. Tiền ảo sẽ được lưu trữ và giao dịch thông qua ứng dụng trên điện thoại, smartphone, tablet, laptop hoặc các phần mềm được thiết kế riêng cho việc đầu tư tiền ảo… Theo đó, quý bạn đọc sẽ giao dịch tiền ảo thông qua mạng chuyên dụng hoặc thông qua Internet với mục đích để có thể đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư, người tham gia.
Hiện nay, có các loại tiền ảo thông dụng như là: Đồng Bitcoin, IOTA,Ethereum, Litecoin, Ripple,..
Thực tế, có nhiều loại tiền ảo khác nhau, tuy nhiên hiện nay pháp luật chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về khái niệm của tiền ảo.
2. Tiền ảo có phải là tài sản theo quy định pháp luật Việt Nam không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 105, Bộ luật dân sự 2015 thì tài sản được quy định:
Một là, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Trong đó:
– Tài sản vật: Vật ở đây được hiểu là thứ mà chúng ta có thể nhìn thấy được và hoàn toàn có thể cân, đo, đong đếm, có thể chiếm hữu được, sử dụng được và hoàn toàn có thể được xác định rộng, dài, theo sự tồn tại, vật hình thành trong tương lai và con người phải sử dụng được, khai thác được tài sản này phải phục vụ cho mục đích hàng ngày của mỗi con người.
– Vật là Tiền: Tiền được sử dụng để định giá các loại tài sản khác như quyền tài sản và các vật. Tiền hiện nay cũng được coi là thước đo để định giá tổng số tài sản của một chủ thể nào đó.
Các giao dịch hàng ngày, tiền chính là vật trao đổi giữa các bên như các bên trao hàng hóa và nhận lại tiền hoặc thông qua hợp đồng mua bán. Ngoài ra, tiền còn có thể để được coi là một loại tài sản có giá trị thì tiền là loại phải được lưu thông trong thực tế.
Tài sản là Giấy tờ có giá. Căn cứ theo Điều 4
Hiện nay, trong các giao dịch dân sự thuộc hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng thì giấy tờ có giá tồn tại khá phổ biến. Giấy tờ có giá là một loại tài sản phổ biến trong giao dịch dân sự, hay giấy tờ có giá chính là xác nhận tài sản của một chủ sở hữu cụ thể và hoàn toàn có thể được chuyển giao cho một chủ sở hữu khác, trị giá được bằng tiền.
Hai là, Tài sản bao gồm động sản và bất động sản. Động sản và bất động sản hoàn toàn có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 16, Luật Ngân hàng nhà nước 2010, quy định đơn vị của tiền như sau:
– Đơn vị tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là “Đồng”, ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”, một hào bằng mười xu, một đồng bằng mười hào,…
Như đó, căn cứ theo quy định trên, thì Tiền ảo hoàn toàn không phù hợp với đơn vị tiền tệ hiện hành theo quy định của pháp luật Việt Nam và tiền ảo không là Tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định.
3. Đầu tư tiền ảo có được công nhận không?
Thực tế, có nhiều loại tiền ảo khác nhau, tuy nhiên hiện nay pháp luật chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về khái niệm của tiền ảo.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 Luật Đầu tư 2020 các ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh bao gồm các ngành nghề sau đây:
– Kinh doanh các chất ma túy;
– Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật;
– Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên; kinh doanh các mẫu vật các loài động vật hoang dã, thực vật có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp;
– Kinh doanh mại dâm;
– Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
– Mua, bán mô, xác, người, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
– Kinh doanh dịch vụ đòi nợ;
– Kinh doanh pháo nổ.
Pháp luật tại Việt Nam quy định các cá nhân, pháp nhân được thực hiện kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Theo quy định nêu trên thì kinh doanh tiền ảo lại không nằm trong danh mục bị cấm kinh doanh, tuy nhiên căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành về đầu tư tiền ảo tại Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt như đã phân tích tại mục 4 dưới đây thì toàn ảo không phải phương tiện thanh toán mà pháp luật Việt Nam công nhận và Nhà nước chưa công nhận giao dịch bằng tiền ảo trên mạng Internet nên khi có tranh chấp thì có thể xem đây là giao dịch vô hiệu, việc sử dụng đồng tiền ảo này làm phương tiện thanh toán hay chức năng như đồng tiền là vi phạm pháp luật.
4. Đầu tư tiền ảo có hợp pháp tại Việt Nam không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt, cụ thể như sau:
– Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán sẽ bao gồm: thẻ ngân hàng, séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
– Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc các phương tiện nêu trên.
Do vậy, theo quy định pháp luật thì tiền ảo, Bitcoin, Litecoin là phương thức thanh toán không hợp pháp tại Việt Nam.
Căn cứ theo nội dung tại Quyết định 2146/QĐ-BTC ngày 12/11/2021 về Kế hoạch tổng thể tại đề án “Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam” thì Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị phối hợp với Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước từ đó nhằm mục đích xây dựng cơ sở cho việc quản lý tiền ảo phù hợp với thông lệ quốc tế từ đó có thể tránh việc rửa tiền thuế, trốn thuế. Do đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (Bộ Tài chính) chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính) Tổng cục Thuế.
Hiện nay, văn phòng chính phủ đã khẳng định trong Công văn 5747/NHNN-PC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì: theo quy định của pháp luật Việt Nam tiền ảo: Litecoin, Bitcoin,… không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp.
Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng chính là các phương tiện thanh toán không hợp pháp làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm.
Như vậy, từ những phân tích nêu trên cho thấy tiền ảo không hợp pháp tại Việt Nam và không phải là phương thức toán mà pháp luật Việt Nam ghi nhận. Chế tài xử lý hành vi này, hiện nay đã được quy định tại Nghị định 88/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng và Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2021.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ Luật dân sự 2015;
– Luật Đầu tư 2020;
– Luật Ngân hàng nhà nước 2010;
– Nghị định 80/2016/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của
– Nghị định 52/2013/NĐ-CP, về thương mại điện tử;
– Nghị định 85/2021/NĐ-CP Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của
– Pháp lệnh ngoại hối năm 2005;
– Quyết định 2146/QĐ-BTC ngày 12/11/2021 về Kế hoạch tổng thể tại đề án “Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam” ;
– Công văn 5747/NHNN-PC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.