Để cửa hàng tạp hóa hoạt động theo đúng quy định của pháp luật thì cần phải tuân thủ việc nộp đầy đủ các loại thuế. Vậy kinh doanh quán tạp hóa cần phải nộp những loại thuế nào?
Mục lục bài viết
1. Kinh doanh quán tạp hóa phải nộp những loại thuế nào?
Hiện nay, nhiều hộ gia đình đã lựa chọn phương án tự kinh doanh dưới hình thức mở quán tạp hóa. Việc mở quán tạp hóa kinh doanh tại nhà là hoạt động kinh doanh dưới quy mô nhỏ, vừa thuận lợi và vừa tránh được nhiều rủi ro. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn đang băn khoăn là kinh doanh quán tạp hóa cần phải nộp những loại thuế nào? Để trả lời được câu hỏi này thì phải tìm hiểu quy định của pháp luật về thuế vào ngân sách.
Hiện nay, có 03 loại thuế chính mà mỗi quán tạp hóa cần phải đóng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, thuế môn bài. Đầu tiên, trong quá trình kinh doanh các cửa hàng tạp hóa, loại thuế đầu tiên cần phải đóng đó là thuế môn bài. Thuế môn bài được xem là một loại thuế trực thu, thông thường được đánh vào giấy phép kinh doanh cửa hàng của các đơn vị doanh nghiệp và hộ cá thể. Thuế môn bài được xem là một loại chi phí cố định theo quy định của pháp luật. Vì vậy cho nên tất cả các cửa hàng tạp hóa kinh doanh cá thể đều sẽ phải có nghĩa vụ nộp thuế môn bài theo quy định của pháp luật. Các cửa hàng đã thực hiện thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đều cần phải nộp thuế môn bài dựa trên doanh thu cửa hàng, từ hoạt động kinh doanh của cửa hàng tạp hóa đó. Thuế môn bài được xem là loại thuế sẽ được thu hằng năm. Mức thuế môn bài sẽ được phân theo cấp bậc áp dụng tùy thuộc vào từng địa phương. Trong đó, chủ yếu dựa vào các tiêu chí cơ bản sau đây:
– Dựa theo số vốn đăng ký kinh doanh của hộ cá thể và các doanh nghiệp;
– Dựa trên mức doanh thu kinh doanh của năm kế trước;
– Dựa trên giá trị gia tăng của năm gia tăng kế trước.
Thứ hai, thuế giá trị gia tăng. Căn cứ theo quy định tại Luật thuế giá trị gia tăng thì có thể nói, các cửa hàng tạp hóa sẽ phải chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật. Thuế giá trị gia tăng (hay còn được gọi là thuế VAT) là loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của các loại hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất và lưu thông, phát sinh trong quá trình tiêu dùng. Thuế giá trị gia tăng được áp dụng trên mọi lĩnh vực kinh doanh, đây được coi là một phần của đơn giá trong mỗi mặt hàng bán ra. Chính vì vậy, trong quá trình kinh doanh cửa hàng tạp hóa, sẽ cần phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên, để việc kinh doanh tạp hóa mang lại lợi nhuận cao, người bán chỉ nên tập trung vào các mặt hàng thiết yếu. Như vậy cũng là một cách để giúp chủ cửa hàng tạp hóa tiết kiệm thuế giá trị gia tăng mà họ cần phải đóng với cơ quan có thẩm quyền.
Thứ ba, thuế thu nhập cá nhân. Thuế thu nhập cá nhân được xem là khoản tiền mà người có thu nhập sẽ phải trích ra để nộp lại một phần vào ngân sách nhà nước, sau khi đã trừ đi các khoản được giảm trừ. Theo đó có thể nói, thuế thu nhập cá nhân được xây dựng dựa trên nguyên tắc công bằng và khả năng nộp thuế của người chịu thuế. Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp, vừa đủ để nuôi sống bản thân và gia đình ở mức cần thiết. Các cửa hàng kinh doanh tạp hóa không thuộc đối tượng được miễn thuế thu nhập cá nhân, vì vậy bắt buộc các cửa hàng kinh doanh tạp hóa sẽ cần phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
2. Cách tính thuế trong quá trình kinh doanh quán tạp hóa:
Cách tính thuế trong quá trình kinh doanh quán tạp hóa được thực hiện cụ thể như sau:
Thứ nhất, đối với thuế môn bài. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của
– Nếu cửa hàng tạp hóa có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1 triệu đồng/năm;
– Nếu cửa hàng tạp hóa có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;
– Nếu cửa hàng tạp hóa có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.
Trong trường hợp cửa hàng tạp hóa đã giải thể theo quy định của pháp luật nhưng mở kinh doanh lại trong khoảng thời gian 06 tháng cuối năm, thì chỉ cần phải đóng 50% mức lệ phí môn bài cả năm theo quy định của pháp luật. Từ đó, chủ cửa hàng kinh doanh tạp hóa chỉ cần căn cứ vào doanh thu bán hàng hằng năm của cửa hàng để có thể tính được thuế môn bài cần phải nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ hai, đối với thuế giá trị gia tăng. Thuế giá trị gia tăng trong quá trình kinh doanh cửa hàng tạp hóa hiện nay có hai cách tính, đó là tính theo phần trăm dựa trên doanh thu, nếu như cửa hàng đó có sử dụng hóa đơn chứng từ hoặc tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khoán. Các cửa hàng tạp hóa thông thường hiện nay thường nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khoán. Theo phương pháp này, các cán bộ thuế quản lý trực tiếp trên địa bàn có cửa hàng tạp hóa sẽ làm việc với chủ cửa hàng tạp hóa về mức thuế khoán, khi đó chủ cửa hàng tạp hóa hay làm việc với cán bộ thế này để đưa ra mức thuế phù hợp với cửa hàng hằng năm. Đối với cửa hàng có doanh thu dưới 100.000.000 đồng hằng năm, thì sẽ không phải nộp thuế giá trị gia tăng.
Thứ ba, đối với thuế thu nhập cá nhân. Căn cứ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân, những đối tượng được xác định là người đang cư trú trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có phát sinh thu nhập từ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sẽ được xác định là một trong những đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân, trừ những trường hợp doanh thu của cá nhân từ 100.000.000 đồng trở xuống hằng năm. Theo đó, người nào mở cửa hàng tạp hóa có doanh thu trên 100.000.000 đồng hằng năm sẽ phải có trách nhiệm nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong đó, mức thuế suất khi hoạt động cung cấp, phân phối hàng hóa của các tiệm tạp hóa sẽ được xác định là 0.5%.
3. Thủ tục đăng kí kinh doanh, mở quán tạp hóa theo quy định hiện nay:
Trên thực tế, các cửa hàng tạp hóa hiện nay được kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh hoặc các cửa hàng được mở tại nhà. Căn cứ theo quy định tại Điều 79 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh sẽ phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh, chưa trường hợp sau đây:
– Hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp;
– Người bán hàng rong, người bán quà vặt, buôn chuyến;
– Người kinh doanh lưu động hoặc người kinh doanh thời vụ;
– Người làm dịch vụ có thu nhập thấp.
Theo đó thì có thể nói, kinh doanh cửa hàng tạp hóa sẽ không thuộc một trong những đối tượng không phải đăng ký hộ kinh doanh. Hay nói cách khác, cá nhân hoặc hộ gia đình mở cửa hàng tạp hóa vẫn phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Để có thể mở cửa hàng tạp hóa, cá nhân và hộ gia đình sẽ thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh như sau:
Bước 1: Chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để đăng ký kinh doanh cửa hàng tạp hóa. Thành phần hồ sơ sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau:
– Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh cửa hàng tạp hóa theo mẫu do pháp luật quy định;
– Các giấy tờ pháp lý của người đăng ký hộ kinh doanh như chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn …;
– Bản sao biên bản họp gia đình của các thành viên trong hộ gia đình nếu cần thiết;
– Bản sao văn bản ủy quyền cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh nếu cần thiết.
Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền. Người đăng ký cửa hàng tạp hóa sẽ gửi một bộ hồ sơ về cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt cửa hàng. Sau đó cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ và trao giấy biên nhận. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ tiếp nhận hồ sơ và trao giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ đăng ký cửa hàng trong trường hợp nhận thấy hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ không hợp lệ, trong khoảng thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ phải gửi thông báo bằng văn bản cho người đăng ký kinh doanh, trong đó nêu rõ lý do cần phải sửa đổi và bổ sung.
Bước 3: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, trong khoảng thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho cửa hàng tạp hóa. Trong trường hợp không cấp giấy thì sẽ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
– Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;
– Công văn 7498/BKHĐT-ĐKKD của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc đính chính Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT;
– Nghị định 139/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài;
– Nghị định 22/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2016/NĐ-CP ngày 04/10/2016 của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài.