Nhu cầu nghỉ dưỡng khi đi công tác, du lịch ngắn hạn hay dài hạn ngày càng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển thị trường kinh doanh dịch vụ lưu trú như nhà nghỉ, khách sạn, resort,… Để hiểu hơn về dịch vụ lưu trú cũng như các điều kiện để kinh doanh dịch vụ lưu trú, bài viết dưới đây sẽ phân tích các vấn đề trên.
Mục lục bài viết
1. Kinh doanh lưu trú là gì?
Kinh doanh dịch vụ lưu trú được hiểu là kinh doanh các cơ sở lưu trú theo quy định của Luật du lịch và các hình thức dịch vụ cho thuê lưu trú khác (nghỉ theo giờ và nghỉ qua đêm) hoạt động trên đất liền hoặc trên các phương tiện tàu thủy lưu trú du lịch. Hay nói cách khác kinh doanh dịch vụ lưu trú là việc cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch ngắn hạn và dài hạn kèm theo các dịch vụ khác như ăn uống, giải trí, sức khỏe… Tuy nhiên đối với các cơ sở cung cấp các cơ sở lưu trú dài hạn như cho thuê căn hộ hàng tháng hoặc hàng năm thì không thuộc ngành nghề mà bài viết này đề cập đến mà được phân vào trong ngành kinh doanh Bất động sản.
Kinh doanh lưu trú là hoạt động kinh doanh dịch vụ cho thuê phòng ngủ của một cơ sở lưu trú du lịch. Theo nghĩa khác kinh doanh lưu trú du lịch được hiểu là hoạt động kinh doanh của các cơ sở lưu trú du lịch trong việc cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ khác nhằm thỏa mãn nhu cầu lưu lại tạm thời của khách du lịch tại một khu vực tỉnh thành, một vùng hay một quốc gia phát triển du lịch.
Kinh doanh lưu trú trong tiếng Anh được gọi là Accommodation business.
Kinh doanh lưu trú là hoạt động kinh doanh ngoài lĩnh vực sản xuất vật chất, cung cấp các dịch vụ cho thuê buồng ngủ và các dịch vụ bổ sung khác cho khách trong thời gian lưu lại tạm thời tại điểm du lịch nhằm mục đích có lãi.
Kinh doanh lưu trú là hoạt động kinh doanh dịch vụ cho thuê buồng ngủ của một cơ sở lưu trú du lịch.
Theo nghĩa khác kinh doanh lưu trú du lịch được hiểu là hoạt động kinh doanh của các cơ sở lưu trú du lịch trong việc cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung nhằm thỏa mãn nhu cầu lưu lại tạm thời của khách du lịch tại một tỉnh, một vùng hay một quốc gia phát triển du lịch.
2. Các điều kiện cụ thể đối với các loại hình dịch vụ lưu trú:
- Đối với khách sạn, làng du lịch phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu về xây dựng, trang thiết bị, dịch vụ, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của người quản lý và nhân viên phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng đối với mỗi loại, hạng;
- Đối với biệt thự du lịch và căn hộ du lịch phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu về trang thiết bị và mức độ phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng đối với mỗi loại, hạng;
- Đối với bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác phải bảo đảm trang thiết bị tối thiểu đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch.
Đặc điểm của kinh doanh lưu trú:
Kinh doanh lưu trú bao gồm việc kinh doanh hai loại dịch vụ chính là dịch vụ lưu trú và dịch vụ bổ sung. Các dịch vụ này không tồn tại ở dạng vật chất và được cung cấp cho các đối tượng khách, trong đó chiếm tỉ trọng lớn nhất vẫn là khách du lịch.
Trong quá trình “sản xuất” và bán các dịch vụ, cơ sở kinh doanh lưu trú không tạo ra sản phẩm mới và cũng không tạo ra giá trị mới.
Hoạt động của các cơ sở lưu trú thông qua việc sử dụng cơ sở vật chất kĩ thuật của khách sạn và hoạt động phục vụ của các nhân viên đã giúp chuyển dần giá trị từ dạng vật chất sang dạng tiền tệ dưới hình thức “khấu hao”.
Vì vậy kinh doanh lưu trú không thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất, mà thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ.
3. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú:
- Có giấy phép đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch
- Ngoài ra, các cơ sở lưu trú phải đảm bảo tối thiểu về chất lượng kiến trúc xây dựng, cơ sở vật chất, trang thiết bị theo từng cấp độ, hạng của mỗi loại.
- Có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật đối với cơ sở lưu trú du lịch.
- Đối với các loại hình như khách sạn, làng du lịch, biệt thự, căn hộ thì phải cung cấp đầy đủ các dịch vụ theo tiêu chuẩn đăng ký. Bên cạnh đó, đội ngũ lao động phải có kiến thức chuyên môn phù hợp.
- Đối với bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác phải bảo đảm trang thiết bị tối thiểu đạt tiêu chuẩn.
+ Khách sạn: là cơ sở lưu trú du lịch, có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách lưu trú và sử dụng dịch vụ. Người quản lý và nhân viên khách sạn đều phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch. Hình thức khách sạn bao gồm các loại sau:
– Khách sạn thành phố là khách sạn được xây dựng tại các đô thị, chủ yếu phục vụ khách thương gia, khách công vụ, khách tham quan du lịch với quy mô dựa vào tiêu chuẩn đánh giá sao từ 1 – 5 sao.
– Khách sạn nghỉ dưỡng: là khách sạn được xây dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, căn hộ, bungalow ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan của khách du lịch.
– Khách sạn bên đường là khách sạn được xây dựng gần đường giao thông, gắn với việc cung cấp nhiên liệu, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện vận chuyển và cung cấp các dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch.
+ Biệt thự du lịch: là biệt thự có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú, nhân viên trực 24 giờ môi ngày.
+ Căn hộ du lịch: là căn hộ có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú và người quản lý căn hộ phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.
+ Tàu thủy lưu trú du lịch: là tàu trong tình trạng tốt, còn hạn đăng kiểm; có áo phao, phao cứu sinh, phương tiện thông tin liên lạc, tủ thuốc cấp cứu ban đầu; có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê. Người quản lý, nhân viên phục vụ được tập huấn về nghiệp vụ du lịch, kỹ năng cứu hộ trên sông, biển
+ Bãi cắm trại du lịch: là khu vực đất được quy hoạch ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, nước sạch có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và dịch vụ cần thiết phục vụ khách cắm trại. Có bảo vệ trực
+ Nhà nghỉ du lịch: là cơ sở lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch như khách sạn nhưng không đạt tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn, có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày và Chủ nhà nghỉ, nhân viên được tập huấn về nghiệp vụ du lịch
+ Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê: là nơi sinh sống của người sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà. Chủ nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.
Các thủ tục cần thực hiện đối với kinh doanh cơ sở lưu trú:
+ Đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch;
+ Xin giấy phép an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy
+ Xin giấy phép an ninh trật tự
+ Nếu cơ sở có cung cấp dịch vụ ăn uống thì còn cần đảm bảo yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm
Lưu ý rằng nếu người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài muốn kinh doanh dịch vụ lưu trú cần cần được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp phép cư trú (cấp thẻ tạm trú).
Căn cứ Điều 49
– Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
– Doanh nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật. Như theo quy định tại Khoản 22 Điều 3
– Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch theo quy định tại Mục 3 Chương V
+ Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với khách sạn được quy định tại Điều 22 Nghị định 168/2017/NĐ-CP, gồm: Có hệ thống điện, hệ thống cấp nước sạch và thoát nước; Có tối thiểu 10 buồng ngủ; có quầy lễ tân, phòng vệ sinh chung; Có nơi để xe cho khách đối với khách sạn nghỉ dưỡng và khách sạn bên đường; Có bếp, phòng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống đối với khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn nổi, khách sạn bên đường; Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới;Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày và người quản lý, nhân viên được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.
+ Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với biệt thự du lịch theo quy định tại Điều 23 Nghị định 168/2017/NĐ-CP là: Có hệ thống điện, hệ thống cấp nước sạch và thoát nước; Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới; Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày và phải có khu vực tiếp khách, phòng ngủ, bếp và phòng tắm, phòng vệ sinh.
+ Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với căn hộ du lịch được quy định tại Điều 24 Nghị định 168/2017/NĐ-CP, theo đó, các điều kiện này là: Có hệ thống điện, hệ thống cấp nước sạch và thoát nước; Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới; Có khu vực tiếp khách, phòng ngủ, bếp và phòng tắm, phòng vệ sinh và người quản lý căn hộ được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.
+ Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với tàu thủy lưu trú du lịch theo Điều 25 Nghị định 168/2017/NĐ-CP, gồm: Tàu trong tình trạng tốt, còn hạn đăng kiểm; có áo phao, phao cứu sinh, phương tiện thông tin liên lạc, tủ thuốc cấp cứu ban đầu; Có điện, nước sạch; có thiết bị thu gom rác thải, nước thải bảo đảm vệ sinh môi trường; Có khu vực đón tiếp khách, phòng ngủ (cabin), phòng tắm, phòng vệ sinh, bếp, phòng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống; Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới; Người quản lý, nhân viên được tập huấn về nghiệp vụ du lịch và người quản lý, nhân viên phục vụ được tập huấn về nghiệp vụ du lịch, kỹ năng cứu hộ trên sông, biển.
+ Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với nhà nghỉ du lịch theo quy định tại Điều 26 Nghị định 168/2017/NĐ-CP gồm: Có điện, nước sạch và hệ thống thoát nước; Có khu vực đón tiếp khách và phòng ngủ; có phòng tắm, phòng vệ sinh chung trong trường hợp phòng ngủ không có phòng tắm, vệ sinh riêng; Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới; Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày và người quản lý, nhân viên được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.
+ Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê được quy định tại Điều 27 Nghị định 168/2017/NĐ-CP gồm: Có đèn chiếu sáng, nước sạch; Có khu vực sinh hoạt chung; có khu vực lưu trú cho khách; có bếp, phòng tắm, phòng vệ sinh; Có giường, đệm hoặc chiếu; có chăn, gối, màn, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm hoặc chiếu; thay bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới và chủ nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.
Còn điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với bãi cắm trại du lịch theo quy định tại Điều 28 Nghị định 168/2017/NĐ-CP là: Có khu vực đón tiếp khách, khu vực dựng lều, trại, đỗ xe, phòng tắm, vệ sinh chung; Có nước sạch; Có dụng cụ, trang thiết bị dựng lều trại; có tủ thuốc cấp cứu ban đầu; Có nhân viên bảo vệ trực khi có khách và phải có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.
Ngoài ra, trước khi đi vào hoạt động chậm nhất 15 ngày, cơ sở lưu trú du lịch có trách nhiệm gửi thông báo bằng văn bản tới Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi có cơ sở lưu trú du lịch về những nội dung về: Tên, loại hình, quy mô cơ sở lưu trú du lịch; Địa chỉ cơ sở lưu trú du lịch, thông tin về người đại diện theo pháp luật và Cam kết đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch.
Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi có cơ sở lưu trú du lịch có trách nhiệm tổ chức kiểm tra điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc công tác kiểm tra, Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải gửi thông báo bằng văn bản về kết quả kiểm tra đến cơ sở lưu trú du lịch.
Trường hợp không đáp ứng điều kiện tối thiểu tương ứng với loại hình cơ sở lưu trú du lịch thì Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu cơ sở lưu trú du lịch bổ sung, hoàn thiện, đáp ứng điều kiện tối thiểu hoặc thay đổi loại hình cơ sở lưu trú du lịch phù hợp. Và cơ sở lưu trú du lịch có nghĩa vụ thông báo lại bằng văn bản về việc thay đổi đó.
4. Ý nghĩa của kinh doanh lưu trú:
Kinh doanh lưu trú mang ý nghĩa như thế nào đối với xã hội?
– Thu hút một lượng lớn lao động trực tiếp và gián tiếp vào quá trình tạo ra các sản phẩm phục vụ lưu trú du lịch, tạo việc làm, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp cho xã hội.
– Kinh doanh lưu trú du lịch phát triển sẽ kéo theo việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế để phục vụ, cung ứng cho sự phát triển của lưu trú du lịch.
– Việc tiêu dùng dịch vụ, hàng hoá du lịch…sẽ mang đến nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và nguồn thu cho cư dân nơi diễn ra hoạt động kinh doanh phục vụ lưu trú.
– Là nơi tuyên truyền, quảng cáo về đất nước và con người sở tại.
Kết luận: Với mỗi loại hình cơ sở lưu trú du lịch khác nhau thì chủ thể kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch cũng sẽ phải đáp ứng các điều kiện khác nhau. Các điều kiện mà cơ sở lưu trú du lịch phải đáp ứng để được kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch được quy định như trên.