Kinh doanh - một lĩnh vực đang diễn ra rất sôi động ở nước ta và các quốc gia thế giới. Mặc dù, tình hình dịch bệnh đang diễn biến khá phức tập nhưng hoạt động tổ chức kinh doanh vẫn tiếp tục diễn ra khá phổ biến và được chú trọng. Kinh doanh đem lại nguồn thu nhập cho cá nhân, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Cùng tìm hiểu về kinh doanh và các lĩnh vực và hình thức kinh doanh mới.
Mục lục bài viết
1. Kinh doanh là gì?
Kinh doanh (tên tiếng Anh “Business”) là hoạt động buôn bán nhằm sinh lợi nhuận, các doanh nghiệp, tập đoàn… thực hiện hoạt động sản xuất ra của cải vật chất phục vụ nhu cầu người tiêu dùng sau đó đem bán trên thị trường và mang về lợi nhuận được tính bằng thước đo của tiền tệ.
Tại
Các hoạt động kinh doanh được tổ chức, thực hiện đa dạng ở nhiều loại thể chế có tổ chức. Các bộ phận đều có vai trò chức năng riêng tuy nhiên lại thống nhất, kết hợp bền chặt cùng thực hiện mục tiêu kinh doanh cuối cùng là mang lại doanh số, doanh thu cho công ty, doanh nghiệp, tập đoàn…
Khi đã tham gia vào hoạt động kinh doanh thì chủ đầu tư phải luôn nỗ lực trên cơ sở đã có kỹ năng quản trị kinh doanh nhạy bén và vốn kinh doanh nhất định. Trong thời buổi thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh thì việc sáng tạo, đi đầu xu hướng cải cách và nhạy bén trước thị trường là điều mà mỗi doanh nhân cần trang bị, không ngừng học hỏi.
2. Các lĩnh vực kinh doanh hiện nay:
Ngành nông nghiệp và khai thác
Đây là ngành kinh doanh liên quan đến hoạt động sản xuất nguyên liệu thô nông sản và khoáng sản. Những nguyên nhiên liệu chủ yếu là việc chăn nuôi thủy sản, động vật, khai thác gỗ, khoáng sản, hay trồng và kinh doanh các loại cây nông nghiệp.
Ngành dịch vụ tài chính
Dịch vụ tài chính là bao gồm các ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, v.v. thu lợi nhuận thông qua việc đầu tư và quản lý nguồn vốn.
Hiện nay, với việc nền kinh tế thị trường ngày càng trở nên phát triển, ngành dịch vụ tài chính cũng vì vậy mà có những bước chuyển mình rất lớn. Hàng loạt các dịch vụ về tài chính, ngân hàng có lợi với cả người sử dụng và bên cung cấp liên tục được ra mắt. Điều này cho thấy được tương lai rộng mở của lĩnh vực này.
Ngành thông tin
Đây là ngành nghề mà những công ty kinh doanh sẽ thu lợi nhuận từ việc bán lại quyền sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền mà người sở hữu những sản phẩm đó khi đăng ký có thể bán lại, hoặc nhượng lại nhưng có thời hạn những sản phẩm đã đăng ký quyền để đảm bảo việc sản phẩm trí tuệ không bị đạo nhái một cách tùy tiện.
Ngành kinh doanh vận tải
Những đơn vị kinh doanh vận tải sẽ thu lợi nhuận từ việc phí vận chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác. Kinh doanh vận tải có thể hoạt động dưới nhiều hình thức và thông qua nhiều loại phương tiện khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của khách hàng để có những sự thay đổi.
Ngành kinh doanh dịch vụ
Kinh doanh dịch vụ là một trong ba loại hình kinh doanh chính đang rất phát triển hiện nay. Đây là công việc kinh doanh nhưng không tạo ra hàng hóa hữu hình mà cung cấp các dịch vụ và hàng hóa vô hình, thu lợi bằng cách tính giá sức lao động và trải nghiệm. Với sự đa dạng trong các lĩnh vực hoạt động nên việc đầu tư mảng kinh doanh dịch vụ là một lựa chọn thông minh của các chủ đầu tư, các doanh nhân thích cạnh tranh và chinh phục.
Một số ví dụ: kinh doanh khách sạn – nhà hàng; kinh doanh du lịch; dịch vụ vì sức khỏe; tư vấn bất động sản; vận hành, sửa chữa điện tử, tư vấn pháp lý;…
Kinh doanh bất động sản
Thu lợi từ việc bán, cho thuê, phát triển các tài sản bao gồm đất, nhà ở gắn liền với đất và các loại công trình khác.
Ngành kinh doanh dịch vụ công công cộng
Ví dụ như ngành điện, xử lý chất thải, nước sinh hoạt thường được đặt dưới sự quản lý của chính phủ.
Bán lẻ và phân phối
Hoạt động như một trung gian giữa nhà sản xuất và khách hàng, thu lợi nhuận qua dịch vụ bán lẻ và phân phối hàng hóa/ dịch vụ.
Kinh doanh bán lẻ đang là một trong những giải pháp thông minh giúp các doanh nghiệp kéo doanh số bán hàng lên cao chóng mặt. Nhờ có kinh doanh bán lẻ mà hàng hóa, sản phẩm thuận lợi lưu thông từ nơi sản xuất tới người tiêu dùng nhanh chóng, tiện lợi, hiệu quả.
Hiện nay hầu hết các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn đều đầu tư mạnh vào việc bán lẻ để đem thương hiệu đến người tiêu dùng, khiến họ tin tưởng, lựa chọn và trung thành với những sản phẩm do mình sản xuất.
Ngành sản xuất
Sản xuất hàng hóa từ các nguyên liệu thô hoặc các chi tiết cấu thành, sau đó bán đi thu lợi nhuận. Đây là những doanh nghiệp chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc cung cấp hàng hóa trên thị trường tiêu dùng. Đặc biệt là những mặt hàng, sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu sử dụng hàng ngày của người tiêu dùng.
Loại hình này vận hành ở độ chuyên môn hóa cao để đảm bảo hàng hóa bán ra thị trường không bị “chậm”, quá trình lưu thông diễn ra nhanh hơn, giúp người tiêu dùng có thể tiếp cận với sản phẩm hàng hóa ngay khi họ cần.
Hoạt động sản xuất hàng hóa được áp dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật sản xuất trên dây truyền đa dạng mặt hàng gồm các phần mềm, máy móc, động cơ, sau đó bán ra đem lại doanh thu. Đây là tiền đề để doanh nghiệp sản xuất không ngừng phát triển, được các chủ đầu tư không tiếc công nâng cấp.
3. Các hình thức kinh doanh hiện nay:
Doanh nghiệp liên doanh
Đây là loại hình doanh nghiệp công ty do hai hay nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài, nhằm tiến hành hoạt động kinh doanh các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân Việt Nam. Doanh nghiệp liên doanh được tổ chức dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ bằng tài sản của mình trên cơ sở vốn góp vào liên doanh của các bên.
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài
Loại hình doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư đến từ nước ngoài. Về bản chất, đây là một công ty trách nhiệm hữu hạn, chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ từ hoạt động kinh doanh trong phạm vi tài sản của doanh nghiệp do một cá nhân nước ngoài bỏ vốn ra thành lập.
Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sở hữu, chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Công ty cổ phần được quyền phát hành chứng khoán theo quy định của pháp luật.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
Công ty TNHH 2 thành viên là công ty có 2 thành viên trở lên và không vượt quá 50 thành viên. Các thành viên phải chịu trách nhiệm đối với từng khoản nợ cũng như là có nghĩa vụ, trách nhiệm đối với các tái sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn được cam kết đóng góp vào doanh nghiệp
Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là công ty có số cổ đông công ty cổ phần tối thiểu là 03 và không giới hạn số lượng tối đa. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Trong đó, vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
Công ty hợp danh
Công ty hợp danh là doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân, có ít nhất hai thành viên hợp danh.
Trong đó, mỗi thành viên hợp danh có uy tín nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
Công ty có thể có thành viên góp vốn, thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân bỏ vốn ra thành lập và làm chủ. Chủ doanh nghiệp nắm toàn bộ quyền điều hành sản xuất và phải chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp. Do đó mỗi cá nhân sẽ có cơ hội lập doanh nghiệp cho riêng mình nhưng phải đảm bảo chỉ được lập duy nhất một doanh nghiệp tư nhân.
Hợp tác xã
Đây là loại hình tổ chức tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu góp vốn xây dựng góp sức lập ra. Xuất phát từ lợi ích và nhu cầu chung, mọi người tự nguyện tạo dựng hợp tác xã để phát huy sức mạnh tập thể, nâng đỡ quyền lợi của từng xã viên, gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và dịch vụ.
Hộ kinh doanh là một hình thức kinh doanh hộ gia đình với quy mô nhỏ, thường là trong gia đình, dưới 10 lao động.
4. Hồ sơ, trình tự và thủ tục đăng ký kinh doanh:
Thứ nhất, hồ sơ bao gồm:
Tùy thuộc vào nhu cầu lựa chọn loại hình doanh nghiệp mà hồ sơ đăng kí kinh doanh ngành nghề bán buôn quần áo sẽ khác nhau. Hiện nay nước ta tồn tại bốn loại hình doanh nghiệp tương đối phổ biến sau:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn (gồm công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên)
- Công ty/ doanh nghiệp tư nhân;
- Công ty cổ phần;
- Công ty hợp danh,
Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ mang những ưu và nhược điểm khác nhau. Nhưng nhìn chung thì hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo quy định sẽ bao gồm một số loại giấy tờ bắt buộc sau đây:
- Giấy đề nghị đăng kí doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập;
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
+ Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
+ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Lưu ý: Đối với quý khách có nhu cầu thành lập doanh nghiệp hay các tổ chức kinh doanh chỉ cần cung cấp một số thông tin cần thiết, Luật Dương Gia sẽ hỗ trợ quý khách soạn thảo, nộp và nhận kết quả đăng kí thành lập doanh nghiệp theo đúng trình tự thủ tục của pháp luật.
Thứ hai, cơ quan tiếp nhận hồ sơ
Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đã chuẩn bị tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh.
Thứ ba, thời hạn giải quyết hồ sơ
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
- Luật doanh nghiệp 2020;