Hộ gia đình, doanh nghiệp để có thể kinh doanh bida thì phải xin giấy phép kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền. Vậy kinh doanh bida không có giấy phép kinh doanh bị xử phạt?
Mục lục bài viết
1. Kinh doanh bida có cần giấy phép hoạt động không?
Để có thể lý giải được việc kinh doanh bida có cần giấy phép hoạt động hay không thì cá nhân cần soi chiếu đến các quy định của pháp luật liên quan đến các trường hợp không bắt buộc phải xin cấp giấy phép hoạt động. Căn cứ theo Điều 3 Nghị định
– Đối với trường hợp thực hiện hoạt động buôn bán rong, buôn bán dạo là các hoạt động mua bán không có địa điểm cố định có thể kể đến một số công việc như nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để thực hiện bán rong;
– Khi cá nhân có hành động là buôn bán vặt được xác định là các hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ hoặc không có địa điểm thực hiện mua bán cố định;
– Bán quà vặt chính là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống hoặc không có địa điểm cố định;
– Buôn chuyến cũng là một trong những hình thức không bắt buộc phải xin cấp giấy đăng ký kinh doanh và hoạt động này thông thường diễn ra do hàng hóa nhập từ một nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua hoặc người bán lẻ, cũng không có tính cố định;
– Còn phải kể đến một số các trường hợp thực hiện các dịch vụ như đánh giày, bàn vé số, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh, các dịch vụ khác có liên quan, mà đặc biệt là không có địa điểm cố định;
– Một số hoạt động thương mại được thực hiện một cách độc lập thường xuyên cũng không phải đăng ký kinh doanh khác nếu có quy định trong các văn bản pháp luật khác.
Như vậy, kinh doanh quán bida không nằm trong các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh đã liệt kê ở trên nên hộ gia đình hay doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh phải tiến hành xin giấy phép hoạt động và cơ quan có thẩm quyền. Hành vi cố tình vi phạm về việc xin cấp giấy phép hợp pháp để xem bị xử lý theo đúng quy định, và sẽ được trình bày tại mục 2 của bài viết với các nội dung cụ thể.
2. Kinh doanh bida không có giấy phép kinh doanh bị xử phạt?
Pháp luật hiện hành quy định các trường hợp nếu không có giấy phép kinh doanh sẽ bị xử phạt với mức xử phạt khác nhau. Mọi điều hành vi vi phạm được thực hiện là một doanh nghiệp thì mức xử phạt cũng sẽ có sự khác biệt đối với vi phạm liên quan đến hộ kinh doanh. Căn cứ theo Nghị định 122/2021/NĐ-CP thì mức phạt đối với trường hợp hoạt động kinh doanh không đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, hộ gia đình sẽ được ghi nhận với các nội dung dưới đây:
– Tại Điều 46 của Nghị định này thì có quy định về những hành vi vi phạm liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp với mức phạt tiền sẽ được áp dụng từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng nếu doanh nghiệp này thực hiện hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp nhưng lại không tuân thủ quy định về việc đăng ký thành lập tại cơ quan có thẩm quyền;
+ Cố tình thực hiện việc kinh doanh sau khi đã bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc đã từng bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra yêu cầu tạm ngừng kinh doanh, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh nhưng vẫn cố tình vi phạm;
+ Xét đến trường hợp nếu có sự vi phạm về thành lập doanh nghiệp mà có liên quan đến vấn đề vi phạm về thuế thì cũng sẽ bị xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
– Hành vi vi phạm không đăng ký kinh doanh bida của hộ kinh doanh thì mức phạt tiền sẽ dao động từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng nếu thực hiện một trong các hành vi nêu dưới đây:
+ Cá nhân, các thành viên hộ gia đình tự ý đăng ký kinh doanh nhiều hơn một hộ kinh doanh;
+ Xét đến điều kiện được thành lập hộ kinh doanh nếu hộ kinh doanh không đảm bảo các điều kiện cơ bản mà không được quyền thành lập hộ kinh doanh nhưng vẫn cố tình thực hiện việc này;
+ Trong quá trình hoạt động nếu trong Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có sự thay đổi điều chỉnh các thông tin cơ bản mà không tuân thủ về thời hạn để tiến hành thay đổi nội dung tại cơ quan có thẩm quyền trong vòng 10 ngày thì cũng sẽ bị xử phạt với mức tiền nêu trên.
3. Điều kiện để có thể xin giấy phép kinh doanh bida không bị xử phạt?
– Mặc dù kinh doanh bida không phải là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, bởi soi chiếu theo danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định để phục lục IV của
– Thứ nhất, về điều kiện cơ sở vật chất cũng phải đảm bảo các nội dung như:
+ Địa điểm được sử dụng để đặt bàn bida phải có mái che;
+ Khi có nhiều bàn bida trong khu vực kinh doanh thì khoảng cách tối thiểu giữa các bàn cách tường là 1,5 m; khoảng cách các bàn với nhau là ít nhất 1,2 m;
+ Liên quan đến yếu tố ánh sáng trong khi thực hiện việc kinh doanh bida thì độ sáng các điểm trên mặt bàn và thành băng ít nhất là 300 lux;
+ Đèn chiếu sáng được bố trí cho mỗi bàn phải cách mặt bàn ít nhất là 1 m để thuận tiện cho quá trình quan sát và hoạt động;
+ Hộ gia đình, doanh nghiệp khi thực hiện kinh doanh visa phải đảm bảo phòng vệ sinh, tủ thuốc hoặc cần chuẩn bị về bảng nội quy về giờ sinh hoạt tập luyện và không được tổ chức đánh bạc, không hút thuốc, uống rượu bia hoặc những hành vi vi phạm pháp luật khác;
+ Địa điểm được lựa chọn để kinh doanh bida phải là những nơi thoáng mát không được sử dụng kính màu hoặc che chắn;
– Điều kiện thứ hai cần phải nhắc đến liên quan đến các dụng cụ trang thiết bị được sử dụng khi kinh doanh bida:
+ Quy định liên quan đến bàn được sử dụng trong kinh doanh: Thông thường lựa chọn các loại bàn snooker, bàn carom, bàn pool phải đạt các tiêu chuẩn chung của quốc tế. Cụ thể:
Bàn snooker: Kích thước lòng bàn 3,569m – 1,778m +/- 13mm. Chiều cao 85 – 88mm;
Bàn pool: Kích thước lòng bàn 2,54m – 1,27m +/- 3mm. Chiều cao 74mm – 79mm;
Bàn carom: lòng bàn rộng 2,84m – 1,42m +/- 5mm, lòng bàn nhỏ rộng 2,54m – 1,27m +/- 5mm. Chiều cao 75mm – 80mm.
+ Vải bàn để sử dụng thì tùy thuộc vào các loại bàn khác nhau thì cần phải được trải các tấm vải đúng chủng loại;
+ Bi: Bi sử dụng trong kinh doanh cần đảm bảo những yếu tố cơ bản dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế;
+ Đồng thời, liên quan đến việc sử dụng các trang thiết bị khác, có thể kể đến như: cơ, cầu nối, lơ, giá để cơ, bảng ghi điểm…
– Điều kiện thứ ba, cần phải nhắc đến đó là liên quan đến các cán bộ nhân viên hoạt động trong kinh doanh bida: Cá nhân được xác định là huấn luyện viên thể thao phải đạt tiêu chuẩn về kiến thức chuyên môn cụ thể là phải có bằng cấp về chuyên ngành thể dục thể thao mà bằng cấp này từ bậc trung cấp trở lên hoặc có giấy chứng nhận chuyên môn được cấp bản liên đoàn thể thao quốc gia liên đoàn thể thao quốc tế.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật đầu tư năm 2020;
– Nghị định số 122/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;
– Nghị định 39/2007/NĐ-CP về việc cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.