Nước Âu Lạc là bước kế tục và phát triển cao hơn của nước Văn Lang. Tổ chức bộ máy nhà nước và các đơn vị hành chính dưới thời Âu Lạc vẫn chưa có gì thay đổi khác với thời Văn Lang của các vua Hùng. Nhằm giúp các bạn đọc có thêm kiến thức ôn tập và kiểm tra, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc bài viết Kinh đô của nước Âu Lạc đặt ở địa phương nào ngày nay?
Mục lục bài viết
1. Kinh đô của nước Âu Lạc đặt ở địa phương nào ngày này?
A. Phong Châu (Phú Thọ ngày nay)
B. Phong Khê (Hà Nội ngày nay)
C. Mê Linh (Hà Nội ngày nay)
D. Luy Lâu (Bắc Ninh ngày nay)
Đáp án cần chọn là đáp án B. Kinh đô của nước Âu Lạc đóng ở Phong Khê (nay là Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội).
2. Lịch sử hình thành và phát triển của nhà nước Âu Lạc:
2.1. Sự ra đời và phát triển của nhà nước Âu Lạc:
Từ trước cuộc xâm lăng của quân Tần, giữa vua Hùng và họ Thục đã xảy ra xung đột kéo dài chưa phân thắng bại. Trong bối cảnh đó, cuộc xâm lăng của quân Tần xảy ra ồ ạt. Đứng trước tình hình mới, hai bên chấm dứt xung đột, cùng chiến đấu chống ngoại xâm. Kháng chiến thắng lợi, Thục Phán với tư cách người chỉ huy chung đã được thay thế Hùng Vương làm vua, đặt tên nước mới là Âu Lạc. Quốc gia Âu Lạc ra đời khoảng đầu thế kỷ III trước Công nguyên (CN)
Nước Âu Lạc là bước kế tục và phát triển cao hơn của nước Văn Lang và trên một phạm vi rộng lớn hơn của người Việt và người Tây Âu. Tổ chức bộ máy nhà nước và các đơn vị hành chính dưới thời Âu Lạc vẫn chưa có gì thay đổi khác với thời Văn Lang của các vua Hùng. Đứng đầu nhà nước là Thục An Dương Vương. Dưới đó, trong triều vẫn có các Lạc hầu giúp vua cai quản đất nước. Ở các địa phương (bộ) vẫn do các Lạc tướng đứng đầu quản lý. Đơn vị hành chính cấp cơ sở vẫn là các công xã nông thôn (kẻ, chiềng, chạ).
Mặc dù nước Âu Lạc tồn tại không lâu, chỉ trong khoảng từ năm 208 đến năm 179 trước CN, nhưng về các mặt vẫn tiếp tục được phát triển trên cơ sở kế thừa những thành tựu đã đạt được thời Văn Lang, nhất là trên lĩnh vực quân sự.
Theo tài liệu khảo cổ thì An Dương Vương xây dựng được một đạo quân khá mạnh sử dụng thành thạo cung tên. Các loại vũ khí phong phú, đa dạng hơn vạn mũi tên đào được ở chân thành Cổ Loa đã chứng tỏ điều đó. Âu Lạc còn có thủy quân và được luyện tập khá thường xuyên. Sau khi nước Âu Lạc ra đời, Thục An Dương Vương đã chọn Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) làm Kinh đô và cho xây dựng thành Cổ Loa kiên cố, trở thành trung tâm của nưóc Âu Lạc và là căn cứ quân sự vững chắc, có lợi.
Thành Cổ Loa nằm ở vị trí trung tâm đất nước và là đầu mối của các hệ thống giao thông đường thủy. Ở đây có sông Hoàng chảy qua thuận lợi cho việc đi lại quanh vùng, rồi tỏa đi các nơi, theo sông Hồng, sông Đáy xuôi về đồng bằng rồi ra biển cả hoặc xuôi sông Cầu qua sông Thương, sông Lục Nam lên núi rừng Đông Bắc,…
2.2. Những nét văn hóa đặc trưng của Âu Lạc:
Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc tồn tại trên dưới 500 năm trước CN. Bằng sức lao động sáng tạo và đấu tranh kiên cường, bền bỉ, người Việt cổ đã xây dựng được cho mình một đất nước phát triển với nhiều thành tựu kinh tế và văn hóa làm nền tảng cho một nền văn minh bản địa đậm đà bản sắc dân tộc.
Trên cơ sở nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước và kết cấu xóm làng bền chặt, cư dân Văn Lang – Âu Lạc tiến hành khai hoang, làm thủy lợi, chống ngoại xâm và các hoạt động khác. Cũng từ đó, người Việt cổ bấy giờ đã định hình cho mình một lối sống, cách ứng xử, tâm lý, tôn giáo và tín ngưỡng, nghệ thuật, toát lên những đặc điểm của đời sống văn hóa vật chất và tinh thần đặc sắc.
Về đời sống vật chất, thóc gạo là nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc, chủ yếu là gạo nếp. Người bấy giờ dùng gạo nếp để thổi cơm, làm bánh chưng, bánh giầy. Nhiều tài liệu đã ghi lại sự việc trên. Sách Lĩnh nam chích quái ghi rằng ở thời Hùng Vương sản xuất được nhiều gạo nếp, lấy ống tre mà thổi cơm. Rất nhiều chiếc chõ gốm dùng để thổi xôi đã tìm thấy ở các địa điểm thuộc văn hóa Đông Sơn.
Ngoài thóc gạo là nguồn lương thực chính, cư dân Văn Lang – Âu Lạc còn sử dụng các loại cây có củ cung cấp chất bột như củ từ, khoai lang, sắn dây, khoai sọ, rau quả. Lúc thiếu thốn người ta còn dùng các loại cây có bột khác như cây quanh lang, cây báng…
Thức ăn cũng khá phong phú gồm các loại cá, tôm, cua, ốc, hến, baba, các loại rau củ (bầu, bí, cà, đậu,..) Thức ăn được chế biến bằng nhiều cách khác nhau theo sở thích từng vùng, từng gia đình (đun nấu, nước, muối, ăn sống,..) Nghề chăn nuôi và săn bắn phát triển đã cung cấp thêm nguồn thức ăn có nhiều chất đạm cho mỗi gia đình. Trong số đồ ăn quen thuộc của cư dân Văn Lang – Âu Lạc còn có nhiều loại hoa quả vùng nhiệt đới như vải, nhãn, mơ, mận, chuối, dưa hấu, cam, quýt… Nguồn lương thực và thực phẩm của người Việt cổ thực phong phú, đa dạng, rất giàu chất bột, chất đạm và nhiều chất bổ khác, trong đó lúa gạo là chính. Đây là một biểu hiện của cuộc sống vật chất được nâng cao, cũng là một biểu hiện của sự phát triển kỹ thuật canh tác nông nghiệp của cư dân bấy giờ.
2.3. Ý nghĩa sự ra đời nước Âu Lạc:
Trong thời đại dựng nước, nước ta đã xây dựng được nền văn minh rực rỡ đó là Văn minh sông Hồng và hình thái nhà nước sơ khai là nhà nước Văn Lang và Âu Lạc. Sự ra đời của nhà nước Âu Lạc chính là minh chứng cho một nền văn hiến lâu đời. Chính bằng sức lao động sáng tạo và đấu tranh kiên cường, bền bỉ, người Việt đã xây dựng được một đất nước phát triển với nhiều thành tựu kinh tế và văn hóa làm nền tảng cho một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Dựa trên cơ sở kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước và tình làng nghĩa xóm bền chặt, cư dân Âu Lạc đã tiến hành khai hoang, chống quân xâm lược, hình thành nên lối sống, cách ứng xử riêng biệt.
3. Một số câu hỏi về nhà nước Âu Lạc có đáp án:
Câu 1: Năm 214 TCN, nước nào ở phương Bắc đã đánh xuống vùng đất sinh sống của các bộ tộc người Việt:
A. Nhà Hán
B. Nhà Tấn
C. Nhà Tần
D. Nhà Đưòng
-> Đáp án cần chọn là đáp án B
Câu 2: Đầu thế kỷ II TCN, Âu Lạc bị đất nước nào tấn công?
A. Nhà Hán
B. Nhà Lương
C. Nhà nước Nam Việt
D. Nhà Đường
-> Đáp án cần chọn là đáp án C
Câu 3: Âu Lạc bị sáp nhập vào nước Nam Việt vào:
A. Năm 177 TCN
B. Năm 179 TCN
C. Năm 197 TCN
D. Năm 178 TCN
-> Đáp án cần chọn là đáp án B
Câu 4: Người nắm mọi quyền hành và coa quyền thế cao hơn trong việc trị nước ở Âu Lạc là:
A. Lạc tướng
B. Hùng Vương
C. An Dương Vương
D. Bồ chính
-> Đáp án cần chọn là đáp án C
Câu 5: Vũ khí đặc sắc của nước Âu Lạc là:
A. Tấm che ngực
B. Nỏ Liên châu
C. Mũi tên đồng
D. Giáo hình lá mía
-> Đáp án cần chọn là đáp án B
Câu 6: An Dương Vương xây thành Cổ Loa và chế tạo nỏ Liên Châu nhằm mục đích:
A. Mở rộng lãnh thổ bằng cách gây chiến tranh với các nước khác
B. Đối mặt với âm mưu xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc
C. Kiến trúc và trình độ luyện kim đạt trình độ cao
D. Cả A, B, C đều sai
-> Đáp án cần chọn là đáp án D
Câu 7: Tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc được xây dựng trên cơ sở:
A. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang
B. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần
C. Tổ chức thị tộc bộ lạc của người Tây Âu
D. Tổ chức thị tộc bộ lạc của người Lạc Việt
-> Đáp án cần chọn là đáp án A
Câu 8: So với thời vua Hùng thì thời An Dương Vương quyền hành và tổ chức nhà nước thế nào?
A. Quyền hành ngang nhau và bộ máy nhà nước như nhau
B. Quyền hành cao hơn, bộ máy nhà nước như nhau
C. Quyền hành cao hơn, bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn.
D. Quyền hành như nhau, bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn.
-> Đáp án cần chọn là đáp án C.
Câu 9: Công trình tiêu biểu của cư dân Âu Lạc là:
A. thành Hoan Châu
B. thành Cổ Loa
C. thành Vạn An
D. thành Đại La
-> Đáp án cần chọn là đáp án B
Câu 10: Nhà nước cổ đại đầu tiên ở Việt Nam là:
A. Âu Lạc
B. Chăm – pa
C. Phù Nam
D. Văn Lang
-> Đáp án cần chọn là đáp án D
Câu 11: Phạm vi lãnh thổ của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
A. Nam Trung Bộ
B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
C. Nam Bộ
D. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
-> Đáp án cần chọn là đáp án B
THAM KHẢO THÊM: