Kim cương là một trong những loại trang sức đất đỏ nhất thế giới bởi sự sang trọng và hiếm có của nó. Hiện nay việc sử dụng kim cương là trang sức được cho là thể hiện sự giàu có và chịu chơi của một người. Vậy kim cương là gì? Sự khác biệt giữa kim cương tự nhiên và kim cương nhân tạo như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Kim cương là gì?
Những viên kim cương bao giờ cũng có giá trị rất lớn trong giới đá quý. Được mệnh danh là vị vua của đá quý, chúng sở hữu vẻ đẹp vượt thời gian và có giá trị kinh tế. Chúng ta sử dụng kim cương vì những tính chất vật lý vô cùng quý giá của chúng. Một trong số đó là độ cứng rất cao, độ khúc xạ tốt, độ dẫn nhiệt cao. Sở hữu cho mình những viên kim cương khiến bạn cảm thấy mình trở nên sang trọng và có quyền lực hơn. Các thuộc tính của loại đá quý này phụ thuộc hầu hết vào phần lớn quá trình sản xuất và mục đích sản xuất.
Kim cương là một trong hai dạng hình thù được biết đến nhiều nhất của Carbon và dạng còn lại đó là than chì. Kim cương có độ cứng cao và khả năng quang học cực kì tốt và chúng được ứng dụng trong các ngành công nghiệp, và đặc biệt những viên kim cương chất lượng tốt nhất được sử dụng trong ngành kim hoàn.
2. Cấu tạo và quá trình sử dụng kim cương:
Tinh thể kim cương có dạng tám mặt, bốn mặt, lập phương, thường có bề mặt cong lồi. Kích thước của từng tinh thể thay đổi từ rất nhỏ tới khá lớn, có thể nặng tới hàng ngàn cara. Không màu, trong suốt hoặc có màu xanh da trời, trắng xanh, vàng nâu, lục, đỏ, xám và đen. Ánh kim cương mạnh, phát quang màu xanh, xanh lục khi chiếu tia tử ngoại hoặc rơnghen. Dẫn điện kém.Thứ không màu gồm có cacbon nguyên chất. Cũng có lẫn những chất tro mang màu, có khi tới tỷ lệ mấy % : SiO2, MgO, CaO, FeO, Fe2O3, Al2O3, TiO2…Trong kim cương thường thấy những bao thể, graphit và khoáng vật khác nữa.
Hiện nay Kim cương được cho là một loại khoáng sản với những tính chất vật lý vô cùng hoàn hảo. Đây là những vật liệu tốt để tạo ra nhưng trang sức sang trọng và quý phái trên thị trường đá quý dành cho những người giàu có trên thế giới. Theo như thống kê thì mỗi năm ước tính khoảng 150 triệu cara (30.000 kg) kim cương được khai thác với tổng giá trị là 10 tỷ đô la Mỹ. Ngoài ra, có khoảng 100.000 kg kim cương được chế tạo trong các phòng thí nghiệm.
Tên gọi “kim cương” được bắt nguồn từ tiếng Hán có nghĩa là kim loại cứng, còn ở Hy Lạp chúng được gọi với cái tên “admas” nghĩa là “không thể phá hủy”. Chúng được sưu tầm như một loại đá quý và được sử dụng trên những biểu tượng tôn giáo của người Ấn Độ cách đây 2.500 năm. Và người cổ đại đã biết sử dụng loại khoáng chất này để tạo ra những mũi khoan.
Mặc dù Nam Phi vẫn là nhà cung cấp Kim cương lớn, nhưng ngày nay nước này chỉ nắm giữ dưới 50% thị phần và không thể kiểm soát thị trường nhiều như trước đây. Ngày nay, những ông lớn trong ngành còn có Ấn Độ, Canada, Nga, Úc và Brazil. Có một số quốc gia khác trên thế giới cũng đóng góp vào chuỗi cung ứng Kim cương, nhiều quốc gia trong số đó cũng nằm ở phần phía nam của lục địa Châu Phi. Hầu hết chúng được khai thác ở những miệng núi lửa đã tắt, sâu trong lòng Trái Đất nơi mà áp suất và nhiệt độ cao làm thay đổi cấu trúc của các tinh thể.
Vào những năm của thế kỷ thế kỷ thứ 19, những viên kim cương mới thực sự được sủ dụng và biết đến phổ biến, khi kỹ thuật cắt, đánh bóng thực sự phát triển đạt tới một trình độ mới và kinh tế thế giới bắt đầu có sự dư giả để các cá nhân có thể sở hữu một viên kim cương sang trọng. Nhu cầu làm đẹp tăng và những nhà kim hoàng bắt đầu tung ra những chiến dịch quảng cáo rầm rộ cho loại đá quý hiếm này.
3. So sánh kim cương nhân tạo và kim cương tự nhiên:
3.1. Sự giống nhau giữa kim cương tự nhiên và nhân tạo:
2 loại kim cương đều hình thành dưới áp suất và nhiệt độ cao, đặc biệt 2 loại kim cương này nếu nhìn bằng mắt thường thì khó có thể phân biệt được chỉ có những người trong nghề và thành thạo về kim cương thì mới có thể phân biệt được sự khác nhau giữa chúng
3.2. Sự khác nhau giữa kim cương tự nhiên và nhân tạo:
Kim cương tự nhiên
Kim cương tự nhiên là loại kim cương rất quý giá chúng được khai thác trong thiên nhiên với dạng hình thù nhiều nhất là Carbon có một số nhỏ còn lại là than chì, ngoài việc được sử dụng nhiều trong việc chế tạo trang sức thì còn được ứng dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp. Những viên kim cương được khai thác trong thiên nhiên sẽ có một vẻ đẹp tinh khiết và phát ra ánh sáng lấp lánh của loại đá quý đắt đỏ bậc nhất trên thế giới. Ngoài ra như chúng ta đã biết kim cương được tạo ra nhờ nhiệt độ và áp suất lớn nên chúng có khúc xạ ánh sáng rất tuyệt vời, xứng đáng là loại đá quý trên thế giới hiện nay.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho rằng kim cương được hình thành trong lớp phủ và được chuyển lên bề mặt trái đất nhờ hoạt động phun trào của núi lửa. Những viên kim cương bị phong hóa này hiện nay còn được tìm thấy ở dòng sông, suối và thậm chí ở các bờ biển. Kim cương tự nhiên được hình thành ở áp suất và nhiệt độ rất cao, nơi hình thành kim cương cách vỏ trái đất lên đến 150km và với áp suất là 2000 độ F.
Trong trái đất và đặc biệt là các hành tinh có rất nhiều sự va chạm xảy như như các tiểu hành tinh tấn công trái đất vô tình là cho nhiệt độ và áp suất lớn được tạo ra, chính vì vậy với nhiệt độ và áp suất lớn vừa đủ như vậy là điều kiện để tạo ra kim cương bởi những điểm tác động của các tiểu hành tinh.
Kim cương nhân tạo
Kim cương nhân tạo không được tạo ra từ thiên nhiên mà chủ yếu được tổng hợp và chế tạo từ phòng thí nghiệm với môi trường, nhiệt độ và áp suất cựa kì nghiêm ngặt được kiểm soát cẩn thận nên quá trình chế tạo ra kim cương nhân tạo sẽ không chứa tạp chất như đối với kim cương được khai thác trong tự nhiên.
Với quy trình sản xuất phức tạp nên giá cả của kim cương nhân tạo cũng không hề rẻ và vẻ bề ngoài của nó y hệt như kim cương trong tự nhiên. Với sự khan hiếm của kim cương tự nhiên thì ngày nay trên thị trường vàng bạc đá quý và các ngành công nghiệp hầu như người ta sẽ sử dụng kim cương nhân tạo để thay thế và sử dụng.
Quan sát bằng mắt thường
Quan sát bằng mắt thường sẽ thấy 2 loại kim cương khác nhau về độ lấp lánh, nhìn xuyên qua lớp kính sẽ dễ dàng nhận thấy viên kim cương tự nhiên sẽ có độ sáng và lấp lánh hơn so với kim cương nhân tạo, nếu để một mẫu vụn lấp lánh nào đó giữa về mặt viên kim cường và nhìn xuyên qua thì viên kim cương nhân tạo sẽ không thấy được mẫu vụn kia còn kim cương tự nhiên thì ta có thể quan sát và thấy được mẫu vụ lấp lánh đã bỏ vào.
Tính dẫn nhiệt: Kim cương tự nhiên sẽ có tính dẫn nhiệt cao nên khi dùng tay hoặc dùng má áp vào viên kim cương tự nhiên sẽ có cảm giác mát lạnh còn viên kim cương nhân tạo thì không có được điều đặc biệt này.
Về hình dáng các đường cắt: Nếu quan sát kĩ thì viên kim cương nhân tạo sẽ có các đường cắt mờ còn kim cương tự nhiên thì không, chúng hoàn toàn tự nhiên, nếu có thì các đường cắt ngắt quãng và vỡ vụn. Mặc dù chúng được đánh giá là viên kim cương có chất lượng như vì có từ thiên nhiên nên bên trong của chúng vẫn có những tạp chất là những đường vân nhỏ, tuy nhiên nó không làm cản ánh sáng mà còn tăng thêm sự lấp lánh cho những viên kim cương.
Dùng phương pháp hà hơi
Nếu như kim cương tự nhiên thì khi hà hơi lớp hơi trên bề mặt sẽ nhanh chóng tan đi còn kim cương tự nhiên với đặc tính dẫn nhiệt kém hơn nên lớp hơi sẽ tồn tại trên bề mặt lâu hơn.
Dùng bút thử kim cương
Kim cương tự nhiên và nhân tạo cũng rất khó để phân biệt, những cách phân biệt trên nó chỉ mang tính tương đối, để chính xác hơn bạn có thể sử dụng bút thử kim cương để kiểm tra tính dẫn điện và nhiệt của chúng, thông thường đối với bút thử kim cương sẽ có 3 nấc: kim loại, moisanite, kim cương. Nếu như là kim cương giả hoặc nhân tạo thì bút sẽ không có phản ứng nào.
Với nôi dung bài viết này, chúng tôi hi vọng đã cung cấp thêm những thông tin bổ ích cho các bạn về kim cương tự nhiên và kim cương nhân tạo và cách nhận biết. Để tránh mua trúng kim cương giả tốt nhất bạn nên đến các trung tâm vàng bạc đá quý lớn và uy tín để chọn mua những viên kim cương tốt nhất.