Kiện yêu cầu chia tài sản thừa kế để lại không có di chúc. Chia thừa kế theo pháp luật, kiện yêu cầu chia thừa kế.
Kiện yêu cầu chia tài sản thừa kế để lại không có di chúc. Chia thừa kế theo pháp luật, kiện yêu cầu chia thừa kế.
Tóm tắt câu hỏi:
Ông bà nội tôi có 5 người con: 2 gái, 3 trai. Khi còn sống, ông tôi công bố bằng miệng sẽ chi thừa kế cho 3 người con trai. nhưng đến khi ông nội tôi mất. Chú tôi đã tự động chuyển sổ đỏ đứng tên ông tôi sang cho bà tôi rồi chuyển sang tên của mình để một mình đứng tên trong sổ đỏ. Xin hỏi luật sư trong câu chuyện này, tôi muốn kiện để chia theo thừa kế thì có được không? và phải làm như thế nào xin chân thành cảm ơn!?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Về hình thức của di chúc và điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng. Điều 649 Bộ luật dân sự 2005 quy định di chúc phải được lập bằng văn bản, nếu không lập được bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
Căn cứ Điều 651 Bộ luật dân sự 2005 quy định:
Xem thêm: Người thừa kế là gì? Những người được thừa kế theo pháp luật là ai?
“1. Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
2. Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.”
Như vậy, hình thức của di chúc phải được lập bằng văn bản, chỉ trong trường hợp người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Khi di chúc miệng thì chỉ khi đáp ứng các điều kiện sau thì di chúc mới được coi là hợp pháp căn cứ khoản 5 Điều 652 Bộ luật dân sự 2005:
“5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.”
Theo thông tin bạn cung cấp thì di chúc miệng của ông bạn chưa được coi là hợp pháp vì vậy theo điểm b khoản 1 Điều 675 Bộ luật dân sự 2005 thì việc chia thừa kế di sản của ông bạn để lại được chia theo pháp luật do di chúc không hợp pháp.
>>> Luật sư tư vấn yêu cầu chia thừa kế không có di chúc: 1900.6568
Khi đó, di sản của ông để lại được xác định là ½ giá trị quyền sử dụng đất bởi đây là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của ông bà bạn. Mỗi người được định đoạt ½ nên khi ông mất, di sản của ông để lại là ½ giá trị quyền sử dụng đất. Căn cứ Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 thì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông bao gồm: vợ của ông (bà nội), 5 người con. Di sản của ông được chia thành 6 phần bằng nhau.
Vì vậy, cả 6 người bao gồm bà nội, 5 người con là ba người con trai, hai con gái đều có quyền định đoạt đối với quyền sử dụng đất ông để lại. Mỗi người này đều không có quyền tự định đoạt đối với mảnh đất. Nên hành vi của chú bạn là hành vi trái pháp luật. Và bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện người này theo Điều 645 Bộ luật dân sự 2005:
“Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.’’
Trình tự, thủ tục khởi kiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Cụ thể, bạn làm đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn thường trú hoặc bị đơn làm việc để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
Xem thêm: Đã lập di chúc, có được chia di sản thừa kế theo pháp luật không?