Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền khởi kiện vụ án dân sự? Kiến nghị thay đổi, hoàn thiện, nâng cao các quy định về bảo đảm khởi kiện trong tố tụng dân sự?
Mục lục bài viết
1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền khởi kiện vụ án dân sự:
Các quy định của pháp luật về khởi kiện VADS hiện nay chủ yếu được quy định trong BLTTDS. Do đó, để hoàn thiện pháp luật về nội dung này, cần sửa đổi, bổ sung các quy định của BLTTDS trên cơ sở các yêu cầu cụ thể đã đặt ra. Bên cạnh đó, cần có các nội dung hướng dẫn cụ thể để việc áp dụng pháp luật được thống nhất, hạn chế những bất cập nảy sinh trong thực tiễn thực hiện.
– Quy định người làm đơn khởi kiện phải trực tiếp ký hoặc điểm chỉ (nếu là cá nhân) ký, đóng dấu (nếu là cơ quan tổ chức) là quá cứng nhắc, không bảo đảm quyền khởi kiện của chủ thể.
Để bảo đảm quyền lợi của người khởi kiện, tạo điều kiện cho họ thể hiện ý chí trực tiếp (ký hoặc điểm chỉ) hoặc gián tiếp thông qua ủy quyền, tôi cho rằng cần sửa đổi, bổ sung Điều 186, Điều 189 BLTTDS năm 2015 theo hướng người khởi kiện là cá nhân được ủy quyền khởi kiện và không nhất thiết phải ký vào đơn khởi kiện trong trường hợp đã ủy quyền hợp pháp và xác định rõ phạm vi khởi kiện bao gồm cả ủy quyền ký đơn khởi kiện. Bởi lẽ,
– Sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến quyền đưa ra yêu cầu của bị đơn; quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để khắc phục sự không thống nhất giữa các điều luật có liên quan trong BLTTDS.
Quy định về quyền được đưa ra yêu cầu độc lập của bị đơn đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan lần đầu tiên được quy định tại Điều 72 BLTTDS năm 2015. Theo đó, bên cạnh quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu độc lập đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án, (gọi chung là quyền đưa ra yêu cầu của bị đơn). Tại mục 2.1.1. Chương 2, BLTTDS năm 2015 có sự không thống nhất giữa các quy định về quyền đưa ra yêu cầu của bị đơn. Chỉ có duy nhất khoản 5 Điều 72 của Bộ luật đề cập đến quyền đưa ra yêu cầu độc lập của bị đơn đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Do đó, để khắc phục sự không thống nhất này, cần sửa đổi, bổ sung Điều 200 BLTTDS năm 2015 theo hướng bổ sung quyền yêu cầu độc lập của bị đơn đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; bổ sung quy định giải thích về quyền yêu cầu độc lập của bị đơn.
– Sửa đổi điểm c khoản 2 Điều 200; điểm c khoản 1 Điều 201 BLTTDS năm 2015 theo hướng bỏ cụm từ “chính xác” vì nếu quy định như vậy sẽ dẫn tới cách hiểu là nếu không giải quyết yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập trong cùng vụ án này thì Tòa án giải quyết các yêu cầu khác trong vụ án không chính xác, không đúng pháp luật.
– Sửa đổi quy định về thời điểm bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được đưa ra yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập.
Quy định bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải tại khoản 3 Điều 200 và khoản 2 Điều 201 BLTTDS năm 2015 là hạn chế quyền khởi kiện của các chủ thể. Bởi lẽ, pháp luật tố tụng không có quy định cụ thể về thời điểm mà Tòa án phải mở phiên họp tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải cũng như quy định về số lần mở phiên họp. Việc mở một hay nhiều phiên họp trong quá trình giải quyết VADS tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm, yêu cầu của từng vụ án khác nhau.
Do đó, nếu điều luật không quy định cụ thể quyền đưa ra yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập là trước thời điểm mở phiên họp đầu tiên hay phiên họp cuối cùng sẽ dẫn tới có nhiều cách hiểu và áp dụng không thống nhất tại Tòa án, gây ảnh hưởng đến quyền tố tụng của các đương sự. Do đó, cần thiết phải sửa đổi khoản 3 Điều 200 và khoản 2 Điều 201 BLTTDS năm 2015 về thời hạn bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
– Bổ sung quy định về nghĩa vụ gửi bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo; thời hạn gửi và hậu quả của việc không thực hiện việc gửi bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ cho bị đơn, đương sự khác
Pháp luật không quy định thời hạn cụ thể người khởi kiện phải gửi bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ cho bị đơn, đương sự khác cũng như hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ này là không bảo đảm quyền tiếp cận chứng cứ của đương sự trong TTDS trên thực tế cũng như không bảo đảm thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử.
Do đó, BLTTDS năm 2015 cần bổ sung quy định thời hạn người khởi kiện phải gửi bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ cho bị đơn, đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ và hậu quả khi người khởi kiện, đương sự không thực hiện nghĩa vụ trao đổi tài liệu, chứng cứ. Hậu quả của việc đương sự không thực hiện nghĩa vụ trao đổi tài liệu, chứng cứ cần xác định rõ là không được sử dụng tài liệu, chứng cứ đó để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án.
– Sửa đổi, bổ sung quy định về thẩm quyền theo loại việc của Tòa án theo hướng không liệt kê các tranh chấp cụ thể
Một trong các điều kiện mà người khởi kiện phải đáp ứng khi thực hiện quyền khởi kiện tại Tòa án đó là yêu cầu khởi kiện phải thuộc thẩm quyền theo loại việc của Tòa án được quy định trong pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng. Nếu quy định của pháp luật về thẩm quyền của Tòa án cụ thể, rõ ràng, không tạo khó khăn, lúng túng cho người dân, doanh nghiệp, tổ chức trong việc xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết mỗi khi có quyền và lợi ích bị xâm phạm đồng thời không gây khó khăn, vướng mắc cho chính người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi xác định vụ việc cụ thể có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án hay không sẽ bảo đảm quyền tiếp cận công lý của người dân và ngược lại sẽ là “rào cản” cho người dân khi muốn khởi kiện tại Tòa án.
Trở lại các quy định về thẩm quyền theo loại việc của Tòa án được quy định trong BLTTDS năm 2015 có thể thấy, trong mỗi điều khoản cụ thể, Bộ luật sẽ liệt kê từng loại tranh chấp hoặc yêu cầu dân sự theo các quan hệ pháp luật phát sinh. Lợi thế của việc quy định này giúp Tòa án và đương sự xác định được nhanh chóng chính xác các loại tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Nhưng vì nó mang tính liệt kê, dẫn tới tình trạng sẽ có những quan hệ mới phát sinh cần được thụ lý giải quyết thì trong luật chưa điều chỉnh, quy định theo hướng liệt kê trong BLTTDS hiện nay sẽ không bao quát hết những tranh chấp, những yêu cầu phát sinh như các tranh chấp về mang thai hộ trong Bộ luật cũng chưa xác định được cụ thể là những tranh chấp nào. Nếu có trường hợp mang thai hộ vì mục đích thương mại- vấn đề “chửa hộ đẻ thuê”; trường cầu của họ trong những vụ án riêng.
Quy định về chủ thể có thể bị kiện: Chủ thể có thể bị kiện là các cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia vào các quan hệ pháp luật nội dung như quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ pháp
Ngoài ra, nếu hiểu theo nghĩa rộng thì chủ thể bị kiện cũng có thể là nguyên đơn trong trường hợp họ bị bị đơn phản tố hay kiện ngược trở lại. Theo quy định tại khoản 3 Điều 68 BLTTDS thì “Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm”.
Như vậy, nếu xét theo nghĩa rộng thì chủ thể có thể bị kiện là một bên đã tham gia vào các quan hệ pháp luật nội dung như quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và có thể là bị đơn hoặc nguyên đơn trong vụ án dân sự khi bị đơn thực hiện quyền phản tố. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chỉ cho phép bị đơn có quyền phản tố đối với nguyên đơn, trong khi đó người có quyền và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có thể đưa ra yêu cầu chống lại cả nguyên đơn, bị đơn. Đây là một hạn chế của pháp luật, do vậy cần mở rộng hơn quyền phản tố của bị đơn đối với yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
2. Các quy định về bảo đảm khởi kiện trong tố tụng dân sự:
Quyền khởi kiện chính là cơ sở ban đầu để Tòa án thực hiện chức năng giải quyết, xét xử VADS tại tòa án, do vậy, ngoài việc quy định về quyền khởi kiện của chủ thể, BLTTDS còn có những quy định bảo đảm quyền khởi kiện thông qua các quy định về hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng. Cụ thể:
hợp mang thai hộ vi phạm các quy định về điều kiện mang thai hộ như người nhận mang thai hộ không phải người thân thích cùng hàng, hoặc không được sự đồng ý của chồng người nhận mang thai hộ trong thực tiễn mà có tranh chấp xảy ra thì đương sự có được khởi kiện hay không; Tòa án có được thụ lý giải quyết và áp dụng luật như thế nào. Khi bàn đến hạn chế, bất cập của quy định thẩm quyền theo loại việc của Tòa án theo hướng liệt kê, cũng có ý kiến cho rằng, tại tất cả các điều luật về thẩm quyền theo loại việc đều quy định một khoản “quét” là các tranh chấp khác về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động nên nếu các tranh chấp phát sinh mà không thuộc một trong các loại việc đã được liệt kê thì sẽ rơi vào khoản “quét” của các điều luật này.
Tuy nhiên, quy định “các tranh chấp khác” tại khoản cuối cùng của các điều luật quy định thẩm quyền theo loại việc của Tòa án phải được hiểu là các tranh chấp khác ngoài các tranh chấp đã được liệt kê trong BLTTDS nhưng được quy định ở các văn bản pháp luật khác mà không phải các tranh chấp mới phát sinh chưa được quy định trong bất cứ văn bản pháp luật nào như đã chỉ ra ở trên. Chính vì sự bất cập khi quy định thẩm quyền theo loại việc theo hướng liệt kê như trên nên kiến nghị sửa đổi các điều luật quy định về thẩm quyền theo loại việc của Tòa án trong BLTTDS năm 2015 theo hướng: Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp, các yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Đồng thời để quy định Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng mang tính khả thi trong thực tiễn, kiến nghị cần quy định rõ các tiêu chí xác định thế nào là “lẽ công bằng” để tạo hành lang pháp lý thống nhất cho các Thẩm phán áp dụng.
– Bổ sung điều luật quy định về thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án đối với các tranh chấp thừa kế
* Quy định về sự độc lập, khách quan của Tòa án – Bảo đảm cần thiết của việc thực thi quyền khởi kiện. Sự độc lập của Tòa án được ghi nhận là một nguyên tắc quan trọng nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó có quyền khởi kiện. Sự độc lập và khách quan của Tòa án được quy định tại Điều 12 BLTTDS: “Khi xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Ngoài ra, một nguyên tắc khác cũng được ghi nhận tại Điều 16 BLTTDS là nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành hoặc tham gia tố tụng dân sự. Theo đó, “Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, người phiên dịch, người giám định không được tiến hành hoặc tham gia tố tụng, nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình”.
Do các mối quan hệ xã hội phức tạp, khi tiến hành giải quyết các VADS các Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án thường bị chi phối, tác động từ nhiều phía. Những tác động tiêu cực này có thể làm cho một số cán bộ không vững vàng, thiếu bản lĩnh hoặc thoái hóa, biến chất dẫn đến việc tiến hành tố tụng thiếu trung thực, không khách quan, xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Do đó, độc lập, khách quan chính là điều kiện để Tòa án có thể giải quyết vụ án một cách công
minh. Nếu không không độc lập, khách quan thì Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân không thể ra phán quyết đúng pháp luật và quyền khởi kiện của nguyên đơn, phản tố của bị đơn, yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không được thực thi trên thực tế.
Để bảo đảm sự độc lập của Thẩm phán, hội thẩm nhân dân thì việc ghi nhận bằng pháp luật như trên vẫn chưa đủ mà cần phải có thêm những cơ chế hỗ trợ khác như về cơ chế bổ nhiệm Thẩm phán, chế độ đãi ngộ.
– Quy định về sự tham gia tố tụng của Viện kiểm sát – Điều kiện cần thiết để quyền khởi kiện không bị xâm phạm
Quá trình giải quyết các tranh chấp về thừa kế, các thẩm phán đã gặp khó khăn khi xác định thẩm quyền theo lãnh thổ đối với các tranh chấp này. Kinh nghiệm lập pháp của một số nước theo truyền thống dân luật cho thấy, việc xác định thẩm quyền của Tòa án về thừa kế được quy định riêng. Chẳng hạn, Điều 45 BLTTDS Pháp quy định: “Về thừa kế, cho tới khi phân chia xong di sản thừa kế, Tòa án nơi mở thừa kế có thẩm quyền đối với: Những yêu cầu giữa các thừa kế với nhau; Những yêu cầu của các chủ nợ của người quá cố; Những yêu cầu có liên quan đến việc thi hành những định đoạt về tài sản của người quá cố”. Pháp luật TTDS Liên bang Nga quy định: “Chủ nợ của người để lại tài sản thừa kế khởi kiện tại Tòa án nơi mở thừa kế trước khi những người thừa kế nhận tài sản thừa kế”.
Khoản 3 Điều 34 BLTTDS Trung Quốc quy định: “Những vụ án được khởi kiện do tranh chấp việc thừa kế di sản thuộc thẩm quyền xét xử của
Tại Thông tư số 39-NCLP ngày 21/1/1972 quy định: đối với những tranh chấp về thừa kế, Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi phát sinh việc thừa kế và là nơi có những tài sản chủ yếu để lại. Tại Công văn số 96-NCLP ngày 8/2/1977 của TANDTC hướng dẫn: nguyên đơn kiện về di sản thừa kế thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi phát sinh ra việc thừa kế hoặc nơi có tài sản chủ yếu của người thừa kế để lại… Tuy nhiên, khi ban hành BLTTDS năm 2011 và BLTTDS năm 2015 thì những nội dung trên đã không được pháp điển hóa. Chính vì không được quy định rõ ràng, cụ thể trong luật nên sẽ có những hạn chế, bất cập trong thực tiễn áp dụng như đã phân tích.
– Kiến nghị bổ sung các hướng dẫn thi hành quy định của
Thứ nhất, hướng dẫn về tiêu chí xác định chủ thể có quyền, lợi ích bị xâm phạm.
Về nguyên tắc, cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện VADS vì lợi ích của chính khi họ là chủ thể tham gia vào một quan hệ pháp luật dân sự và họ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm hoặc có tranh chấp. Do đó, đối với trường hợp người khởi kiện đã tham gia vào một quan hệ pháp luật dân sự hợp pháp như kết hôn, hợp đồng, thừa kế, bồi thường thiệt hại…(có căn cứ chứng minh) thì đương nhiên họ có quyền khởi kiện. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều trường hợp hiểu thế nào là người có quyền lợi ích bị xâm phạm để từ đó xác định chủ thể có quyền khởi kiện là vấn đề còn có nhận thức khác nhau, dẫn đến có Tòa án đã từ chối không thụ lý đơn khởi kiện của đương sự như đã phân tích và nêu ví dụ ở Chương 2. Do đó, kiến nghị Nghị quyết hướng dẫn thi hành BLTTDS năm 2015 cần đưa ra tiêu chí xác định chủ thể có quyền, lợi ích bị xâm phạm có quyền khởi kiện.
Thứ hai, hướng dẫn về việc khởi kiện của tổ chức công đoàn theo quy định tại khoản 2 Điều 187 BLTTDS.
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 của Luật BHXH thì tổ chức Công đoàn có quyền khởi kiện ra Tòa án đối với hành vi vi phạm pháp luật về BHXH gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, tập thể người lao động theo quy định tại khoản 8 Điều 10 của Luật Công Đoàn. Theo khoản 8 Điều 10 Luật Công đoàn và hướng dẫn tại Điều 10 Nghị định 43/2013/NĐ CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ thì Công đoàn cơ sở tại đơn vị sử dụng lao động có quyền, trách nhiệm: 1) Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm theo quy định của pháp luật; 2) Đại diện cho người lao động khởi kiện ra Tòa án nếu được người lao động ủy quyền để giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo quy định của pháp luật.
Và tại khoản 2 Điều 187 BLTTDS năm 2015 cũng quy định tổ chức công đoàn được thực hiện quyền khởi kiện trong hai trường hợp nêu trên. Tuy nhiên, đến nay chưa hề có một văn bản nào hướng dẫn cụ thể các trường hợp tổ chức công đoàn được quyền khởi kiện tại Tòa án nên dẫn tới cách hiểu không thống nhất. Có quan điểm cho rằng, tổ chức công đoàn được quyền khởi kiện đối với tất cả các trường hợp có liên quan đến người lao động, trong đó bao gồm cả trường hợp doanh nghiệp nợ tiền BHXH.
Quan điểm khác cho rằng, các hành vi nợ BHXH của NSDLĐ là các hành vi vi phạm pháp luật được điều chỉnh bởi
Tại phiên trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV vừa diễn ra, Chánh án TANDTC khẳng định việc Tòa án không thụ lý các hồ sơ khởi kiện tiền nợ BHXH là đúng do Luật BHXH và BLHS đã quy định rất rõ các hành vi này là hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo tính chất mức độ vi phạm mà phải được xử lý hành chính hoặc truy cứu TNHS. Tuy vậy, nhiều ý kiến vẫn cho rằng việc Tòa án không thụ lý giải quyết các hồ sơ khởi kiện của tổ chức công đoàn khiến các doanh nghiệp càng chây ỳ, số nợ BHXH không những không giảm mà tiếp tục tăng lên rất lớn, ảnh hưởng đến nguồn thu quỹ BHXH, đồng thời gây thiệt hại đến quyền lợi của hàng triệu người lao động.
Chính vì sự vướng mắc, bất cập và dường như có khoảng trống” giữa các quy định pháp luật nêu trên, kiến nghị TANDTC cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn về quyền khởi kiện của tổ chức công đoàn quy định tại khoản 2 Điều 187 BLTTDS năm 2015 theo hướng quy định tổ chức công đoàn được quyền khởi kiện trong một số trường hợp cụ thể như trường hợp NSDLĐ nhận tiền chi trả BHXH do cơ quan BHXH chi trả cho người lao động nhưng sau đó không chi trả cho người lao động; khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại do NSDLĐ gây ra… Giải pháp lâu dài, cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật BHXH, Luật Công đoàn và BLTTDS về quyền khởi kiện của tổ chức công đoàn để khắc phục tình trạng nợ BHXH của doanh nghiệp hiện nay.
Thứ ba, hướng dẫn đối với một số trường hợp xác định yêu cầu phản tố cụ thể như yêu cầu chia tài sản chung vợ chồng của bị đơn trong vụ án tranh chấp hôn nhân và gia đình, yêu cầu hủy quyết định hành chính cá biệt của bị đơn trong vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất.
Qua thực tiễn giải quyết các vụ án tranh chấp hôn nhân và gia đình, tranh chấp quyền sử dụng đất tại các Tòa án hiện nay cho thấy, đối với yêu cầu của bị đơn đề nghị Tòa án phân chia tài sản, công nợ chung của vợ chồng hoặc đối với yêu cầu hủy quyết định hành chính cá biệt đã cấp cho nguyên đơn thì việc xác định đây là yêu cầu phản tố hay quan điểm yêu cầu của bị đơn vẫn còn chưa thống nhất và từ đó sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý khác nhau. Cụ thể:
+ Nếu xác định đây là yêu cầu phản tố của bị đơn thì sẽ bị giới hạn về thời điểm được đưa ra yêu cầu này theo quy định tại khoản 3 Điều 200 BLTTDS. Đồng thời, Tòa án sẽ phải tiến hành các thủ tục tố tụng như vào sổ thụ lý và ra thông báo thụ lý yêu cầu phản tố gửi cho VKS cùng cấp và các đương sự khác trong vụ án; xác định lại thời hạn chuẩn bị xét xử đối với vụ án đó kể từ ngày thụ lý yêu cầu phản tố. Bên cạnh đó, nếu nguyên đơn rút yêu cầu khởi kiện thì Tòa án phải xác định lại địa vị tố tụng của các đương sự trong vụ án mà không thể ra
quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án. Lúc này, bị đơn sẽ trở thành nguyên đơn và ngược lại, nguyên đơn sẽ trở thành bị đơn.
+ Nếu xác định đây là quan điểm, yêu cầu của đương sự trong vụ án thì bị đơn không bị hạn chế về thời hạn thực hiện quyền này và Tòa án đang giải quyết vụ án không phải thực hiện các thủ tục tố tụng nêu trên. Nếu nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện thì vụ án sẽ được đình chỉ mà không đặt ra việc thay đổi địa vị tố tụng của các đương sự.
Thứ tư, hướng dẫn thế nào là “giải quyết vượt quá phạm vi khởi kiện” và “giải quyết không triệt để vụ án”
Thực tiễn xét xử cho thấy, đến nay, TANDTC vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể giới hạn nào là giải quyết vượt quá phạm vi khởi kiện và giải quyết không triệt để vụ án nên dẫn tới một số bản án quyết định bị hủy theo trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm.
Cụ thể, khi Tòa án cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm xem xét, giải quyết VADS thường có nhận định Tòa án cấp sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm “giải quyết vượt quá yêu cầu” hoặc “giải quyết không triệt để vụ án”, do đó, bản án cấp sơ thẩm hoặc phúc thẩm bị sửa hoặc hủy để giải quyết lại. Mặc dù pháp luật quy định Tòa án chỉ được giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự, nhưng giới hạn nào để phân biệt việc “giải quyết vượt quá yêu cầu) hay “giải quyết không triệt để vụ án” thì vẫn chưa có quy định hoặc hướng dẫn chi tiết. Điều này dẫn đến khi giải quyết một số VADS, Thẩm phán sẽ rơi vào tình trạng hoang mang giữa “giải quyết vượt quá phạm vi khởi kiện” và “giải quyết không triệt để vụ án”. Thiết nghĩ, TANDTC cần có hướng dẫn cụ thể về nội dung này để tránh trường hợp bản án bị hủy thiếu căn cứ.
Như đã phân tích ở Chương 1, quyền lực mà không bị giám sát, kiềm chế sẽ dẫn tới lạm quyền. Do vậy, việc ghi nhận quyền tham gia tố tụng của VKS ngay từ khi Tòa án thụ lý vụ án là điều kiện cần thiết để bảo đảm quyền khởi kiện không bị xâm phạm. Một mặt sự tham gia này sẽ hạn chế tối đa việc trả lại đơn khởi kiện hoặc đình chỉ giải quyết vụ án không đúng pháp luật. Ngoài ra, thông qua hoạt động kiểm sát của mình VKS có thể kịp thời kháng nghị để quyền khởi kiện được bảo đảm thực hiện.
Quyền tham gia tố tụng của Viện kiểm sát được quy định tại Điều 137 Hiến pháp 1992, Điều 16 Luật tổ chức
Các quy định trên đã thể hiện vai trò của Viện kiểm sát trong việc bảo đảm quyền khởi kiện của đương sự thông qua các quy định về kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Toà án trong việc thụ lý vụ án. Toà án phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc thụ lý vụ án dân sự, nếu đã thụ lý mà chuyển hồ sơ vụ án do thụ lý không đúng thẩm quyền thì cũng phải gửi cho Viện kiểm sát quyết định chuyển hồ sơ vụ án dân sự (Điều 104 BLTTDS, Mục 1 Phần 1 Thông tư 03/2005/TTLT-VKSNDTC-TANDTC). Ngoài ra, Viện kiểm sát cũng có quyền kháng nghị và tham gia phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm. Đối với các quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự không đúng thì Viện kiểm sát có quyền kháng nghị yêu cầu Toà án cấp trên xem xét lại quyết định này.