Những kiến nghị cụ thể về việc sửa đổi, hoàn thiện những quy định của pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC).
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là sự thỏa thuận giữa các nhà đầu tư, theo đó, các bên cùng góp vốn, cùng quản lý kinh doanh, cùng phân chia lợi nhuận và cùng chịu rủi ro trong quá trình đầu tư kinh doanh mà không thành lập một pháp nhân mới. Hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh là một hình thức đầu tư trực tiếp và được ký kết giữa các nhà đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong quy định của pháp luật vẫn còn nhiều điểm hạn chế, cần sửa đổi. Sau đây là một số ý kiến kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi cụ thể:
Thứ nhất, sửa đổi quy định tại Điều 9 Nghị định 108/2006/NĐ-CP để khắc phục sai sót về chỉ dẫn áp dụng pháp luật, cũng như loại bỏ các quy định phân biệt đối xử giữa các bên hợp danh là nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Qua đó, sẽ thể hiện sự phù hợp với tinh thần bình đẳng, không phân biệt. Có thể sửa đổi như sau: “Hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký giữa các nhà đầu tư trong nước với nhau hoặc những nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài để tiến hành đầu tư, kinh doanh thực hiện theo quy định của pháp luật về hợp đồng kinh tế và pháp luật có liên quan”
Thứ hai, cho phép nhà đầu tư trong nước được tự do lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp, cách thức giải quyết tranh chấp, có thể lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp nước ngoài. Nhưng cũng cần quy định rõ điều kiện để các bên hợp danh là nhà đầu tư trong nước được quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là cơ quan giải quyết tranh chấp nước ngoài. Tức là, cần sửa đổi theo hướng hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa những nhà đầu tư trong nước với nhau cũng có quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là Trọng tài nước ngoài.
Thứ ba, với trường hợp dự án không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư, Nhà nước cũng cần có quy định về việc thông báo của chủ đầu tư với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Có như vậy, nhà nước sẽ quản lý, giám sát tốt hơn các dự án đầu tư theo hợp đồng BCC có quy mô vừa và nhỏ. Đồng thời, pháp luật nên quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng BCC, có thể bằng hình thức văn bản thông báo để các cơ quan chức năng có thể quản lý và kiểm soát các hoạt động đầu tư của các bên hợp doanh, đồng thời có căn cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể liên quan.
Thứ tư, với chủ thể đầu tư, nhà nước cần có quy định chặt chẽ hơn về tư cách pháp lý khi tham gia khi tham gia hợp đồng BCC. Theo đó, nhà đầu tư là cá nhân tham gia đầu tư với dự án phải đăng ký đầu tư, thẩm tra đầu tư thì nên quy định phải có đăng ký kinh doanh. Quy định này sẽ tạo thuận lợi cho các cơ quan chức năng trong quá trình quản lý hoạt động đầu tư của những đối tượng đầu tư này trong những trường hợp nhất định và phù hợp với thực tiển.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ năm, Nhà nước cần có quy định cụ thể về giao dịch của các bên hợp doanh với bên thứ ba; Trách nhiệm liên đới của các bên khi xảy ra tranh chấp với bên thứ ba… Khi tiến hành đầu tư theo hợp đồng BCC, điểm mạnh là không mất thời gian, công sức thành lập pháp nhân mới, nhưng đây cùng là điểm yếu. Vì nếu nhà đầu tư dùng tư cách pháp lý độc lập cúa mình để tiênd hành giao dịch với bên thứ ba nhằm phục vụ cho dự án chung mà xảy ra các vấn đề không mong muốn thì nghĩa vụ của các nhà đằu tư còn lại sẽ như thế nào. Vấn đề này sẽ được các bên thoả thuận thống nhất trong quá trình ký kết.