Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về điều kiện khởi kiện vụ án dân sự. Biện pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về điều kiện khởi kiện vụ án dân sự
Đối với điều kiện về chủ thể khởi kiện
Thứ nhất, về nguyên tắc, nguyên đơn phải là chủ thể được giả thiết có quyền lợi bị tranh chấp hay vi phạm, tuy nhiên luật thực định thừa nhận quyền khởi kiện vụ án dân sự của các cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh mình phụ trách và tư cách nguyên đơn của các chủ thể. Tuy nhiên, trong trường hợp cơ quan dân số-gia đình và trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu hủy hôn nhân trái luật giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ, hôn nhân vi phạm độ tuổi hoặc chế độ một vợ, một chồng (ngay cả khi người được bảo vệ khước từ quyền được bảo vệ) thì thực chất việc thực hiện quyền yêu cầu của các cơ quan này là vì lợi ích của pháp luật. Theo pháp luật hiện hành thì những chủ thể này là người đại diện hợp pháp của đương sự chứ không phải là nguyên đơn. Do vậy, cần phải sửa đổi pháp luật theo hướng quy định các cơ quan tổ chức khởi kiện để duy trì trật tự của pháp luật cũng được coi là nguyên đơn dân sự.
Thứ hai, theo quy định tại Điều 73 Bộ luật tố tụng dân sự , đối với các vụ án ly hôn không được áp dụng chế độ người đại diện. Tức là phải đích thân chồng hay vợ đứng đơn khởi kiện và tham gia tố tụng chứ không thể nhờ ai thay mặt mình được. Thực tiễn cho thấy những vụ xin ly hôn liên quan đến vợ, chồng bị mất năng lực hành vi dân sự không phải là hiếm mà pháp luật hiện nay lại chưa có quy định điều chỉnh tình huống này. Vậy cha, mẹ có thể là người đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích cho con họ – người bị mất năng lực hành vi dân sự trong vụ án ly hôn hay không? Hiện nay thì
Đối với điều kiện về thẩm quyền giải quyết của
Thực tiễn cho thấy tình trạng người đi khởi kiện do không hiểu biết nhiều về pháp luật nên không thực hiện đúng được các quyền, nghĩa vụ TTDS và cũng không ít trường hợp đương sự khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự không đúng thẩm quyền của Tòa án nên đã bị trả lại đơn khởi kiện. Việc này làm mất nhiều thời gian, công sức của cả bên đi kiện và Tòa án. Do đó, để góp phần cải thiện tình trạng này, có thể đưa ra một số kiến nghị sau:
Thứ nhất, hoàn thiện chế định về thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Bởi tiễn giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án cho thấy những quy định về vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án chưa được đầy đủ, vẫn còn những vụ việc chưa được quy định vào điều luật mặc dù thẩm quyền giải quyết vụ việc đó nên thuộc về Tòa án. Để hoàn thiện vấn đề này, chúng ta nên quy định thêm vào các điều luật những trường hợp thiếu. Một số quy định về các vụ việc thuộc thẩm quyền tòa án còn thiếu tính hợp lý. Đồng thời, một số vấn đề được hướng dẫn tại Nghị quyết lại không đảm bảo đúng so với Bộ luật tố tụng dân sự dẫn đến việc áp dụng không thống nhất. Đối với những vấn đề này, cần sửa đổi các quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự sao cho hợp lý, đồng thời cũng thay đổi sao cho có sự thống nhất giữa Luật và văn bản hướng dẫn để các Tòa án thống nhất áp dụng các quy định về vấn đề này.
>>> Luật sư
Thứ hai, phát huy hơn nữa vai trò của Tòa án với tư cách là cơ quan bảo vệ công lý và cầm cân nảy mực trong việc đôn đốc và hướng dẫn thủ tục tố tụng của Tòa án. Nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ ngành Tòa án và Viện kiểm sát.
Thứ ba, nguyên nhân chính dẫn đến việc không đáp ứng đầy đủ điều kiện khởi kiện là do nhận thức về pháp luật của nhân dân còn nhiều hạn chế. Do đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân. Sự hiểu biết pháp luật của nhân dân có phần quan trọng đặc biệt, nó vừa tạo điều kiện cho các đương sự thực hiện tốt hơn việc khởi kiện của mình, mặt khác, hạn chế được các vi phạm pháp luật dân sụ và tạo thói quen xử sự hợp pháp, tích cực để từ đó có ý thức đúng đắn về pháp luật.