Kiện đòi tiền công khi thỏa thuận lái xe thuê đi bán nệm. Kiện đòi tài sản, căn cứ kiện đòi tài sản.
Kiện đòi tiền công khi thỏa thuận lái xe thuê đi bán nệm. Kiện đòi tài sản, căn cứ kiện đòi tài sản.
Tóm tắt câu hỏi:
Con tên Minh 26 tuổi đến từ xã (Định Thành Thoại Sơn An Giang) Xin cho hỏi về việc Ông Dương Thanh Trà và bà Phạm Thị Kim Huệ ở xã (Cần Đăng _Châu Thành_An Giang) có thuê một chiếc xe đi bán nệm dạo. Và thuê con chạy xe với giá 200 nghin/ngày! Đến nay là nợ con hơn 2 tháng mấy tiền lương tổng số tiền nợ con là 14triêụ500nghìn! Khi con điện thoại đòi thì hứa trả và cũng chỉ nói cho qua chuyện. Rồi sau đó con có gọi điện thoại đòi nữa thì họ nói [ giờ tao không trả mày làm được tao không giấy tờ không hợp đồng không có người làm chứng mày đi thưa đi tao nói không thiếu mày không ai làm gì được tao]. Nhưng lúc nói chuyện điện thoại con có ghi âm được là họ nói thiếu con 14triêụ500 và thách con đi thưa. Dạ mong luật sư cho biết nếu thưa thì phải làm những thủ tục gì! Và khả năng.con đòi lại được tiền là bao nhiêu phần trăm! Vì con đi làm cho họ không có giấy tờ hợp đồng chỉ mướn rồi con chạy! Gia đình con trông chờ vào số tiền này để tran trải cuộc sống!?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Điều 18, “Bộ luật lao động 2019” thì nghĩa vụ giao kết
"Điều 18. Nghĩa vụ giao kết
1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.
Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.
2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người.
Do đó, với thời hạn làm việc của bạn với người sử dụng lao động, thuộc trường hợp giao kết hợp đồng có thời hạn làm một công việc nhất định dưới 12 tháng.
Và nghĩa vụ giao kết hợp đồng là bắt buộc đối với người sử dụng lao động và người lao động trước khi người sử dụng lao động đưa người lao động vào làm việc. Điều này được pháp luật về lao động quy định tại “Bộ luật lao động 2019”:
“Điều 18. Nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động
1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.”
Khi người sử dụng lao động không thực hiện giao kết hợp đồng với bạn dưới hình thức lời nói hoặc bằng văn bản, thì người sử dụng lao động đã vi phạm nghĩa vụ này, mà theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực lao động:
Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
“1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc cố định có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại Điều 22 của
a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Trong trường hợp của bạn bên thuê lao động không chịu trả lương, nếu bạn đã thực hiện các phương thức hòa giải mà không được. Bạn có thể khởi kiện hành vi vi phạm của người thuê bạn lên Tòa Án nhân dân huyện theo thủ tục tố tụng dân sự. Căn cứ Điều 32 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
“1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.”
Thủ tục giải quyết thực hiện theo quy định Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Thứ nhất, chuẩn bị hồ sơ và đơn khởi kiện
– Đơn khởi kiện
– Bản sao Giấy CMND (Hộ chiếu); Hộ khẩu (có Sao y bản chính).
– Hợp đồng lao động. (nếu có)
– Quyết định chấm dứt HĐ lao động hoặc
– Quyết định, biên bản hòa giải của hòa giải viên lao động của cơ quan lao động cấp quận, huyện của Hội đồng hòa giải cấp cơ sở hoặc của hội đồng trọng tài lao động thành phố đối với những trường hợp tranh chấp lao động tập thể;
– Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tranh chấp (nếu có);
– Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).
Thứ hai, nộp đơn khởi kiện theo quy định thì người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện theo hai hình thức: Nộp trực tiếp tại trụ sở Tòa án có thẩm quyền; Nộp qua đường bưu điện.
Thứ ba, tạm ứng án phí trường hợp của bạn thuộc trường hợp miễn nộp tiền tạm ứng án phí căn cứ khoản 2 điều 11 Pháp lệnh án phí lệ phí toàn án 2009: "2. Người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;"