Trên thực tế, khi cho người khác vay, mượn tài sản đã xảy ra nhiều trường hợp bị xâm phạm quyền sở hữu, dẫn đến việc chủ sở hữu đòi lại tài sản phải thực hiện thủ tục khởi kiện. Vậy kiện đòi tài sản là gì? Quy định của pháp luật dân sự về kiện đòi tài sản?
Mục lục bài viết
1. Kiện đòi tài sản là gì?
Kiện đòi tài sản là một phương thức nhằm bảo vệ quyền sở hữu. Trong thực tế ngày nay, sự xâm phạm quyền sở hữu diễn ra rất đa dạng, dưới nhiều hình thức khác nhau. Vì vậy pháp luật đã có quy định các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, cụ thể là tại điều 255
“Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu
Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu
Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật”
Ta có thể thấy chủ sở hữu có quyền truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu. sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật. Cũng theo Điều 225, khi chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp không thể tự mình bảo vệ quyền sở hữu nếu có sự xâm hại, họ có thể;
“…yêu cầu
Hay nói cách khác, kiện đòi tài sản là một phương thức bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp, được pháp luật quy định và công nhận.
Trước hết, ta cần hiểu rõ khái niệm về phương thức bảo vệ quyền sở hữu này : Kiện đòi lại tài sản là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp yêu cầu tòa án buộc người có hành vi chiếm hữu bất hợp pháp phải trả lại tài sản cho mình, được xem như một trong những phương thức bảo vệ quyền của chủ sở hữu, nhằm đảm bảo để chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp được sử dụng và khai thác công dụng của tài sản một cách bình thường.
Điều 256 Bộ luật Dân sự quy định quyền đòi lại tài sản:
“Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của bộ luật dân sự”…
Như vậy chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, bằng nhiều cách thức, có quyền yêu cầu người đang nắm giữ tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó trong trường hợp người đó đang thực tế chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật. Tài sản trong trường hợp này, ta có thể hiểu là vật bị chiếm hữu không có căn cứ pháp luật là vật đang bị bị đơn chiếm giữ bất hợp pháp, đã rời khỏi chủ sở hữu, người chiếm giữ hợp pháp mà nằm ngoài ý chí của người này.
Như vậy, ta có thể xác định đối tượng của kiện đòi tài sản là tài sản đang bị chiếm hữu bất hợp pháp. Tùy từng loại tài sản khác nhau mà có thời hiệu khởi kiện có thể khác nhau theo quy định của pháp luật, đó là thời hạn mà:
“Chủ thể được quyền khởi kiện hoặc nộp đơn yêu càu tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm…” ( khoản 3 Điều 155
Hết thời hiệu này, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp không có quyền kiện đòi tài sản. Pháp luật dân sự có quy định thời hiệu khởi kiện cho từng trường hợp riêng biệt. Đối với kiện đòi tài sản, điều 256 quy định việc người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu, trừ trường hợp: “ Quy định tại khoản 1 điều 247” – nghĩa là xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu phù hợp với quy định của pháp luật. Khi đã xác lập quyền sở hữu hợp pháp, có nghĩa là người đang chiếm hữu tài sản đã trở thành người sở hữu hợp pháp tài sản đó, và không phải trả lại tài sản nếu chủ sở hữu trước yêu cầu.
2. Quy định của pháp luật dân sự về kiện đòi tài sản:
Tóm tắt câu hỏi:
Kính Thưa Luật sư ! Cho tôi hỏi tôi có người anh ruột. Hiện nay, anh làm ăn thất bại, thiếu nợ nhiều tiền nhiều người, tài sản của anh trai tôi đã thế chấp ngân hàng và cầm cố hết. Ngoài ra, còn nợ mười người trên 1,5 tỷ , chín người kia không có thưa kiện mà nói với anh tôi cứ từ từ làm ăn có dư thì trả, còn một người thì kiện ra tòa án anh tôi nợ gần 300 triệu.
Vậy tôi xin hỏi anh tôi không có khả năng để trả nợ cho người đó, thì anh tôi có bị án hình sự không?. Nếu như thỏa thuận tại tòa anh tôi có trả dần hàng tháng cho người đó và chín người còn lại có được không?. Nhưng hiện tại thu nhập của anh trai tôi khoảng 5 triệu, có hai đứa con nhỏ, đứa 6 tuổi và đứa 8 tuổi, vợ anh thì chỉ ở nhà nội trợ. Chi phí chi tiêu, học hành, gia đình chi tiêu khoảng 4 triệu, còn dư 1 triệu.Thì anh tôi có chia ra trả 1 triệu trả cho 10 người đó có được không? Cám ơn Luật sư !
Luật sư tư vấn
Trường hợp của anh trai bạn do không nói rõ về yếu tố hành vi của anh trai bạn cho nên chúng tôi xin chia thành hai trường hợp đó là trường hợp chỉ kiện dân sự và trường hợp sẽ bị khởi tố trách nhiệm hình sự.
_ Đối với kiện dân sự trong trường hợp chỉ là giao dịch dân sự vay tiền thông thường bằng hình thức hợp đồng vay tài sản. Người vay muốn đòi được nợ quá hạn mà bên vay chưa thanh toán thì sẽ tiến hành gửi đơn khởi kiện đến Tòa án. Như vậy, căn cứ vào đó trong trường hợp của anh trai bạn, nếu anh ấy giao kết hợp đồng với các chủ nợ chỉ theo hợp đồng vay tài sản thông thường thì bên chủ nợ chỉ có thể khởi kiện dân sự, tức kiện đòi tài sản chứ không liên quan đến yếu tố hình sự trong vụ việc này.
Ngoài ra, đối với vụ án dân sự mà Tòa án đã thụ lý nếu anh trai của bạn có thể thỏa thuận trả tiền hàng tháng với các chủ nợ kia thì Tòa án sẽ tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong vụ án dân sự. Bởi vì nguyên tắc của bên dân sự chính sự Nhà nước tôn trọng sự thỏa thuận của các bên.
_ Việc đòi nợ cũng có thể giải quyết theo con đường hình sự thông qua việc tố giác tội phạm. Tùy từng trường hợp cụ thể nếu có đủ căn cứ xác định tội phạm, người vay tiền có những hành vi đủ yếu tố cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 174, Bộ Luật Hình sự hoặc tội “ Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo Điều 175,
Và bên cơ quan điều tra sẽ chỉ khởi tố vụ án khi đó thuộc trường hợp người vay tiền có hành vi gian dối ngay từ khi thực hiện giao dịch hoặc có hành vi lạm dụng tín nhiệm để vay tài sản hoặc vay tài sản hoặc vay tài sản sau đó tẩu tán, bỏ trốn…nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng khoản tiền vay vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có đủ khả năng thanh toán, có tài sản nhưng có tình không trả..
Nếu anh trai bạn có những hành vi được quy định là tội phạm theo quy định của Bộ Luật Hình sự thì anh trai bạn có thể bị khởi tố hình sự. Vì đây là những hành vi nguy hiểm cho xã hội nên dù có thỏa thuận thì hành vi vi phạm pháp luật của anh trai bạn vẫn sẽ bị cơ quan điều tra khởi tố theo đúng quy định pháp luật.
3. Quy định của pháp luật về phương pháp kiện đòi tài sản:
Kiện đòi lại tài sản là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp yêu cầu Tòa án, các cơ quan có thẩm quyền buộc người có hành vi vi phạm quyền sở hữu phải trả lại tài sản cho mình. Mục đích của phương thức kiện này là chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp lấy lại được tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp của mình . Điều kiện chung để thực hiện phương thức kiện này được quy định cụ thể như sau:
– Chủ thể yêu cầu (nguyên đơn): Phải là người chủ sở hữu, chiếm hữu hợp pháp với tài sản đó và phải chứng minh được mình là người sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp khi có yêu cầu.
– Người bị kiện (bị đơn): Phải là người đang chiếm hữu tài sản trên thực tế không có căn cứ pháp luật không ngay tình. Điều này rất quan trọng vì nhiều trường hợp chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp phát hiện ra người chiêm hữu tài sản của mình lúc trước nhưng lúc này người chiếm hữu tài sản đó đã trở thành chủ sở hữu của tài sản do xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu hoặc xác lập quyền sở hữu theo các quy định khác của pháp luật.
– Tài sản phải còn trong sự chiếm hữu của chủ thể chiếm hữu bất hợp pháp: Nếu vì một lý do nào đó khiến tài sản bị hư hỏng, thất lạc, bị tiêu hủy … thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp không thể áp dụng phương thức kiện này.
– Không rơi vào các trường hợp mà pháp luật quy định không phải trả lại tài sản được quy định tại các Điều 257, Điều 258 Bộ luật Dân sự(BLDS): T
Theo qui định tại Điều 257 Bộ luật Dân sự thì:
“Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu”.
Theo đó thì chủ sở hữu chỉ đòi lại được tài sản nếu người chiếm hữu ngay tình có được động sản đó thông qua giao dịch không có đền bù với người không có quyền định đoạt đối với tài sản hoặc trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp bị người khác chiếm hữu ngoài ý muốn của chủ sở hữu. Như vậy, nếu người ngay tình có được tài sản thông qua giao dịch có đền bù và tài sản đó không phải bị mất cắp, bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu thì nguyên đơn không thể khởi kiện đòi lại tài sản.
Theo quy định tại Điều 258 Bộ luật Dân sự năm 2015:
“Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản, trừ trường hợp người thứ ba chiếm hữu ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa”.
Việc một người có tài sản thông qua việc mua bán đấu giá hoặc giao dịch với người đã được Nhà nước có thẩm quyền công nhận là chủ sở hữu của tài sản là trường hợp mà người ngay tình hoàn toàn không có lỗi họ sẽ được pháp luật bảo vệ. Chính vì vậy, trong trường hợp này, chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp không thể kiện đòi lại tài sản từ người chiếm hữu ngay tình mà chỉ có thể áp dụng phương thức khác để bảo vệ quyền sở hữu của mình như kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại.
– Ưu điểm: là biện pháp hiệu quả cao hơn rất nhiều so với các biện pháp dân sự khác. Khi áp dụng sẽ nhanh chóng lấy lại được tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp của mình do được đảm bảo bằng các biện pháp quyền lực nhà nước.
– Nhược điểm: mất thời gian, chi phí theo kiện. Có ảnh hưởng xấu tới quan hệ giữa nguyên đơn và bị đơn. Việc bình thường hóa quan hệ này sau khi áp dụng phương thức kiện thường khó diễn ra hoặc có thì rất lâu dài.
4. Khái quát chung về kiện đòi tài sản:
Kiện đòi lại tài sản là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp yêu cầu tòa án buộc người có hành vi chiếm hữu bất hợp pháp phải trả lại tài sản cho mình. Đòi lại tài sản là một trong những phương thức bảo vệ quyền của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp. Quyền đòi lại tài sản được quy định tại Điều 256 Bộ luật dân sự:
“Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó…”.
Tuy nhiên, đối với những tài sản được chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai và đã được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu thì không áp dụng đòi lại tài sản (theo quy định tại khoản 1 Điều 247 Bộ luật dân sự hoặc các trường hợp quy định tại Điều 257, 258 thì không đòi lại tài sản).
Điều kiện chung về kiện đòi tài sản có thể kể đến:
Thứ nhất, về chủ thể có quyền yêu cầu: Là chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản đó như người thuê tài sản, người nhận giữ tài sản … Phải chứng minh được quyền sở hữu của mình đối với tài sản hay nói cách khác chứng minh được quyền khởi kiện của mình.
Thứ hai, người bị khởi kiện : Phải là người chiếm hữu bất hợp pháp đối với tài sản . Điều kiện này rất quan trọng vì có nhiều khi chủ sở hữu , người chiếm hữu hợp pháp phát hiện ra người chiếm hữu tài sản của mình lúc trước nhưng lúc này người chiếm hữu đó lại trở thành người chủ sở hữu của tài sản do được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu( điều 247, Bộ luật dân sự 2015) hoặc do đã hết quyền hưởng thời hiệu dân sự trong trường hợp nhận được tài sản đánh rơi, phát hiện gia súc, gia cầm thất lạc( điều 241,242,243
Thứ ba, tài sản kiện đòi phải còn tồn tại, nếu vật là đối tượng kiện đòi , không còn tồn tại do bị tiêu hủy, hoặc bị mất thì người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không thể trả lại chính tài sản đó cho bên kiện đòi. Vì thế, trong trường hợp này phải áp dụng phương thức kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
Thứ tư, thuộc trường hợp được phép đòi lại tài sản theo quy định của pháp luật: Theo quy định của pháp luật, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp chỉ được quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nếu pháp luật có quy định. Vì vậy dù đủ 3 điều kiện trên , nhưng không thuộc trường hợp đòi lại tài sản thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp chỉ được quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
5. Người khởi kiện trong kiện đòi tài sản:
Theo quy định pháp luật thì quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ. Theo đó, Điều 256 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình thì phải trả lại tài sản đó”.
Theo quy định này thì chủ sở hữu và người chiếm hữu hợp pháp là người có quyền khởi kiện đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
Chủ sở hữu là người có trong tay, người nắm giữ, quản lí tài sản được xác lập theo các căn cứ luật định và có đầy đủ các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản đó. Chủ sở hữu là người có tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình và để xác định một tài sản nào đó có phải là tài sản thuộc sở hữu của một chủ thể nhất định hay không phải dựa trên căn cứ xác lập quyền sở hữu do pháp luật quy định (theo Điều 170 Bộ luật dân sự 2015).
Một chủ sở hữu chỉ có quyền sở hữu tài sản nếu tài sản đó được xác lập dựa trên những căn cứ do pháp luật quy định. Tuy nhiên, trên thực tế không phải chủ sở hữu nào cũng có quyền sở hữu đối với một số loại tài sản nhất định, có những tài sản pháp luật quy định chỉ có những chủ thể nhất định mới có quyền sở hữu thì chỉ có những chủ thể này mới có quyền sở hữu tài sản đó và có những loại tài sản thì chủ thể phải đáp ứng những điều kiện nhất định mới được coi là chủ sở hữu thì chủ sở hữu phải tuân thủ theo những điều kiện đó.
Người chiếm hữu hợp pháp là người được chủ sở hữu ủy quyền quản lí tài sản, hoặc là người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với ý chí của chủ sở hữu. Chủ thể chỉ có thể kiện đòi tài sản dựa trên cơ sở quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp của mình. Nghĩa là các chủ thể không có quyền yêu cầu tòa án xét xử để đòi lại những tài sản mà theo quy định của pháp luật chủ thể đó không được quyền xác lập quyền sở hữu.
Người khởi kiện là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc người khác như các đương sự khác nhưng việc tham gia của họ mang tính chủ động hơn vì bọn họ chính là người yêu cầu tòa án can thiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà mình làm người đại diện. Việc khởi kiện của họ là cơ sở phát sinh vụ án dân sự tại tòa án khi xác định tư cách của người khởi kiện cần chú ý không phải lúc nào người có quyền lợi bị xâm phạm (nguyên đơn) cũng đồng thời là người khởi kiện.
6. Nghĩa vụ nộp án phí khi khởi kiện đòi tài sản:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin luật sư tư vấn: tôi có cho một đồng nghiệp vay số tiền là 18 triệu đồng từ năm 2016 đến nay đòi nhiều lần không trả. Nay tôi gửi đơn ra tòa về việc đòi lại tiền cho vay vậy tôi có phải nộp án phí không? Trân trọng cảm ơn luật sư!?
Luật sư tư vấn:
Theo Điều 146
– Đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.
– Trường hợp các đương sự không tự xác định được phần tài sản của mình trong khối tài sản chung và có yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung đó thì mỗi đương sự phải chịu án phí sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được hưởng.
– Trước khi mở phiên tòa, Tòa án tiến hành hòa giải; nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì họ chỉ phải chịu 50% mức án phí sơ thẩm.
– Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.
– Trong vụ án có đương sự được miễn án phí sơ thẩm thì đương sự khác vẫn phải nộp án phí sơ thẩm mà mình phải chịu theo quy định.
– Trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết thì nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết theo quy định tại Điều này.
Như vậy, khi nộp đơn khởi kiện thì bạn có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, sau khi giải quyết tranh chấp, căn cứ vào quyết định của Tòa án để xác định nghĩa vụ nộp tiền án phí của đương sự theo quy định của pháp luật.