Kiện đòi tài sản đã chuyển nhầm tài khoản cho người khác. Người nhận được tài sản chuyển nhầm không trả lại thì làm thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Tôi có chuyển tiền qua Internet Banking nhưng do sơ suất tôi chuyển sai số tài khoản cần chuyền, ghi có vào một tài khoản lạ. Khi phát hiện tôi đã có liên hệ ngay với ngân hàng để tìm cách lại số tiền đó. Vì số tiền cũng khá lớn. Ngân hàng có trả lời tôi rằng sẽ liên hệ với bên tôi đã chuyển sai để yêu cầu họ trả nhưng nếu họ không đồng ý thì coi như tôi mất số tiền đó và đồng thời cũng đã phong toả số tiền trong tài khoản của người kia.
Vậy luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp người B không chịu chuyển trả lại số tiền tôi đã chuyển nhầm trong khi ngân hàng cũng chỉ nói làm trung gian liên hệ, không giải quyết được nếu người kia không hợp tác, đồng thời vì nguyên tắc bên ngân hàng cũng không cung cấp cho tôi thông tin về người khách hàng kia thì tôi phải làm như thế nào để lấy lại số tiền đó, người kia chiếm dụng số tiền đó thì có vi phạm pháp luật không? và nếu vậy tôi cần phải liên hệ với cơ quan chức năng nào để lấy lại?
Xin luật sư tư vấn cho tôi vì hiện tại tôi rất lo lắng.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo Khoản 4 Điều 36 Thông tư 23/2010/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành định về việc quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng thì:
Đối với Lệnh thanh toán sai địa chỉ khách hàng (Lệnh thanh toán chuyển đúng đơn vị nhận lệnh nhưng không có người nhận lệnh hoặc người nhận lệnh mở tài khoản ở Ngân hàng khác), sai tên, số hiệu tài khoản của người nhận Lệnh thanh toán (đúng tên nhưng sai số hiệu tài khoản hoặc ngược lại), ký hiệu chứng từ, ký hiệu loại nghiệp vụ, xử lý như sau:
– Đối với các Lệnh thanh toán Có (hoặc Nợ) đơn vị nhận lệnh đã nhận nhưng chưa hạch toán thì thực hiện hạch toán vào tài khoản phải trả (phải thu) sau đó lập Lệnh thanh toán chuyển trả lại đơn vị khởi tạo lệnh. Nghiêm cấm đơn vị nhận lệnh chuyển tiền tiếp;
– Đối với các Lệnh thanh toán đã thực hiện, đơn vị nhận lệnh xử lý tương tự như đã nêu tại Điểm b Khoản 3 Điều 36 Thông tư 23/2010/TT-NHNN.
Như vậy, khi chuyển nhầm tiền vào tài khoản của người khác, người chuyển nhầm cần mang theo Chứng minh thư nhân dân, thẻ ATM, hóa đơn chuyển khoản in ra từ máy ATM, và cung cấp thông tin về số tài khoản và chữ ký của người chuyển nhầm, số tài khoản chuyển nhầm, số tài khoản đúng mà người chuyển nhầm muốn chuyển đến, đến Ngân hàng nơi người chuyển nhầm chuyển tiền để báo về việc chuyển nhầm tiền vào tài khoản. Ngân hàng khi phát hiện có dấu hiệu nhầm lẫn hay sai sót sẽ
Trong trường hợp tài khoản thụ hưởng đã bị khóa, hoặc bị phong tỏa vẫn còn số tiền người chuyển nhầm chuyển đến thì Ngân hàng sẽ chuyển tiền trả lại cho người chuyển nhầm.
Trong trường hợp số tiền gửi nhầm vào tài khoản đã được rút, Ngân hàng sẽ thông báo và liên lạc với chủ tài khoản để yêu cầu trả lại số tiền trên. Trường hợp chủ tài khoản không đồng ý trả lại số tiền, người chuyển nhầm có thể đề nghị Ngân hàng cung cấp thông tin của chủ tài khoản này để khởi kiện yêu cầu trả lại số tiền trên.
>>> Luật sư
Căn cứ vào Điều 599, “Bộ luật dân sự năm 2015”: Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của “Bộ luật dân sự năm 2015”.
Dựa vào căn cứ này người chuyển nhầm có thể kiện đòi tài sản nếu người nhận chuyển nhầm không trả số tiền gửi nhầm đó.
Trong trường hợp này, nếu chủ tài khoản bạn gửi nhầm đã được Ngân hàng thông báo, bạn đã yêu cầu trả lại số tiền nhưng người này vẫn cố ý chiếm giữ trái phép tài sản thì người chuyển nhầm có thể tố giác người nhận đó, và người đó có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 141, Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009:
“Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.