Kiểm tra, giám sát là những công việc chuyên môn cần thực hiện trong hoạt động quản lý nhà nước. Kiểm tra giúp xác minh các công tác áp dụng, mang đến chất lượng và hiệu quả của các cơ quan, tổ chức. Cùng tìm hiểu các vai trò, ý nghĩa cũng như hiệu quả của công tác kiểm tra.
Mục lục bài viết
1. Kiểm tra là gì?
1.1. Khái niệm:
Kiểm tra là phương thức đặc biệt quan trọng, đảm bảo chất lượng thực hiện chuyên môn của các cơ quan khác nhau. Giúp phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý những hạn chế, yếu kém trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung, trong hoạt động thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức nói riêng.
Các công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện độc lập, khách quan bởi các các cơ quan có trách nhiệm, chuyên môn. Việc quản lý nhà nước trong các tình huống, trạng thái bất thường trong xã hội cho thấy phải quan tâm đặc biệt đến công tác kiểm tra. Bởi các tồn tại, thực tế của công tác quản lý chưa thực sự hiệu quả.
Kiểm tra là một hoạt động thường xuyên, phải tiến hành hiệu quả trong tính chất quản lý nhà nước. Có mối quan hệ lôgíc trong mọi hình thái quản lý (cộng đồng, gia đình hoặc công quyền…).
Ý nghĩa, vai trò của kiểm tra:
Trong thực tế, ý nghĩa và vai trò của hoạt động kiểm tra không được quan tâm bằng các hoạt động khác của quản lý nhà nước, như: xây dựng thể chế, tổ chức, nhân sự…. Không có khâu nào là quan trọng nhất, do đó các hoạt động kiểm tra phải được triển khai đồng bộ, hiệu quả.
Kiểm tra được coi là khâu cuối cùng tiệm cận kết quả của mọi hoạt động, mọi hình thái tổ chức. Từ đó mới đảm bảo chất lượng, hiệu quả xuyên suốt của công tác triển khai, quản lý nhà nước.
1.2. Đặc điểm của kiểm tra:
Trên phương diện lý thuyết, kiểm tra có những đặc điểm sau:
– Tính khách quan và chủ quan:
Thể hiện quy trình khoa học quản lý, ai tham gia hoạt động công vụ cũng phải tuân thủ. Đây là hoạt động được phối hợp thực hiện bên cạnh các chuyên môn khác của hoạt động quản lý nhà nước.
Tính chủ quan là chủ thể kiểm tra là con người, về công việc và trách nhiệm thực hiện. Mà con người thì không giống nhau về năng lực, phẩm chất, kinh nghiệm, chuyên môn, kỹ năng,… Do đó phải căn cứ trên các nghĩa vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức.
– Có ở tất cả các vị trí công vụ:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ công tác kiểm tra là nhằm mục đích: “…biết rõ năng lực và khuyết điểm của cán bộ, mới sửa chữa và giúp đỡ kịp thời”. Đây là công tác được tiến hành trong bất kỳ vị trí nền công vụ nào. Mà đã là chức năng thì không thể bỏ qua, không thể làm chểnh mảng.
Hoạt động kiểm tra trong quản lý nhà nước không chỉ cho biết người lãnh đạo nào sâu sát công việc, hay có tính quan liêu. Từ đó còn giúp sửa chữa những khiếm khuyết của hoạt động công vụ. Cũng như thúc đẩy các tư tưởng, tinh thần của người lãnh đạo có tâm, có tầm.
– Đa dạng về chủ thể và đối tượng kiểm tra:
Các chủ thể kiểm tra và đối tượng bị kiểm tra tương ứng với hoạt động quản lý nhà nước. Như người đứng đầu, bộ phận giúp việc, công chức thực thi,… Đây là các chủ thể phân công, phối hợp hay thực hiện các nhiệm vụ riêng lẻ. Để đảm bảo hiệu quả triển khai trong công tác quản lý, điều hành đất nước. Để hướng đến mục đích tiếp cận các kế hoạch, chủ trương đã đặt ra.
Như trong công tác phòng, chống dịch bệnh, kiểm tra phải được thực hiện ở các khâu. Từ mua, bán thuốc và phân phối, sử dụng thuốc; Bảo đảm hiệu quả làm việc của các chủ thể khác nhau trong công việc chung, mục đích và lợi ích chung.
– Kiểm tra rất cần thiết và quan trọng:
Thể hiện các mục đích:
+ Phát huy tính tích cực, tinh thần, thái độ và chất lượng hoàn thành nhiệm vụ.
+ Vừa hạn chế những tiêu cực trong hành vi của con người nói chung và công chức nói riêng.
Hành vi của con người bị chi phối bởi nhiều yếu tố chủ quan, như:
+ Nhận thức về trách nhiệm;
+ Tâm lý, tình cảm của người ra lệnh hoặc người phục tùng; sự nhạy bén hoặc chậm trễ, thiếu sáng tạo;
+ Tác phong thực dụng hoặc đề cao trách nhiệm trong công việc;
+ Đạo đức công vụ;
+ Thích ứng hoặc chậm thích ứng với sự thay đổi (như cơ chế, ứng dụng công nghệ),…
– Quy trình kiểm tra mang tính bao quát, đa chiều.
Bao gồm:
+ Kiểm tra theo hệ thống thứ bậc hành chính;
+ Kiểm tra theo chức năng khi chủ thể ngang bằng về vị thế, như giữa bộ với bộ, sở với sở;
+ Kiểm tra chéo để đo lường tính thống nhất hay không thống nhất khi các bộ phận cấu thành cùng triển khai một hoạt động nào đó (như các sở, vụ cùng chuyên môn…);
+ Tự kiểm tra.
Mặt khác, công tác kiểm tra còn mang tính chất là loại hoạt động có tính tương tác tích cực.
– Có nhiều hình thái linh hoạt, sáng tạo:
Chủ thể kiểm tra thường tiến hành các loại hoạt động như:
+ Nghe báo cáo của cấp trên và giải trình của cấp dưới;
+ Đi thực tế ở cơ sở.
Hiện nay, thông qua ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại mà chủ thể kiểm tra có thể tương tác trực tuyến với đối tượng được kiểm tra, với cấp cơ sở.
2. Kiểm tra tiếng Anhh là gì?
Kiểm tra tiếng Anh là Test.
Vai trò của kiểm tra tiếng Anh là The role of testing.
Hoạt động quản lý nhà nước tiếng Anh là State management activities.
3. Vai trò của kiểm tra trong quản lý nhà nước?
Công tác kiểm tra đã bộc lộ không ít khiếm khuyết, bất cập hiện nay.
Chẳng hạn như:
+ Quan hệ giữa ban hành với tổ chức thi hành thể chế;
+ Quan hệ giữa kế hoạch và thực thi trong thực tế;
+ Quan hệ chức năng giữa người ban hành quyết định quản lý với các cơ quan chuyên môn liên quan đến tình huống “cấp và kiểm tra
Phát hiện kịp thời các tiêu cực:
Vẫn còn một bộ phận công chức coi công tác kiểm tra là yếu tố phụ, để “trả bài” trong các khóa bồi dưỡng. Họ chưa nhận thức đó là khâu đặc biệt, thể hiện năng lực và bản lĩnh trong các báo cáo, giải trình. Có nhiều chủ thể lại chống chế, cố làm các kết quả che mắt đúng quy trình.
Việc lợi dụng, lạm dụng chức vụ quyền hạn có thể để lại các tổn thất lớn trong đất nước. Hoạt động kiểm tra giúp đề xuất sáng kiến trong những tình huống cụ thể của cấp dưới đối với cấp trên. Cũng như đảm bảo chuẩn hóa, thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm của người công chức.
Những phát hiện, điều chỉnh sai lệch xuất hiện (như trong kế hoạch hay tổ chức thực thi công vụ) của cấp trên đối với cấp dưới.
Kiểm tra tiến hành trên các cơ sở khoa học:
Kiểm tra, hiểu theo nghĩa thông thường và trên cơ sở khoa học, là việc một chủ thể tác động tới đối tượng quản lý, xem xét lại những việc đã được chuẩn bị tổ chức thực hiện ở hầu hết các hoạt động trong chu trình của quản lý nhà nước. Từ đó có thể tìm ra các điểm chưa đúng, chưa phù hợp theo yêu cầu, chất lượng công việc. Cũng như nhanh chóng xử lý các phát sinh trên thực tế.
Quan điểm có tính phổ biến cho rằng, kiểm tra bao gồm tất cả các hoạt động mà nhà quản trị thực hiện nhằm đảm bảo chắc chắn rằng các kết quả thực tế sẽ đúng như kết quả dự kiến trong kế hoạch. Từ kiểm tra chất lượng công việc tiến hành đến kiểm tra người thực hiện nội dung công việc đó. Để đảm bảo hiệu quả, chất lượng của các khâu khác nhau trong quá trình.
Trong quản lý nói chung, khi có hoạt động thì phải có sự kiểm tra trước để bảo đảm thành công khi tổ chức thực hiện. Đây cũng là khâu cuối cùng sau khi thực hiện công việc hoặc có kết quả phản ánh.
Kiểm tra là nhiệm vụ rất quan trọng của người đứng đầu:
Kiểm tra là nhiệm vụ rất quan trọng của người đứng đầu một bộ phận trong quản lý khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn.
+ Từ tổ trưởng, trưởng phòng, chủ tịch UBND cấp xã;
+ Cấp trung gian như vụ trưởng, giám đốc sở, chủ tịch UBND cấp huyện;
+ Cấp cao như chủ tịch UBND cấp tỉnh, bộ trưởng,…
+ Đến vị trí cao nhất của Chính phủ là Thủ tướng.
Do vậy, không thể có một hoạt động nào đó trong quản lý lại không có hoạt động kiểm tra trước khi tổ chức thực hiện.
4. Ý nghĩa của kiểm tra đối với quản lý nhà nước:
Tác động hiệu quả trong chất lượng quản lý, tổ chức nhà nước:
Giúp cho kết quả đầu ra của quản lý nhà nước đúng với mục đích, mục tiêu đặt ra ban đầu. Cũng như kiểm soát các quyền lợi, nghĩa vụ của các chủ thể thực hiện đúng với quy định pháp luật.
Có tác động mạnh mẽ đến phát huy tính tích cực và hạn chế các yếu tố không tích cực (chủ yếu là sự chi phối của yếu tố chủ quan) trong quản lý nhà nước để có biện pháp, giải pháp phù hợp. Hướng đến đảm bảo cho chất lượng triển khai công việc. Từ đó mang đến bộ máy nhà nước phân công, phối hợp triển khai tốt nhất các nhiệm vụ.
Tạo hiệu ứng xã hội về kinh tế – xã hội:
Tác động đến ý thức của các chủ thể quản lý nhà nước, quyền và nghĩa vụ trực tiếp. Tác động đến quản lý xã hội (các đối tượng thực hiện nghĩa vụ hoặc thụ hưởng chính sách…). Đảm bảo cho quyền lợi chính đáng của nhân dân, cho lợi ích và hiệu quả quản lý nhà nước.
Tạo ra những hiệu ứng gián tiếp của quản lý:
Tác động đến từ việc kiểm tra tới những tình huống gián tiếp của quản lý nhà nước. Ví dụ, kiểm tra công vụ để xem công chức có làm đúng chức phận, hoàn thành nhiệm vụ được giao hay không…
Các hiệu ứng gián tiếp có thể bao gồm:
+ Sử dụng nguồn nhân lực;
+ Công tác tổ chức thực hiện có hiệu quả;
+ Phát huy vai trò của người đứng đầu;
+ Nâng cao chất lượng quy hoạch, sử dụng nguồn nhân lực quản lý nhà nước;
+ Kiểm nghiệm, đánh giá tương quan giữa điều kiện, tiêu chuẩn và năng lực xử lý, giải quyết các tình huống trong thực tiễn quản lý nhà nước,…