Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp? Giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
Hiện nay việc nhà nước đầu tư vốn vào doanh nghiệp có thể là một phần hoặc đầu tư toàn bộ vốn vào doanh nghiệp cũng rất phổ biến. Khác với các nguồn vôn khác nguồn vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải được sử dụng đúng mục đích và đúng quy định. Bên cạnh đó cần có những hoạt động kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Vậy cụ thể hoạt động Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp được pháp luật quy định như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Căn cứ dựa trên quy định tại điều 51. Giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
1. Việc ban hành chính sách, pháp luật về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.
2. Việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo mục tiêu, nguyên tắc, phạm vi quy định tại Luật này.
3. Việc xác định vốn đầu tư, cân đối kế hoạch nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn để đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.
4. Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.
5. Việc quyết định chủ trương đầu tư, trình tự, thủ tục quyết định đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.
6. Việc thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.
Như vậy, căn cứ vào quy định chúng tôi đưa ra như trên có thể thấy việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp được quy định gồm có 06 nội dung cơ bản đề ra như trên. Theo đó:
Thứ nhất đối với việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp qua việc ban hành chính sách, pháp luật về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp được hiểu như việc hiện nay các cơ chế, chính sách đã tạo môi trường pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp theo đó những quy định của pháp luật đề ra sẽ giúp cho việc đảm bảo tôn trọng và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp cùng việc tăng cường sự kiểm tra, giám sát của nhà nước trong quản lý, sử dụng vốn và tải sản đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
Ngoài ra có thể thấy hiên nay nhà nước đã có những chủ trương, quan điểm chỉ đạo và hệ thống pháp luật có liên quan đến việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp có thay đổi. Bên cạnh đó, quá trình triển khai thực hiện Luật và các văn bản hướng dẫn về việc sử dụng vốn nhà nước vào doanh nghiệp cũng đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế bất cập liên quan đến các vấn đề cụ thể như việc xác định vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, thẩm quyền quyết định dự án đầu tư, xây dựng, mua bán tài sản cố định, thẩm quyền quyết định đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp, các quy định về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp và các phương thức chuyển nhượng vốn đầu tư, phân phối lợi nhuận sau thuế, bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp, các phương thức chuyển giao, cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp, việc quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa, thoái vốn, quyền hạn, trách nhiệm, phương thức quản lý người đại diện và nhóm người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu và công tác giám sát, quản lý của doanh nghiệp nhà nước đối với công ty con do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ…
Thứ hai, pháp luật đề ra quy định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo mục tiêu, nguyên tắc, phạm vi quy định của luật quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại Doanh Nghiệp, tức là phải phù hợp với định hướng mà pháp luật đề ra và phù hợp với chiến lược phát triển nền kinh tế hiện nay. Cụ thể việc đầu tư vốn phải tuân thủ đúng quy định tại các điều 4,5 luật quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại Doanh Nghiệp quy định.
Thứ ba, Thực hiện cân đối kế hoạch nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn để đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp tức là phải biết bám sát từ những quy định, nguyên tắc do nhà nước đặt ra và phân bổ nguồn vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp trên khắp các vùng miền cả nước. Theo đó thì phải bảo đảm khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư nhà nước vào doanh nghiệp, bám sát tình hình thực tế, phù hợp với thực lực tài chính, coi trọng bảo đảm các cân đối vĩ mô, giữ vững an toàn nợ công.
Thứ tư đó là cần thực hiện kiểm tra giám sát hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, trên thực tế hiện nay còn một số vấn đề còn tồn tại như một số doanh nghiệp Nhà nước được giao một khối lượng tài sản rất lớn để kinh doanh nhưng hệ thống quản lý, giám sát không theo kịp với yêu cầu thực tiễn. Hơn nữa đó là thiếu hiệu lực và kém hiệu quả, dẫn tới không ngăn ngừa và cảnh báo được các nguy cơ làm doanh nghiệp bị thua lỗ, mất vốn nhà nước, Chưa chú trọng đến trách nhiệm giải trình của người đứng đầu đối với tiến trình sắp xếp, đổi mới và kết quả hoạt động của doanh nghiệp thế nên việc kiểm tra vfa giám sát các nguồn vốn là rất quan trọng.
Thứ năm, Kiểm tra giám sát hoặt động quyết định chủ trương đầu tư, trình tự, thủ tục quyết định đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp để phát hiện những thiếu sót, sai phạm có thể có trong quá trình thực hiện thủ tục này để có biện pháp khắc phục.
Cuối cùng đó là thực hiện kiểm tra giám sát đối với nội dung thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp đây là một công tác quan trọng giúp hoàn thiện cơ chế pháp lý của nhà nước đáp ứng tình hình chính trị, kinh tế, xã hội đã phát triển, có nhiều đổi mới trong thời đại hiện nay.
2. Giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Căn cứ dựa trên quy định tại điều 52. Giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ Luật quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại Doanh Nghiệp 2014 quy định cụ thể:
– Việc ban hành chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.
– Việc thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.
– Việc thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, kế hoạch tài chính và chiến lược phát triển của doanh nghiệp, thực hiện nhiệm vụ cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch.
– Việc huy động và sử dụng vốn huy động, quản lý nợ phải thu, nợ phải trả, việc thực hiện dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định, bảo toàn, phát triển vốn của doanh nghiệp.
– Việc ban hành quy chế quản lý nội bộ của doanh nghiệp.
– Hoạt động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp.
– Việc chuyển nhượng, thu hồi vốn, thu lợi nhuận, cổ tức được chia từ khoản vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.
– Quản lý vốn của doanh nghiệp đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
– Thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm và quyền lợi khác đối với người lao động, người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp.
– Thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp.
Như vậy sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được pháp luật đề ra quy định kiểm tra và giám sát rất tỉ mĩ đối với những hoạt động cơ bản nhất của doanh nghiệp. Theo đó việc kiểm tra giám sát được tiến hành dựa trên việc doanh nghiệp thực hiện quy định của luật và các văn bản pháp luật quyd dịnh về sử dụng vốn của doanh nghiệp. Ngoài ra còn dựa trên cơ chế quản lý của doanh nghiệp để biết doanh nghiệp đó thực hiện có đúng pháp luật hay không?
Bên cạnh đó còn cần thực hiện kiểm tra giám sát các hoạt động như đầu tư, quản lý vốn tại công ty và thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước đó là đóng các loại thuế theo quy định của pháp luật. Chúng tôi cho rằng việc đề ra quy định giám sát và kiểm tra những nội dung trên là hoàn toàn hợp lý vì nó sẽ giúp ích cho việc sử dung nguồn vốn của nhà nước có hiệu quả hơn.
Trên đây là thông tin