Thuật ngữ kiểm toán đã không còn xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể định nghĩa chính xác Kiểm toán viên là gì, nắm rõ các công việc một kiểm toán viên phải thực hiện và quan trọng nhất là các điều kiện cần có để trở thành một kiểm toán viên. Hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Kiểm toán viên là gì?
Kiểm toán viên (auditor) là kế toán viên có bằng cấp được chỉ định để kiểm tra tính chính xác của các tài khoản và
Kiểm toán viên hành nghề là kiểm toán viên đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.
2. Có mấy loại kiểm toán:
Kiểm toán viên được phân ra thành 3 loại khác nhau sau đây:
Kiểm toán nhà nước: Loại này do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành theo quy định của Pháp Luật và không tính phí. Thường các doanh nghiệp được kiểm toán là các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước.
Kiểm toán độc lập: Nhiệm vụ kiểm toán được thực hiện bởi kiểm toán viên của các công ty độc lập & chuyên về dịch vụ kiểm toán. Những công ty này chuyên thực hiện nhiệm vụ kiểm toán đối với
Kiểm toán nội bộ: Đây là việc các công ty tự thực hiện việc kiểm toán theo yêu cầu của các thành viên trong Ban Hội Đồng Quản Trị hay Ban Lãnh Đạo, Ban Giám Đốc… Báo cáo này chỉ sử dụng mang tính chất nội bộ & không được tin tưởng như với loại kiểm toán độc lập.
3. Các công việc của kiểm toán viên là gì?
Đối với kiểm toán, người thực hiện trách nhiệm này sẽ phải tiến hành các công việc sau:
Thực hiện xác minh độ trung thực cũng như tính pháp lý của các báo cáo về tài chính.
Đánh giá số liệu, thông tin sau đó đưa ra ý kiến về mức độ trung thực hay mức độ hợp lý về những thông tin tài chính – kế toán của doanh nghiệp.
Tiến hành tư vấn cho các nhà quản lý doanh nghiệp qua những đánh giá, sai sót hoặc điểm mạnh, điểm yếu. Đồng thời có thể gợi mở ra những hướng đi mới để giúp doanh nghiệp có thể hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn.
Nghĩa vụ của kiểm toán viên là gì?
Nếu đã trở thành kiểm toán viên và thực hiện các công việc kiểm toán, cần đảm bảo chấp hành đầy đủ nghĩa vụ được quy định tại Điều 17
Tuân thủ nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập;
Không can thiệp vào hoạt động của khách hàng, đơn vị được kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán;
Từ chối thực hiện kiểm toán cho khách hàng, đơn vị được kiểm toán nếu xét thấy không bảo đảm tính độc lập, không đủ năng lực chuyên môn, không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
Từ chối thực hiện kiểm toán trong trường hợp khách hàng, đơn vị được kiểm toán có yêu cầu trái với đạo đức nghề nghiệp, yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trái với quy định của pháp luật;
Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức hàng năm;
Thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp;
Thực hiện kiểm toán, soát xét hồ sơ kiểm toán hoặc ký báo cáo kiểm toán và chịu trách nhiệm về báo cáo kiểm toán và hoạt động kiểm toán của mình;
Báo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt động kiểm toán của mình theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
Tuân thủ quy định của Luật này và pháp luật của nước sở tại trong trường hợp hành nghề kiểm toán ở nước ngoài;
Chấp hành yêu cầu về kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán theo quy định của Bộ Tài chính;
Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”
4. Tiêu chuẩn kiểm toán viên:
Tiêu chuẩn kiểm toán viên theo Điều 14
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan.
Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính.
Có Chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Bộ Tài chính.
5. Quy định đăng ký hành nghề kiểm toán:
Theo Điều 15 Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12, người có đủ các điều kiện sau đây được đăng ký hành nghề kiểm toán:
Là kiểm toán viên.
Có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ ba mươi sáu tháng trở lên.
Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức.
Người có đủ các điều kiện theo quy định trên thực hiện đăng ký hành nghề kiểm toán và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán theo quy định của Bộ Tài chính.
Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán chỉ có giá trị khi người được cấp có
Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày Luật kiểm toán độc lập có hiệu lực, người đã được cấp chứng chỉ kiểm toán viên trước ngày Luật kiểm toán độc lập có hiệu lực được đăng ký hành nghề kiểm toán theo quy định của Luật kiểm toán độc lập mà không cần bảo đảm điều kiện về thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ ba mươi sáu tháng trở lên.
6. Các yêu cầu cần có đối với kiểm toán viên:
Công việc kiểm toán độc lập do kiểm toán viên chuyên nghiệp thực hiện, công việc này không tạo ra thêm các thông tin về báo cáo tài chính mà nó chỉ làm tăng mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính. Những người sử dụng kết quả kiểm toán tin tưởng và bổ nhiệm kiểm toán viên bởi tích chất hành nghề độc lập của kiểm toán viên và khả năng về chuyên môn nghiệp vụ cũng như tư chất đạo đức chính trực khách quan trong công việc của họ.
Để hành nghề kiểm toán, các kiểm toán viên cần đảm bảo các yêu cầu:
Yêu cầu về tính độc lập
Các yêu cầu về tư chất đạo đức
Các yêu cầu về năng lực nghiệp vụ
Yêu cầu về tính độc lập
Yêu cầu này được xem như là điều kiện cần để đạt được mục tiêu của hoạt động kiểm toán, độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của kiểm toán viên. Kết quả kiểm toán sẽ không có giá trị khi những người sử dụng kết quả kiểm toán tin rằng cuộc kiểm toán thiếu tính độc lập cho dù cuộc kiểm toán được thực hiện bởi người có trình độ cao đến đâu.
Yêu cầu về tính độc lập đòi hỏi sự trung thực và trách nhiệm của kiểm toán viên đối với những người sử dụng kết quả kiểm toán, đồng thời các kiểm toán viên không bị ràng buộc trong việc tiếp xúc với các tài liệu và báo cáo của doanh nghiệp.
Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải thực sự không bị chi phối hoặc tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tính thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực khách quan và độc lập nghề nghiệp của mình. Mọi câu hỏi về tình hình kinh doanh hoặc các sử lý kế toán trong các giao dịch của doanh nghiệp cần được trả lời đầy đủ và đảm bảo rằng kiểm toán viên không bị hạn chế trong việc thu thập các bằng chứng kiểm toán.
Để đảm bảo yêu cầu này, ngoài mặt chủ quan về tư chất đạo đức của kiểm toán viên cần duy trì và đảm bảo tính độc lập trong quá trình kiểm toán, pháp luật yêu cầu các kiểm toán viên không được thực hiện kiểm toán cho các khách hàng mà kiểm toán viên có quan hệ gia đình, họ hàng hoặc quyền lợi về mặt kinh tế.
Yêu cầu về tư chất đạo đức
Con người luôn là nhân tố quan trọng và mang tính quyết định trong các hoạt động kinh tế, xã hội. Đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ kiểm toán, khi mà sản phẩm của hoạt động này không có khuôn mẫu định sẵn và phụ thuộc vào tính chủ quan của kiểm toán viên. Điều quan trọng là kiểm toán viên phải luôn duy trì được tính độc lập, khách quan khi tiến hành công việc cũng như khi xem xét, đánh giá các bằng chứng kiểm toán làm cơ sở để đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính.
Kiểm toán viên phải là có lương tâm nghề nghiệp, luôn làm việc với sự thận trọng cao nhất với tinh thần làm việc chuyên cần. Trong quá trình kiểm toán phải đảm bảo thằng thắn trung thực và có chính kiến rõ ràng. Đồng thời kiểm toán viên phải công bằng, tôn trọng sự thật và không được thành kiến thiên vị.
Kiểm toán viên phải thường xuyên rèn luyện tính cẩn thận một cách thoả đáng tất cả các kỹ năng và sự siêng năng cần thiết khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Mọi sự bất cẩn đều có thể dẫn đến những rủi ro kiểm toán, theo đó gây ảnh hưởng đến các đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán và trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên.
Kiểm toán viên phải tôn trọng bí mật của những thông tin thu thập được trong quá trình kiểm toán, không được tiết lộ bất kỳ một thông tin kinh tế nào liên quan đến khách hàng cho người thứ ba khi chưa được phép của người có thẩm quyền trừ khi có nghĩa vụ phải công khai theo yêu cầu của pháp luật hoặc trong phạm vi quyền hạn nghề nghiệp của mình.
Kiểm toán viên phải tôn trong pháp luật. Tính tôn trọng pháp luật thể hiện trách nhiệm của kiểm toán viên đối với các đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán. Kiểm toán viên phải chấp hành đúng các chế độ, thể lệ, nguyên tắc và luật pháp của Nhà nước và những nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán được thừa nhận. Ý kiến nhận xét của kiểm toán viên có giá trị pháp lý và các kiểm toán viên chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhận xét đánh giá của mình.
Yêu cầu về năng lực, nghiệp vụ
Nguyên tắc cơ bản chi phối cuộc kiểm toán yêu cầu kiểm toán viên phải thực hiện công việc với đầy đủ chuyên môn cần thiết… Để đảm bảo thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp, kiểm toán viên phải:
Có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng và hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng
Có kỹ năng, kinh nghiệm về kiểm toán
Hiểu biết về pháp luật
Để đạt được các yêu cầu trên, các kiểm toán viên trước hết phải đạt được trình độ chuyên môn vững vàng về kế toán, hiểu biết về chế độ chính sách tài chính, kế toán và luật pháp đồng thời đồng thời để trở thành kiểm toán viên và có thể thực hiện công việc độc lập cần phải được các kiểm toán viên có kinh nghiệm kèm cặp, hướng dẫn trong các cuộc kiểm toán thực tế.
Mặt khác các kiểm toán viên phải có nghĩa vụ duy trì kỹ năng, trình độ nghiệp vụ trong suốt quá trình hành nghề, luôn cập nhật các thông tin về chính sánh kế toán, tài chính liên quan đến lĩnh vực kiểm toán. Về mặt pháp lý các kiểm toán viên chỉ được hành nghề khi đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và ở Việt nam là Bộ Tài chính sau khi đã trúng tuyển kỳ thi cấp quốc gia về cấp chứng chỉ kiểm toán viên.