Trong những năm gần đây, việc hoạt động và kiếm tiền trên nền tảng mạng xã hội như YouTube, Google, Facebook ... và các nền tảng khác đã và đang mang lại các khoản thu lợi khủng. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì kiếm tiền từ YouTube, Facebook, Google cần phải có nghĩa vụ đóng thuế thế nào?
Mục lục bài viết
1. Kiếm tiền từ Youtube, Facebook, Google đóng thuế thế nào?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 1 của Thông tư
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý thuế, có hướng dẫn cụ thể về thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng đối với cá nhân và doanh nghiệp liên quan đến hoạt động kinh doanh trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội như YouTube, Facebook, Google. Cụ thể như sau:
– Đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng bao gồm: cá nhân cư trú, trong đó bao gồm cá nhân, hộ gia đình, nhóm cá nhân có tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các loại hình hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực và thuộc ngành nghề sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật bắt buộc phải nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng;
– Kinh doanh trên các nền tảng trực tuyến, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng được thực hiện như sau: Thu nhập từ các nên tảng trực tuyến như Facebook, Google, YouTube và các nền tảng trực tuyến khác sẽ được xem là hoạt động sản xuất kinh doanh bắt buộc phải chịu thuế thu nhập cá nhân và chịu thuế giá trị gia tăng, điều này sẽ áp dụng cho các cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh trực tuyến;
– Trách nhiệm cá nhân: Các cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh buôn bán trực tuyến sẽ cần phải có trách nhiệm tự kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng tương ứng với khoản thu nhập phát sinh từ các nền tảng mạng xã hội;
– Về vấn đề ký hợp đồng với công ty đối tác, các cá nhân ký hợp đồng đối với các công ty đối tác như Facebook, YouTube, Google và các nền tảng mạng xã hội tương tự tại Việt Nam sẽ không phải tự kê khai thuế. Hay nói cách khác, các công ty đối tác sẽ nộp thuế và kê khai thuế thay cho các cá nhân. Hay nói cách khác, các cá nhân ký hợp đồng với công ty đối tác Google, Facebook, YouTube tại Việt Nam thì sẽ không cần phải tự kê khai thuế, các tổ chức này sẽ kê khai và nộp thuế thay.
Theo đó thì có thể nói, kiếm tiền từ YouTube, Google, Facebook sẽ cần phải có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật, điển hình là thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Chi tiết mức đóng thuế cũng là một trong những vấn đề được nhiều người kinh doanh quan tâm. Cụ thể:
– Đối với doanh nghiệp, khi phát sinh doanh thu từ các nền tảng mạng xã hội trực tuyến thì sẽ cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng. Theo quy định của pháp luật hiện nay, mức thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định là 20% dựa trên tổng doanh thu sau khi ta trừ đi các chi phí hợp lý. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải tính toán kỹ lưỡng để có thể xác định mức thuế thu nhập doanh nghiệp phải đóng một cách cụ thể và chính xác. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải đóng thuế giá trị gia tăng với mức thuế suất là 10%;
– Đối với cá nhân có phát sinh thu nhập từ YouTube, Facebook, Google, thì các cá nhân có thu nhập từ các nền tảng trực tuyến này với mức dưới 100.000.000 đồng/năm thì các cá nhân đó sẽ không cần phải nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng, ngược lại các cá nhân có thu nhập trên 100.000.000 đồng/năm thì cần phải có nghĩa vụ tuân thủ theo quy định của pháp luật về thuế. Mức thuế suất trong trường hợp này được xác định là 5% thuế giá trị gia tăng tính trên doanh thu và 2% thuế thu nhập cá nhân tính trên doanh thu.
2. Nghĩa vụ khai thuế đối với thu nhập từ Youtube, Facebook, Google:
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 7 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý thuế, có quy định cụ thể về nghĩa vụ khai thuế đối với thu nhập phát sinh từ các nền tảng mạng xã hội như YouTube, Facebook, Google. Cụ thể như sau:
– Đối với các cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với công ty đối tác của Google, Facebook, YouTube tại Việt Nam thì cá nhân đó sẽ không cần phải tự kê khai thuế, các tổ chức này sẽ thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế thay cho cá nhân;
– Đối với các cá nhân trong nước nhận tiền trực tiếp từ Google, Facebook, YouTube thì sẽ cần phải tự khai thuế tại cơ quan thuế;
– Doanh nghiệp có phát sinh doanh thu từ Google, Facebook, YouTube thì sẽ cần phải có nghĩa vụ khai thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
3. Kiếm tiền từ Youtube, Facebook, Google nhưng trốn đóng thuế sẽ bị xử lý như thế nào?
Đối với hành vi kiếm tiền từ các nền tảng mạng xã hội tuy nhiên trốn đóng thuế sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:
Trách nhiệm xử phạt vi phạm hành chính khi trốn thuế thu nhập cá nhân sẽ được đặt ra. Căn cứ theo quy định tại Điều 138 của Luật quản lý thuế năm 2019 có quy định về hành vi trốn thuế, theo đó hành vi trốn thuế sẽ bị xử phạt với mức phạt tiền từ 01 lần đến 03 lần số tiền thuế trốn đóng. Cụ thể, mức phạt sẽ được ghi nhận cụ thể tại Điều 17 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP, ngoài ra đối với hành vi cố tình khai sai thu nhập với mục đích trốn thuế thu nhập cá nhân thì hành vi này hoàn toàn có thể bị xử phạt 20 % số tiền thuế kê khai bị thiếu, đồng thời còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là bắt buộc phải nộp lại số tiền thuế bị thiếu và số tiền thuế chậm nộp.
Trong một số trường hợp nhất định, hành vi trốn thuế khi gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế căn cứ theo quy định tại Điều 200 của Bộ luật hình sự năm 2015 khi xâm phạm đến khách thể do bộ luật hình sự bảo vệ. Hành vi trốn thuế sẽ được chia thành các trường hợp như sau:
– Trường hợp 1: Số tiền trốn thuế từ 100 đến dưới 300 triệu đồng thì bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm;
– Trường hợp 2: Số tiền trốn thuế dưới 100 triệu đồng, nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về các tội được quy định, chưa được xóa án tích thì cũng bị phạt tù tiền từ 100 triệu đến 500 triệu hoặc từ 03 tháng đến 1 năm.
Như vậy, tùy vào mức độ vi phạm và tùy vào hậu quả gây ra trên thực tế để có thể xác định khung hình phạt tăng nặng dành cho người vi phạm. Người thực hiện hành vi trốn thuế hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự lên mức 07 năm tù.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý thuế;
– Nghị định 91/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế;
– Nghị định 125/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017).
THAM KHẢO THÊM: