Kiểm sát viên là một vị trí trong Viện kiểm sát nhân dân. Chức vụ này có vai trò hết sức quan trọng đối với các chức năng nhiệm vụ và thực hành quyền công tố. Vậy kiểm sát viên là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của kiểm sát viên được quy định ra sao?
Mục lục bài viết
1. Kiểm sát viên là gì?
Kiểm sát viên là người làm việc trong Viện kiểm sát nhân dân, được cơ quan tư pháp giao nhiệm vụ buộc tội những bị cáo vi phạm pháp luật trong các vụ án hình sự xét xử trong các phiên tòa.
Kiểm sát viên sẽ có quyền ra các lệnh như bắt giữ, truy tố tội phạm và tham gia điều tra. Bởi vậy nghi ngờ một kết quả điều tra của bản án nào không hợp lý thì kiểm sát viên có thể điều tra lại từ đầu có nhưng trường hợp kết luận của cơ quan điều tra và bản án của Tòa bị hủy.
Mục tiêu của kiểm sát viên của Viện kiểm sát chính là bảo vệ phát chế hạn chế được những sai phạm xảy ra trong quá trình xét xử và các bản án oan sai.
Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ của kiểm sát viên:
Kiểm sát viên là một chức danh vô cùng quan trọng trong Viện kiểm sát nhân dân mang trong mình trách nhiệm cao cả nên cần phải có những đặc thù công việc riêng như:
2.1. Nhiệm vụ và quyền hạn chung:
- Kiểm sát viên có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quyền công tố và các hoạt động tư pháp do viện trưởng phân công. Đều chịu trách nhiệm trước viện trưởng bất kỳ chuyện gì xảy ra.
- Tiến hành nhiệm vụ đều phải theo hướng chỉ đạo của viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình và cấp cao.
- Khi được giao nhiệm vụ trái với pháp luật thì kiểm sát viên được phép không thực hiện và tiến hành báo cáo với cấp trên cao hơn để theo dõi và xử lý.
- Phải thật tỉnh táo và công mong từ chối tố tụng hoặc thay đổi luật tố tụng theo quy định.
2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn từng kiểm sát viên:
- Tiến hành kiểm sát khởi tố và kiểm sát mọi hoạt động điều tra lập hồ sơ vụ án của cơ quan điều tra.
- Đưa ra yêu cầu điều tra đối với những hành vi vi phạm pháp luật.
- Triệu tập hỏi cung bị can và người làm chứng, người bị hại những người liên quan đến vụ án.
- Thực hiện quyền tạm giam hay tạm giữ và bắt người.
- Đọc cáo trạng và quyết định của Viện kiểm sát trong phiên tòa và đưa ra quan điểm những ý kiến đóng góp.
- Kiểm sát quá trình xét xử.
- Kiểm sát quá trình thi hành và quyết định cuối cùng của Viện kiểm sát.
- Thực hiện công việc theo sự phân công của Viện trưởng kiểm sát.
Mỗi một kiểm sát viên đều đảm bảo có năng lực và chịu mọi trách nhiệm phát ngôn và thông tin do chính bản thân đưa ra trước Viện kiểm sát.
3. Kiểm sát viên không được làm những việc sau đây:
– Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm;
– Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác không đúng quy định của pháp luật;
– Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết các vụ án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án;
– Đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền;
– Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong các vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.
4. Trách nhiệm của kiểm sát viên:
Kiểm sát viên phải chịu trách nhiệm với những hành động hay quyết định của mình. Nếu như bị phát hiện có hành vi gian dối, làm trái với quy định thì sẽ bị xử phạt nghiêm khắc, tùy vào tính chất, mức độ của sự việc.
– Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà kiểm sát viên gây thiệt hại cho Viện kiểm sát nơi đó thì phải có trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.
– Kiểm sát viên có trách nhiệm và nghĩa vụ giữ kín bí mật quốc gia và bí mật công tác, không được để lộ ra bên ngoài.
– Phải tôn trọng nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân.
– Kiểm sát viên phải là người đi đầu trong việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, là tấm gương sáng để mọi người noi theo.
– Đồng thời kiểm sát viên cần phải thường xuyên học hỏi để nâng cao tri thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Điều kiện để trở thành kiểm sát viên:
Căn cứ theo quy định tại Điều 75
– Điều kiện chung:
+ Thứ nhất, là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
+ Thứ hai, là người có trình độ cử nhân luật trở lên.
+ Thứ ba, được đào tạo bài bản về nghiệp vụ kiểm sát.
+ Thứ tư, đã có thời gian công tác thực tế.
+ Thứ năm, có sức khỏe tốt, để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ được giao.
– Điều kiện trở thành Kiểm sát viên theo từng ngạch:
Kiểm sát viên bao gồm có 4 ngạch theo quy định của Nhà nước, được phân bổ từ cao đến thấp như: Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp.
Lưu ý: Trong trường hợp đặc biệt, người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến để làm lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân các cấp, tuy chưa đủ thời gian làm Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp hoặc chưa đủ thời gian làm công tác pháp luật, nhưng có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 và điều kiện quy định tại Khoản 2 Điêu 77, điểm b và điểm c khoản 1 của các Điều 78, 79 và 80 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 thì cũng có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
5. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên trong Bộ luật tố tụng hình sự:
– Kiểm sát viên là một chức danh tố tụng.
– Khi được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự, Kiểm sát viên có những nhiệm vụ và quyền hạn sau: Kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra; đề ra yêu cầu điều tra; triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam; tham gia phiên tòa; đọc cáo trạng, quyết định của Viện kiểm sát liên quan đến việc giải quyết vụ án; hỏi, đưa ra chứng cứ và thực hiện việc luận tội; phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án, tranh luận với những người tham gia tố tụng tại phiên tòa; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của
– Những quyết định, yêu cầu của Kiểm sát viên phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân chấp hành. Kiểm sát viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng Viện kiểm sát về những hành vi và quyết định của mình.
Kết luận: Kiểm sát viên đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Do đó, quyền hạn và trách nhiệm của vị trí này được Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định rất rõ ràng và chi tiết. Khi làm kiểm sát viên, cử nhân luật có cơ hội thể hiện năng lực, phẩm chất của bản thân để đảm bảo công việc một cách tốt nhất và duy trì hoạt động đúng đắn của các cơ quan chức năng.