Kiểm sát công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam là gì? Phạm vi kiểm sát công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam?
Hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam là một trong các công tác thực hiện chức năng của viện kiểm sát nhân dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Kiểm sát công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam có vai trò vô cùng quan trọng. Vậy kiểm sát công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Kiểm sát công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam”
Luật sư
– Cơ sở pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Kiểm sát công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam là gì?
– Tạm giữ là một trong những biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự do cơ quan điều tra áp dụng đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp. người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thủ, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã, tạo điều kiện thuận lợi de co quan điều tra thu thập chứng cứ, bước đầu làm rõ những tình tiết có liên quan đến tội phạm, nhân thân của người bị tạm giữ. Trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được, cơ quan điều tra sẽ ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn khác hoặc trả tự do cho người bị bắt. Việc tạm giữ là nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn người bị nghi là đã thực tiện tội phạm bỏ trốn, gây khó khăn trong việc điều tra truy tố xét xử.
– Tuy nhiên, không phải là đối với mọi người bị bắt trong các trường hợp nói trên đều phải áp dụng biện pháp tạm giữ, mà chỉ áp dụng trong các trường hợp cần thiết, như cần có thời gian để lấy lời khai và xác minh những tình tiết cần làm rõ về hành vi phạm tội, căn cước, lý lịch, nhân thân của người bị bắt hoặc người bị bắt có khả năng trốn, tiếp tục phạm tội hoặc tiêu hủy chứng cứ.
– Kiểm sát quyết định tạm giữ là hoạt động nhằm bảo đảm việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giữ có căn cứ và đúng pháp luật, kịp thời khắc phục các vi phạm trong quá trình áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giữ của người có thẩm quyền. Để đảm bảo công tác kiểm sát việc tạm giữ, tránh vi phạm quyền tự do, bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, luật tố tụng hình sự quy định: trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi ra quyết định tạm giữ, quyết định đó cùng các tài liệu làm căn cứ tạm giữ phải được gửi đến VKSND cùng cấp hoặc VKSND có thẩm quyền,
– Về kiểm sát đối tượng tạm giữ, VKSND kiểm tra xem người bị tạm giữ có phải là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thủ, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã hay không. Nếu không phải những người đó, VKSND cần kiến nghị kịp thời với cơ quan, người có thẩm quyền trong việc tạm giữ để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người đang bị tạm giữ.
– Về kiểm sát thẩm quyền ra quyết định tạm giữ, VKSND kiểm tra những người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ. Đó là những người có thể có hành vi đụng chạm, ảnh hưởng đến quyền thân thể, quyền đi lại của người bị tạm giữ nên VKSND phải đảm bảo việc tuân theo pháp luật của họ. Những người thuộc đối tượng kiểm sát là: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp.
– Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng.
– Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân – bay, bến cảng.
Như vậy, những người có quyền ra quyết định tạm giữ không hoàn toàn là những người đại diện của các cơ quan tiến hành tố tụng mà bao gồm cả những người của các cơ quan nhà nước khác theo luật định. Trong quá trình kiểm sát, Kiểm sát viên cần làm rõ ai là người có thẩm quyền, thuộc cơ quan nào đã ra quyết định tạm giữ để từ đó xác định rõ trách nhiệm trong việc oan sai, lạm quyền.
Về kiểm sát thời hạn tạm giữ, VKSND cần kiểm tra thời hạn tạm giữ, thời điểm tạm giữ, thời điểm hết hạn, các trường hợp cần thiết để gia hạn tạm giữ mà cơ quan đề nghị gia hạn tạm giữ đưa ra đề đề xuất phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi bắt hoặc nhận người bị bắt, cơ quan điều tra phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt. Thời hạn tạm giữ không quá 3 ngày, kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thủ, đầu thú.
– Qua kiểm tra, nếu thấy việc tạm giữ không có căn cứ và không hợp pháp, thì VKSND ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và yêu cần người đã ra quyết định tạm giữ trả tự do ngay cho người bị tạm giữ. Nếu thấy việc tạm giữ là có căn cứ và cần thiết, nhưng việc tạm giữ có vi phạm pháp luật ( thì yêu cầu người đã ra lệnh tạm giữ hoặc cơ quan của người đã ra lệnh tạm giữ có biện pháp biện pháp kịp thời khắc phục vi phạm, rút kinh nghiệm.
– Ngoài ra, để tạo điều kiện và phục vụ cho hoạt động điều tra, xác minh của Cơ quan điều tra, đồng thời đảm bảo được các quyền và lợi ích của người bị tạm giữ, BLTTHS 2015 quy định thời hạn tạm giữ bao gồm ba trường hợp:
+ Trường hợp bình thường, thì thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày theo quy định tại khoản 1 Điều 118 BLTTHS 2015.
+ Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ, nhưng không được quá ba ngày. Đây là trường hợp sự việc có nhiều tình tiết phức tạp, đòi hỏi phải có thêm thời gian để làm rõ hành vi phạm tội hoặc xác minh thêm về căn cước, nhân thân của người bị tạm giữ.
+Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn lần hai nhưng không quá ba ngày. Đây là trường hợp thuộc các vụ án phức tạp, có nhiều người tham gia, mặc dù đã gia hạn tạm giữ lần thứ nhất nhưng vẫn chưa làm rõ được sự việc.
– Mục đích của biện pháp tạm giam là để đảm bảo cho các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, đảm bảo trật tự pháp luật và pháp chế. Biện pháp tạm giam góp phần bảo vệ các quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nhưng khi áp dụng chúng cũng rất dễ tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đến quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Bởi vì việc tạm giam ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được thông tin… của người bị tạm giam. Nếu áp dụng tùy tiện biện pháp tạm giam như bắt tạm giam oan người vô tội, bắt không đúng thủ tục, bắt sai thẩm quyền hoặc tạm giam quá hạn… thì sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xâm hại hoạt động đúng đắn của cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, xâm phạm quyền bất khả xâm phạm thân thể và sinh mạng chính trị của con người, của công dân, làm giảm uy tín của Nhà nước và làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan tiến hành tố tụng.
– Do đó, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các vấn đề như thẩm quyền ra lệnh tạm giam, thủ tục áp dụng biện pháp tạm giam là rất cần thiết, bảo đảm cho các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng áp dụng đúng pháp luật, tránh vi phạm các quy định pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền công dân khi thực thi công vụ.
– Chức năng kiểm sát tạm giữ, tạm giam động tạm giữ, tạm giam. Qua đó đảm bảo việc tạm giữ, tạm giam theo đúng quy định của pháp luật; chế độ tạm giữ, tạm giam được chấp hành nghiêm chỉnh; tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm của người bị tạm giữ, tạm giam và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của họ không bị pháp luật tước bỏ được tôn trọng; quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi, quyết định trái pháp luật trong tạm giữ, tạm giam được thực hiện theo pháp luật.
2. Phạm vi kiểm sát công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
– Phạm vi của công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam bắt đầu từ khi có người bị tạm giữ, tạm giam và kết thúc khi chấm dứt việc tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật. Những hoạt động chính mà VKSND cần thực hiện trong quá trình kiểm sát tạm giam như sau:
+ Thứ nhất, kiểm sát chủ thể ra lệnh tạm giam: Không ai bị tạm giam nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của VKSND. Điều này có nghĩa là nếu Cơ quan điều tra ra lệnh tạm giam thì lệnh đó phải được VKSND cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Khi xét phê chuẩn lệnh tạm giam cũng đồng thời với việc kiểm sát việc tạm giam bị can của Cơ quan điều tra, VKSND phải đảm bảo căn cứ cũng như tính hợp pháp của lệnh tạm giam, nếu không đủ căn cứ thì VKSND không phê chuẩn. Lệnh tạm giam bị can phải thể hiện được những thông tin cá nhân của bị can, phải thống nhất với quyết định khởi tố. Lệnh tạm giam phải được ban hành bởi người có thẩm quyền và thời hạn tạm giam theo đúng quy định pháp luật. Ngoài ra trong suốt quá trình kiểm sát tạm giam, nếu phát hiện
+ Thứ hai, kiểm sát căn cứ tạm giam. Để đảm bảo nguyên tắc nhân đạo cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, pháp luật quy định cơ quan có thẩm quyền cần phải lựa chọn biện pháp ngăn chặn áp dụng cho phù hợp, có lợi cho đối tượng bị áp dụng và đạt được mục đích ngăn chặn, không nhất thiết trường hợp nào cũng áp dụng biện pháp tạm giam. Xuất phát từ yêu cầu đó, VKSND cần đảm bảo tính có căn cứ và tính hợp pháp của lệnh tạm giam trước khi phê chuẩn.
+ Thứ ba, kiểm sát thời hạn tạm giam và việc gia hạn tạm giam. Tạm giam được áp dụng trong các giai đoạn: Điều tra; truy tố; xét xử. Thời hạn tạm giam bị can, bị cáo được quy định theo những căn cứ khác nhau phụ thuộc vào từng giai đoạn tố tụng để bảo đảm cho cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Trong mỗi giai đoạn, VKSND đều phải kiểm tra, giám sát thời hạn ghi trong lệnh tạm giam để đảm bảo không có bị can, bị cáo nào vẫn bị giam giữ khi lệnh tạm giam đã hết hạn.
Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra, truy tố, xét xử và không có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam thì cơ quan có thẩm quyền có thể gia hạn tạm giam. VKSND cần đảm bảo việc gia hạn tạm giam được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Tính cần thiết của việc gia hạn tạm giam cũng giống như tính cần thiết của việc tạm giam.
+ Thứ tư, kiểm sát chế độ tạm giam: Kiểm sát chế độ tạm giam là kiểm sát chế độ quản lý bị can, bị cáo trong toàn bộ thời gian bị tạm giam cũng như chế độ ăn, ở, mặc, tư trang, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo và tài liệu, gặp nhân thân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giam.
Trên cơ sở những phân tích trên, có thể rút ra khái niệm như sau: Kiểm sát tạm giữ, tạm giam là hoạt động của VKSND để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong việc áp dụng các quy định của pháp luật tạm giữ, tạm giam nhằm đảm bảo việc tạm giữ, tạm giam, chế độ tạm giữ, tạm giam theo đúng quy định của pháp luật; quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị tạm giữ, tạm giam không bị luật hạn chế phải được tôn trọng và bảo vệ.