Khi bạn tung ra một sản phẩm không có lỗi thì cần đảm bảo rằng có một quy trình được thực hiện để tiết lộ bất kỳ vấn đề nào trong môi trường sản xuất trực tiếp. Chính vì vậy việc kiểm nghiệm sản phẩm được đưa ra nhằm khắc phục lỗi nếu có. Vậy Kiểm nghiệm sản phẩm là gì?
Mục lục bài viết
1. Kiểm nghiệm sản phẩm là gì?
1.1. Kiểm nghiệm là gì?
Theo từ điển Tiếng Việt thì kiểm nghiệm là một động từ thể hiện việc xem xét, phân tích một số chất.
1.2. Kiểm nghiệm sản phẩm là gì?
Kiểm nghiệm sản phẩm là quy trình xét nghiệm các sản phẩm của nhà sản xuất có đúng với quy chuẩn mà nhà nước đã ban hành về quy định an toàn thực phẩm không. Bao gồm thông số kỹ thuật, thành phần, tỉ lệ thành phần. Công việc kiểm nghiệm là một quy trình bắt buộc trong hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm, sản phẩm….
Dựa trên chính những kiểm nghiệm trên đạt tiêu chuẩn thì doanh nghiệp mới có đủ điều kiện để công bố sản phẩm, đưa vào quá trình sản xuất hàng luạt sản phẩm của công ty. Việc kiểm nghiệm sản phẩm phải tuân theo Luật an toàn thực phẩm do Quốc hội ban hành theo Nghị quyết số 15/2018/NĐ-CP.
1.3. Ý nghĩa của việc kiểm nghiệm sản phẩm:
Đánh giá nguyên liệu đầu vào có đạt đủ tiêu chuẩn không: việc này đảm bảo rằng việc sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc chuẩn, không gây tác dụng phụ. Đảm bào được nguồn đầu vào của nguyên liệu là bước quan trọng nhất trong quá trình sản xuất.
Kiểm nghiệm sản phẩm và bán thành phẩm khẳng định phương pháp sản xuất của doanh nghiệp đã tối ưu chưa? Trong các thành phần có tác dụng với nhau không? Có tác dụng phụ gì khi sử dụng sản phẩm không. ngoài ra việc kiểm nghiệm cũng đánh giá được các đặc điểm nổi trội của sản phẩm.
Việc quản lý của nhà nước trở nên dễ dàng: Đây là thủ tục bắt buộc đối với tất cả các sản phẩm liên quan đến thực phẩm, sản phẩm sử dụng hàng ngày. Doanh nghiệp. cơ sở kinh doanh thuộc các trường hợp pháp luật quy định thì phải thực hiện các quy trình kiểm nghiệm sản phẩm, sau đó các kết quả phải được các cơ quan quản lý đồng ý. Điều đó khiến việc quản lý các sản phẩm được tung ra thị trường của nhà nước dễ dàng hơn. Tránh hàng giả, hàng kém chất lượng được tung ra thị trường gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cộng đồng.
Tạo dựng sự tin tưởng với khách hàng: Thông qua việc kiểm nghiệm sản phẩm, khách hàng có thể yên tâm sử dụng khi sản phẩm đáp ứng đủ yêu cầu mà các cơ quan kiểm nghiệm đưa ra mà không cần phải xem xét nó có thành phần gì có tốt cho sức khỏe hay không.
Sản phẩm được cấp phép: Trong hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm hoặc tự công bố sản phẩm mới của một doanh nghiệp thì tài liệu bắt buộc phải có là Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm. Ngoài ra các sản phẩm được cấp phép có giá trị sử dụng trong cả việc xuất khẩu. Việc kiểm nghiệm trong các nước nhập khẩu sản phẩm phải tương đồng với giấy kiểm nghiệm nhằm hỗ trợ quá trình giám định hàng hóa xuất khẩu.
1.4. Sự khác nhau giữa kiểm nghiệm và kiểm định:
Nhiều người vẫn hay nhầm lẫn hai khái niệm này. Thực chất, đây là hai công việc khác nhau, phục vụ các mục đích khác nhau trên các đối tượng khác nhau. Việc kiểm định là hoạt động kiểm tra, thử nghiệm, phân tích của đơn vị kiểm định theo quy trình nhất định nhằm đánh giá tình trạng an toàn của các thiết bị theo quy chuẩn hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật. Thường kiểm định sử dụng cho các máy móc thiết bị sản xuất.
Còn khái niệm về kiểm nghiệm thì là hình thức kiểm soát chất lượng sản phẩm, đánh giá chát lượng của sản phẩm. Sản phẩm được kiểm nghiệm là Thực phẩm và phải tuân theo Luật an toàn thực phẩm.
Kiểm nghiệm sản phẩm tiếng Anh là: Product testing
2. Các trường hợp cần kiểm nghiệm:
– Về nguồn nước ăn, nước uống sinh hoạt.
Đảm bảo nguồn nước là đảm bảo nhu cầu thiết yếu của người dân. Việc kiểm nghiệm nước để phân tích nguồn nước sinh hoạt hàng ngày có đạt được các chỉ tiêu chất lượng tối thiếu không? Nước sinh hoạt phải đủ hai Quy chuẩn do Bộ Y tế quy định là QCVN 02 2009/BYT quy định về nước tắm giặt, rửa các loại hàng ngày và QC 01/2008/BYT – về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống. Ngoài ra QCVN 10:2011/BYT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước đá dùng liền. Các quy chuẩn về nước cần được kiểm nghiệm thông qua các đặc tính như : Màu sắc, mùi vị, độ đục, Clo dư, độ pH, hàm lượng Amoni, Hàm lượng sắt, chỉ số Pecmanganat, độ cứng tính theo CaCo3….
– Nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, đồ uống không cồn và đồ uống có cồn.
- QCVN 6-3:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống có cồn
- QCVN 6-2:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống không cồn
- QCVN 6-1: 2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai
– Sữa và các sản phẩm từ sữa
- QCVN 5-5:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa lên men
- QCVN 5-4:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm chất béo từ sữa
- QCVN 5-3:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm phomat
– Sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ
- QCVN 11-4:2012/BYT – Quy chuẩn quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng chế biến từ ngũ cốc cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi
- QCVN 11-3:2012/BYT – Quy chuẩn quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích ăn bổ sung cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi
- QCVN 11-2:2012/BYT – Quy chuẩn quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích y tế đặc biệt cho trẻ đến 12 tháng tuổi
– Các chất được sử dụng để bổ sung vào thực phẩm:
- QCVN 3-6:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất được sử dụng để bổ sung Iod vào thực phẩm
- QCVN 3-5:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất được sử dụng để bổ sung Magnesi vào thực phẩm
- QCVN 3-4:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất được sử dụng để bổ sung calci vào thực phẩm
– Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng
- QCVN 9-1:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với muối Iod
- QCVN 9-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng (đối với sản phẩm nước mắm, bột mỳ, dầu ăn, đường bổ sung vi chất)
– Phụ gia thực phẩm
- QCVN 4-23:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Nhóm chất tạo bọt
- QCVN 4-22:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Nhóm chất nhũ hóa
- QCVN 4-21:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Nhóm chất làm dày
- QCVN 4-20:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Nhóm chất làm bóng
- QCVN 4-19:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Enzym
– Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
- QCVN 12-3:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng kim loại
- QCVN 12-2:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng cao su
- QCVN 12-1:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng nhựa tổng hợp
- QCVN 12-4:2015/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm đối với bao bì, dụng cụ làm bằng thủy tinh, gốm, sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
3. Kiểm nghiệm sản phẩm ở đâu?
Cục An toàn thực phẩm do Bộ Y tế công bố, theo đó các cơ sở ở Hà Nội được chỉ định trong việc kiểm nghiệm An toàn thực phẩm gồm: Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia; Viện Dinh dưỡng quốc gia; Công ty cổ phần Chứng nhận và giám định Vinacert; Viện Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm thiên nhiên; Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam; Trung tâm Xét nghiệm, Trường Đại học Y tế công cộng; Trung tâm Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 (Quatest 1); Chi nhánh Công ty TNHH Eurofins sắc ký Hải Đăng; Công ty cổ phần khoa học và Natek.
4. Thời gian thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm:
Tùy theo mỗi sản phẩm mà có những chỉ tiêu kiểm nghiệm khác nhau. CHính vì vậy thời gian để kiểm nghiệm cũng khác nhau. Nhưng thường các cơ quan sẽ công bố kết quả kiểm nghiệm trong thời gian từ 01-07 ngày từ ngày nộp đơn yêu cầu kiểm nghiệm.
Tóm lại việc kiểm nghiệm giúp doanh nghiệp hoặc các cơ sở sản xuất kiểm soat được chất lượng đầu ra của sản phẩm, đạt đúng tiêu chuẩn của pháp luật. Ngoài ra còn gia tăng thêm uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng. Kiểm nghiệm thực phẩm là một trong những yếu cầu quan trong bắt buộc phải thực hiện khi tiến hành công bố sản phẩm.
Trên đây là bài viết chúng tôi cung cấp thêm kiến thức cho các bạn về Kiểm định là gì? kiểm định những gì? Mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp hữu ích đối với bạn đọc. Cảm ơn vì đã theo dõi.