Kiểm dịch y tế biên giới là một hoạt động vô cùng quan trọng trong việc phát hiện và ngăn chặn các dịch bệnh lây lan qua đường hàng hóa vào nước ta. Kiểm dịch y tế biên giới là biện pháp đảm bảo an toàn cho đất nước không cho người mang dịch bệnh xâm nhập
Mục lục bài viết
1. Kiểm dịch y tế biên giới là gì?
Kiểm dịch y tế biên giới là kiểm tra của cơ quan y tế ở vùng biên giới để phát hiện các bệnh dịch, giám sát các bệnh truyền nhiễm đối với người, các phương tiện vận tải khi nhập cảnh, xuất cảnh; những hành lí, hàng hóa, thùng chứa, bưu phẩm, bưu kiện… khi nhập khẩu, xuất khẩu.
Kiểm dịch y tế biên giới tiếng Anh là ” Border medical quarantine “
2. Nội dung của kiểm dịch y tế biên giới:
Kiểm dịch y tế biên giới bao gồm hai nội dung:
– Kiểm tra y tế: là việc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ y tế đối với người, phương tiện vận tải và các đối tượng kiểm dịch khác trước khi nhập cảnh, xuất cảnh, nhập khẩu, xuất khẩu.
– Giám sát bệnh truyền nhiễm: là điều tra, giám sát dịch tễ, huyết thanh, căn nguyên, triệu chứng lâm sàng và đánh giá khả năng phát triển, lây lan thành dịch của bệnh truyền nhiễm.
Điều 36 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007. quy định như sau:
” Nội dung kiểm dịch y tế biên giới
1. Các đối tượng phải kiểm dịch y tế biên giới quy định tại Khoản 1 Điều 35 của Luật này phải được khai báo y tế.
2. Kiểm tra y tế bao gồm kiểm tra giấy tờ liên quan đến y tế và kiểm tra thực tế. Kiểm tra thực tế được tiến hành trong trường hợp đối tượng xuất phát hoặc đi qua vùng có dịch hoặc bị nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
3. Xử lý y tế được thực hiện khi đã tiến hành kiểm tra y tế và phát hiện đối tượng phải kiểm dịch y tế có dấu hiệu mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A. Trường hợp nhận được khai báo của chủ phương tiện vận tải hoặc có bằng chứng rõ ràng cho thấy trên phương tiện vận tải, người, hàng hoá có dấu hiệu mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A thì phương tiện vận tải, người, hàng hoá trên phương tiện đó phải được cách ly để kiểm tra y tế trước khi làm thủ tục nhập cảnh, nhập khẩu, quá cảnh; nếu không thực hiện yêu cầu cách ly của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới thì bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly.
4. Giám sát bệnh truyền nhiễm được thực hiện tại khu vực cửa khẩu theo quy định tại Mục 3 Chương II của Luật này.”
3. Đối tượng phải được kiểm dịch y tế biên giới:
Tại Khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 có quy định về những đối tượng phải được kiểm dịch y tế biên giới bao gồm:
– Người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam;
– Phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam;
– Hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh Việt Nam;
– Thi thể, hài cốt, mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người vận chuyển qua biên giới Việt Nam.
Ngoài ra, tại Điều này còn có quy định rằng việc kiểm dịch y tế biên giới được thực hiện tại các cửa khẩu.
4. Trách nhiệm thực hiện kiểm sát y tế biên giới:
Điều 37 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định về trách nhiệm hực hiện kiểm sát y tế biên giới, cụ thể như sau:
– Người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam, chủ phương tiện hoặc người quản lý đối tượng là phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam; hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh Việt Nam; thi thể, hài cốt, mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người vận chuyển qua biên giới Việt Nam phải thực hiện việc khai báo y tế; chấp hành các biện pháp giám sát, kiểm tra, xử lý y tế và nộp phí kiểm dịch y tế theo quy định của pháp luật.
– Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới có trách nhiệm tổ chức thực hiện nội dung kiểm dịch y tế quy định về nội dung kiểm sát y tế biên giới cấp giấy chứng nhận xử lý y tế.
– Các cơ quan chức năng tại cửa khẩu có trách nhiệm phối hợp với tổ chức kiểm dịch y tế biên giới trong việc thực hiện kiểm dịch y tế biên giới.
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan hữu quan của các nước, các tổ chức quốc tế trong công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm tại khu vực biên giới.
– Chính phủ quy định chi tiết về kiểm dịch y tế biên giới ( Chính phủ ban hành nghị định 89/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới.)
5. Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới:
Điều 19 Nghị định 103/2010/NĐ-CP quy định như sau:
– Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cửa khẩu quyết định thành lập.
– Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới.
6. Quy định về kiểm sát y tế biên giới:
Về đối tượng xử lý y tế:
– Có dấu hiệu mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A theo quy định;
– Đối tượng không có giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng đối với người xuất phát từ hoặc đi đến quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch bệnh thuộc nhóm A mà bệnh đó bắt buộc phải tiêm chủng hoặc áp dụng biện pháp dự phòng;
– Đối tượng có giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng đã hết hiệu lực đối với người xuất phát từ hoặc đi đến quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch bệnh thuộc nhóm A mà bệnh đó bắt buộc phải tiêm chủng hoặc áp dụng biện pháp dự phòng;
– Người tiếp xúc với người nhập cảnh thuộc đối tượng quy định tại Điểm a khoản này.
Đối với đối tượng có dấu hiệu mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, kiểm dịch viên y tế áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau:
– Áp dụng các biện pháp dự phòng lây truyền bệnh;
– Chuyển đến khu vực cách ly y tế tại cửa khẩu. Việc áp dụng biện pháp cách ly y tế tại cửa khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch;
– Khám và điều trị ban đầu;
– Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế, khử khuẩn;
– Chuyển về cơ sở phòng, chống bệnh truyền nhiễm để dự phòng và điều trị theo quy định.
Sau khi hoàn thành, tổ chức kiểm dịch y tế cấp ngay giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng. Chỉ áp dụng biện pháp tiêm chủng đối với bệnh có vắc xin và đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng.
Đối tượng là người tiếp xúc với người nhập cảnh có dấu hiệu mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, kiểm dịch viên y tế lập danh sách đầy đủ các thông tin về họ tên, điện thoại, địa chỉ liên lạc để báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định, đồng thời áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau:
– Áp dụng các biện pháp dự phòng;
– Tuyên truyền, tư vấn phòng chống dịch bệnh;
– Lập phương án theo dõi người tiếp xúc.
Sau khi hoàn thành việc xử lý y tế, kiểm dịch viên y tế xác nhận vào tờ khai y tế, kết thúc quy trình kiểm dịch và thông báo cho cơ quan phụ trách cửa khẩu để làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh cho người bị xử lý y tế.
Đối với người chưa xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh nhưng có yêu cầu cấp mới, cấp lại Giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng để xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thì người đó phải làm đơn và chứng minh việc sử dụng vắc xin, biện pháp dự phòng đã áp dụng trước đó còn hiệu lực với tổ chức kiểm dịch y tế biên giới.
Theo quy định tại Điều 47, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP, kiếm dịch y tế biên giới tất cả người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, chủ phương tiện vận tải và chủ hàng đều phải có trách nhiệm chủ động khai báo về tình trạng sức khỏe bất thường với tổ chức kiểm dịch y tế biên giới nơi nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh. Thực hiện khai báo đầy đủ, chịu trách nhiệm về nội dung khai báo y tế quy định; không được làm, sử dụng tờ khai y tế giả mạo. Chấp hành việc kiểm tra y tế, xử lý y tế của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới. Chi trả giá dịch vụ kiểm dịch y tế theo qui định hiện hành.
Xử phạt vi phạm về kiểm dịch y tế biên giới
Theo quy định tại
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
-Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Không thực hiện khai báo về kiểm dịch y tế biên giới theo quy định.
+ Từ chối kiểm tra y tế đối với đối tượng phải kiểm dịch y tế.
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Không chấp hành hướng dẫn thực hiện kiểm tra thực tế của kiểm dịch viên y tế đối với đối tượng phải kiểm dịch y tế;
+ Không báo tín hiệu xin kiểm dịch y tế theo quy định của pháp luật đối với chủ phương tiện vận tải đường thủy nhập cảnh;
+ Không thực hiện biện pháp chống chuột và trung gian truyền bệnh khác trên phương tiện vận tải khi các phương tiện đó đỗ, neo đậu vào ban đêm hoặc quá 24 giờ tại khu vực cửa khẩu, khu vực kiểm dịch y tế theo quy định của pháp luật;
+ Không liên lạc bằng vô tuyến điện cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới tại cửa khẩu trước khi tàu bay hạ cánh trong trường hợp hành khách hoặc phi hành đoàn trên chuyến bay có triệu chứng hoặc có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Sửa chữa, tẩy xóa làm thay đổi nội dung giấy chứng nhận kiểm dịch y tế;
+ Vận chuyển thi hài, hài cốt, tro cốt, chế phẩm sinh học, vi trùng, mô, bộ phận cơ thể người, máu và các thành phần của máu qua cửa khẩu mà chưa được tổ chức kiểm dịch y tế kiểm tra và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế;
+ Che giấu hoặc xóa bỏ hiện trạng phải kiểm dịch y tế.
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Không thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế, xử lý y tế đối với người, phương tiện vận tải, hàng hóa mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
+ Giả mạo giấy chứng nhận kiểm dịch y tế.
Xử lý hình sự:
Căn cứ tại Điều 240
– Người biết bản thân mắc bệnh truyền nhiễm nhưng không khai báo hoặc khai báo không trung thực dẫn đến lây lan dịch bệnh cho người khác có thể bị xử lý hình sự về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người.
– Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 12 năm.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007.
– Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
– Nghị định 89/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới.
– Nghị định 103/2010/NĐ-CP.
– Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.