Kiểm dịch động vật là hoạt động quan trọng trong việc kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, từ đó có thể phát hiện, ngăn chặn và loại bỏ những động vật không đạt chất lượng, phòng tránh các nguy cơ về bệnh xâm nhập vào nước ta thông qua đường vận chuyển động vật.
Mục lục bài viết
1. Kiểm dịch động vật là gì?
Khái niệm kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật được quy định tại Khoản 14 Điều 3 Pháp lệnh Thú y năm 2004, theo đó:
Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật là việc thực hiện các biện pháp chẩn đoán, xét nghiệm động vật, sản phẩm động vật để phát hiện đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.
Kiểm dịch động vật tiếng Anh là ” Animal quarantine “
2. Quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật:
Pháp luật quy định về hoạt động kiểm dịch động vận, sản phẩm động vật trong nước như sau:
2.1. Kiểm dịch động vật vận chuyển trong tỉnh:
– Trình tự thực hiện:
+ Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển động vật với số lượng lớn ra khỏi huyện trong phạm vi tỉnh phải đăng ký kiểm dịch với Trạm Thú y quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây được gọi là Trạm Thú y cấp huyện)
+ Kiểm tra trước khi đưa động vật đến khu cách ly kiểm dịch
+ Kiểm tra sau khi đưa động vật đến khu cách ly kiểm dịch
+ Xem xét cấp giấy chứng nhận kiểm dịch
– Hồ sơ:
+ Thành phần hồ sơ gồm:
. Giấy đăng ký kiểm dịch động vật vận chuyển theo mẫu quy định;
. Bản sao giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh nơi xuất phát của động vật (nếu có);
. Bản sao giấy chứng nhận tiêm phòng, phiếu kết quả xét nghiệm bệnh động vật (nếu có).
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ
– Trình tự giải quyết:
Kiểm tra trước khi đưa động vật đến khu cách ly kiểm dịch:
+ Kiểm tra nội dung đăng ký và các giấy tờ có liên quan;
+ Căn cứ tình hình dịch bệnh, kết quả tiêm phòng, kết quả xét nghiệm bệnh của động vật tại nơi xuất phát, cơ quan kiểm dịch động vật chuẩn bị các điều kiện để kiểm dịch;
+ Trong phạm vi 02 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ kiểm dịch hợp lệ, cơ quan kiểm dịch động vật có trách nhiệm
+ Kiểm tra việc thực hiện các quy định về điều kiện vệ sinh thú y đối với khu cách ly kiểm dịch;
+ Hướng dẫn chủ hàng đưa động vật đến khu cách ly kiểm dịch và phải tiến hành kiểm dịch chậm nhất sau 02 ngày, kể từ khi động vật được tập trung tại khu cách ly kiểm dịch.
Kiểm tra sau khi đưa động vật đến khu cách ly kiểm dịch:
+ Kiểm tra số lượng, chủng loại động vật theo hồ sơ đăng ký kiểm dịch;
+ Kiểm tra lâm sàng, tách riêng động vật yếu, động vật có biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh truyền nhiễm hoặc nghi mắc bệnh truyền nhiễm;
+ Lấy mẫu xét nghiệm các bệnh theo quy định trước khi vận chuyển động vật (đối với động vật sử dụng làm giống, lấy sữa); các bệnh theo yêu cầu của chủ hàng (nếu có);
+ Tiêm phòng hoặc áp dụng các biện pháp phòng bệnh khác đối với bệnh thuộc Danh mục bệnh phải tiêm phòng khi vận chuyển động vật (trừ động vật sử dụng với mục đích giết mổ) nếu động vật chưa có giấy chứng nhận tiêm phòng hoặc giấy chứng nhận tiêm phòng không hợp lệ; các bệnh theo yêu cầu của chủ hàng (nếu có);
+ Đối với động vật xuất phát từ vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh thì không phải làm xét nghiệm, áp dụng các biện pháp phòng bệnh đối với những bệnh được công nhận an toàn dịch bệnh;
+ Diệt ký sinh trùng;
+ Đánh dấu động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định.
Sau khi thực hiện việc kiểm dịch, nếu động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, đã được tiêm phòng hoặc áp dụng các biện pháp phòng bệnh khác và có miễn dịch thì kiểm dịch viên động vật thực hiện cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y trong phạm vi 24 giờ trước khi vận chuyển. Hồ sơ kiểm dịch cấp cho chủ hàng gồm: Giấy chứng nhận kiểm dịch; bảng kê mã số đánh dấu động vật theo quy định.
2.2. Kiểm dịch động vật vận chuyển ra ngoài tỉnh:
– Trình tự thực hiện:
+ Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển động vật với số lượng lớn ra khỏi huyện trong phạm vi tỉnh phải đăng ký kiểm dịch với Trạm Thú y quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây được gọi là Trạm Thú y cấp huyện)
+ Kiểm tra sau khi đưa động vật đến khu cách ly kiểm dịch
+ Xem xét cấp giấy chứng nhận kiểm dịch
– Hồ sơ bao gồm:
+ Thành phần hồ sơ gồm:
. Giấy đăng ký kiểm dịch động vật vận chuyển theo mẫu quy định;
. Bản sao giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh nơi xuất phát của động vật (nếu có);
. Bản sao giấy chứng nhận tiêm phòng, phiếu kết quả xét nghiệm bệnh động vật (nếu có).
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ
– Trình tự giải quyết:
Kiểm dịch viên động vật tại các Trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông thực hiện:
+ Kiểm tra hồ sơ kiểm dịch bao gồm giấy chứng nhận kiểm dịch và các giấy tờ khác có liên quan;
+ Kiểm tra số lượng, chủng loại động vật, sản phẩm động vật theo giấy chứng nhận kiểm dịch; mã số của động vật; dấu kiểm soát giết mổ, tem vệ sinh thú y; dấu niêm phong phương tiện vận chuyển và các dụng cụ, bao bì chứa đựng;
+ Kiểm tra tình trạng sức khỏe động vật, thực trạng vệ sinh thú y sản phẩm động vật;
+ Kiểm tra thực trạng vệ sinh thú y phương tiện vận chuyển và các vật dụng có liên quan trong quá trình vận chuyển;
+ Đóng dấu xác nhận vào mặt sau giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật, sản phẩm động vật có giấy chứng nhận kiểm dịch hợp lệ, phương tiện vận chuyển, các vật dụng khác có liên quan bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.
+ Các trường hợp phải xử lý:
a) Phương tiện vận chuyển, các vật dụng có liên quan không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, kiểm dịch viên động vật lập biên bản đồng thời tạm đình chỉ việc vận chuyển và yêu cầu chủ hàng thực hiện các biện pháp xử lý:
Sau khi xử lý, nếu phương tiện vận chuyển và các vật dụng có liên quan đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y thì xác nhận vào mặt sau giấy chứng nhận kiểm dịch và cho phép tiếp tục vận chuyển;
Sau khi xử lý, nếu phương tiện vận chuyển hoặc các vật dụng có liên quan vẫn không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y thì cơ quan kiểm dịch động vật: Yêu cầu chủ hàng phải thay đổi phương tiện vận chuyển, các vật dụng có liên quan, sau đó mới xác nhận vào vào mặt sau giấy chứng nhận kiểm dịch và cho phép tiếp tục vận chuyển;
b) Khử trùng tiêu độc phương tiện vận chuyển, các dụng cụ có liên quan trong trường hợp phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đi qua vùng có dịch;
c) Các trường hợp khác, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định.
Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại nơi đến.
+ Cơ quan kiểm dịch động vật tại nơi đến chỉ thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trong các trường hợp sau:
+ Không có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch động vật nơi xuất phát;
+ Có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch động vật nơi xuất phát, nhưng không hợp lệ hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch hết giá trị thời gian sử dụng;
+ Cơ quan kiểm dịch động vật tại nơi đến phát hiện có sự đánh tráo, lấy thêm hoặc bớt động vật, sản phẩm động vật hoặc thay đổi bao bì chứa đựng sản phẩm động vật khi chưa được phép của cơ quan kiểm dịch động vật;
+ Cơ quan kiểm dịch động vật tại nơi đến phát hiện thấy động vật có biểu hiện mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh truyền nhiễm; sản phẩm động vật bị biến đổi chất lượng hoặc nghi nhiễm mầm bệnh.
2.3. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn xuất khẩu:
– Trình tự thực hiện:
+ Chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch với Cơ quan thú y vùng, Chi cục Kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục thú y hoặc cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu.
+ Đơn đăng ký kiểm dịch
+ Hình thức gửi hồ sơ: Qua đường bưu điện hoặc gửi qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc trực tiếp.
– Hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đăng ký kiểm dịch;
+ Yêu cầu vệ sinh thú y của nước nhập khẩu hoặc chủ hàng (nếu có);
+ Mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu (nếu có).
– Trình tự giải quyết:
+ Tổ chức, cá nhân khi xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch
+ Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y quyết định và
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu kiểm dịch, nếu đáp ứng yêu cầu kiểm dịch, Cục Thú y cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch; trường hợp kéo dài hơn 05 ngày làm việc hoặc không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch phải thông báo, trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Trường hợp đặc biệt:
+ Trường hợp nước nhập khẩu không yêu cầu kiểm dịch thì thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Luật Thú y
+ Trường hợp nước nhập khẩu hoặc chủ hàng không có yêu cầu kiểm dịch: Chủ hàng phải thực hiện việc kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
2.4. Kiểm dịch động vật nhập khẩu:
Chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch tới Cục Thú y theo một trong các hình thức: Cổng thông tin một cửa quốc gia, dịch vụ bưu chính công ích hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc gửi trực tiếp.
– Hồ sơ đăng ký bao gồm:
+ Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu của tổ chức, cá nhân;
+ Đối với động vật, sản phẩm động vật thuộc đối tượng quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan khác, phải nộp văn bản hoặc giấy phép theo quy định.
– Hồ sơ khai báo bao gồm:
+ Đơn khai báo kiểm dịch;
+ Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu.
– Khai báo kiểm dịch:
Sau khi Cục Thú y có văn bản đồng ý và hướng dẫn kiểm dịch, trước khi hàng đến cửa khẩu nhập, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ khai báo kiểm dịch tới cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc gửi trực tiếp;
– Nội dung kiểm dịch:
Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện theo quy định tại luật thú y như sau:
” Điều 47. Nội dung kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu
1. Đối với động vật nhập khẩu, Cục Thú y thực hiện kiểm dịch như sau:
a) Kiểm tra hồ sơ khai báo kiểm dịch, tình trạng sức khỏe của động vật; nếu hồ sơ kiểm dịch hợp lệ, động vật không có dấu hiệu mắc bệnh nguy hiểm thì xác nhận để làm thủ tục và chuyển động vật đến khu cách ly kiểm dịch hoặc đến địa điểm đã được kiểm tra, có đủ điều kiện để cách ly kiểm dịch;
b) Giám sát động vật tại khu cách ly kiểm dịch hoặc tại địa điểm có đủ điều kiện cách ly kiểm dịch; thời gian theo dõi cách ly kiểm dịch phù hợp với từng loài động vật, từng bệnh được kiểm tra nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày bắt đầu cách ly kiểm dịch;
c) Lấy mẫu kiểm tra bệnh động vật, áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật theo quy định;
d) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu đối với động vật đạt yêu cầu vệ sinh thú y và thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi đến;
đ) Hướng dẫn chủ hàng thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc.
2. Đối với sản phẩm động vật nhập khẩu, Cục Thú y thực hiện kiểm dịch như sau:
a) Kiểm tra hồ sơ khai báo kiểm dịch, thực trạng hàng hóa, nếu đạt yêu cầu thì lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo quy định;
b) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu đối với sản phẩm động vật đạt yêu cầu vệ sinh thú y và thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi đến;
c) Hướng dẫn chủ hàng thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc.
3. Trường hợp động vật, sản phẩm động vật không đạt yêu cầu thì lập biên bản và xử lý theo quy định của pháp luật.”
– Chuẩn bị nơi cách ly kiểm dịch động vật:
Chủ hàng có trách nhiệm bố trí địa điểm cách ly kiểm dịch;
Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu, Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y có trách nhiệm kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y bảo đảm để cách ly kiểm dịch động vật.
2.5. Kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu:
– Trước khi nhập khẩu sản phẩm động vật
Chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch tới Cục Thú y theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc gửi trực tiếp.
– Hồ sơ đăng ký bao gồm:
+ Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu của tổ chức, cá nhân;
+ Đối với động vật, sản phẩm động vật thuộc đối tượng quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan khác, phải nộp văn bản hoặc giấy phép theo quy định.
– Hồ sơ khai báo bao gồm:
+ Đơn khai báo kiểm dịch;
+ Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu.
– Nội dung kiểm dịch
Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật thú y ( như đã nêu trên ). Trường hợp lô hàng nhập khẩu với mục đích làm mẫu, có trọng lượng dưới 50 kg được miễn Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu, miễn lấy mẫu kiểm tra;”
Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với phương tiện vận chuyển, kho bảo quản sản phẩm động vật theo quy định.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 8/3/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y.
– Luật thú y 2015.