Chương trình ngoại khóa là các hoạt động nằm ngoài chương trình học chính quy của học sinh, sinh viên, giúp phải triển các kỹ năng mềm và kỹ năng cá nhân của học sinh, sinh viên, được tổ chức vào một số dịp đặc biệt trong năm. Cùng bài viết này tìm hiểu một số kịch bản và lời dẫn chương trình ngoại khóa ý nghĩa nhất nhé:
Mục lục bài viết
1. Kịch bản và lời dẫn chương trình Chào mừng ngày 22/12:
1.1. Khai mạc chương trình:
Xin nồng nhiệt chào mừng các vị đại biểu, các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các bạn đến với chương trình ngoại khóa Kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam của trường TH&THCS……..
Thực hiện kế hoạch năm học …-… của trường ……, nhằm giáo dục truyền thống oai hùng của quân đội nhân dân Việt nam trong suốt … năm qua. Tạo khí thế, sự hưng phấn trước khi bước vào kỳ học mới.
Đoàn Đội trường ………. sẽ đưa các quý vị đại biểu, các thầy giáo, cô giáo cùng các bạn đi đọc theo con đường cùng với các chiến công mà Quân đội nhân dân Việt nam đã chiến đấu và chiến thắng oai hùng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt … năm qua trong chương trình ngày hôm nay.
– Mở đầu chương trình, xin được gửi tới các quý vị đại biểu, các thầy giáo, cô giáo cùng các bạn tiết mục văn nghê bài hát ………. do …….. trình bày (1 tràng pháo tay).
– Chào cờ.
– Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu: ……….
– Phát biểu của Hiệu trưởng.
– Phát biểu của đại diện đại biểu.
1.2. Giới thiệu chương trình:
Thưa quý vị và các bạn:
Người Việt Nam yêu nước nồng nàn, ngoan cường và bất khuất. Dân tộc này đã sinh ra một quân đội anh hùng – “Vì nước, vì dân phục vụ”. Đội quân này được gọi một cách trìu mến là: Bộ đội Cụ Hồ và được cả thế giới gọi là Quân đội nhân dân Việt Nam.
Hồ Chí Minh đặt tên là “Quân Đội Nhân Dân” nghĩa là “vì dân, vì dân mà chiến đấu, vì dân mà phục vụ”. Tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam là Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1994 tại khu rừng giữa Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo, châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Đất nước có được hòa bình, ổn định và phát triển như ngày nay là nhờ công lao hy sinh của các anh hùng, liệt sĩ của dân tộc ta trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Để đền đáp công ơn ấy, kế thừa truyền thống dân gian “uống nước nhớ nguồn”, lần này, khi ngày kỷ niệm đặc biệt này đến gần, một lần nữa chúng ta phải bày tỏ lòng biết ơn và sự ngưỡng mộ sâu sắc tới các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh để có một Việt Nam độc lập,tự do.
Và trong buổi ngoại khóa hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về Quân đội nhân dân Việt Nam
1.3. Lịch sử và ý nghĩa thành lập ngày 22/12:
Kính thưa: ……….
Ngày 22/12 không chỉ là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam mà đã trở thành Ngày hội Quốc phòng toàn dân – Một ngày kỷ niệm đầy ý nghĩa đối với toàn thể nhân dân Việt Nam.
Tên gọi “Quân đội nhân dân” là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ”.
Ngày 22 tháng 12 năm 1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo (nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), chủ tịch Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, chỉ thị của Người nhấn mạnh: “Tên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân nghĩa là chính trị quan trọng hơn quân sự. Đây là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân thành lập gồm 3 tiểu đội với 34 chiến sĩ được lựa chọn từ những chiến sĩ Cao-Bắc-Lạng, do đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy, đồng chí Hoàng Sâm làm đội trưởng, đồng chí Xích Thắng (Dương Mạc Thạch) làm chính trị viên, đồng chí Hoàng Văn Thái phụ trách Kế hoạch-Tình báo, đồng chí Vân Tiên (Lộc Văn Lùng) quản lý. Đội có chi bộ Đảng lãnh đạo. Dù cả đội mới chỉ có 34 người với 34 khẩu súng các loại nhưng đó là những chiến sĩ kiên quyết, dũng cảm trong các đội du kích Cao-Bắc-Lạng, Cứu quốc quân,… họ là con em các tầng lớp nhân dân khác nhau đều bị áp bức, họ cùng có lòng yêu nước, cùng có chí căm thù địch rất cao, điều này đã siết chặt họ thành một khối vững chắc, không thể phá vỡ.
Chấp hành chỉ thị “phải đánh thắng trận đầu” của lãnh tụ Hồ Chí Minh, ngay sau ngày thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã mưu trí, táo bạo, bất ngờ đột nhập vào đồn Phai Khắt (vào hồi 17 giờ ngày 25-12-1944) và sáng hôm sau (lúc 7 giờ ngày 26-12-1944) đột nhập đồn Nà Ngần, Đội đã tiêu diệt gọn 2 đồn địch và giết chết 2 tên đồn trưởng, bắt sống toàn bộ binh lính, thu toàn bộ vũ khí, quân trang, quân dụng.
Hai trận đánh đồn Phai Khắt, Nà Ngần thắng lợi đã mở đầu truyền thống đánh tiêu diệt, đánh chắc thắng, đánh thắng trận đầu của quân đội ta suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn.
Từ ngày thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân luôn phát triển và trưởng thành. Ngày 22-12-1944 được xác định là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, đánh dấu sự ra đời của một tổ chức quân sự mới của dân tộc ta. Một quân đội của dân, do dân, vì dân; luôn gắn bó máu thịt với dân, luôn luôn được dân tin yêu, đùm bọc.
Lịch sử 62 năm hao hùng của quân đội ta gắn liền với lịch sử đấu tranh anh dũng của dân tộc Việt Nam kính yêu. Một lực lượng những người quân nhân được Đảng và Bác Hồ rèn luyện, tư dưỡng đii lên từ những đội tự vệ đỏ trong cao trào Xô Viết-Nghệ Tĩnh, đội du kích Bắc Sơn, Nam Kỳ, Ba Tơ, Cao Bắc Lạng, Cứu quốc quân đến Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, nối tiếp nhau bao thế hệ cầm súng chiến đấu, cùng toàn dân đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, giành lại độc lập dân tộc, thống nhất và bảo vệ vững chắc bờ cõi thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.
Năm 1989, theo chỉ thị của Ban bí thư Trung ương Đảng và quyết định của Chính phủ, ngày 22-12 hàng năm không chỉ là ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam mà còn là ngày Hội quốc phòng toàn dân. Từ đó, mỗi năm, cứ đến ngày này, toàn dân Việt Nam lại tiến hành các hoạt động hướng vào chủ đề quốc phòng và quân đội, nhằm tuyên truyền sâu rộng truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc và phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, giáo dục lòng yêu nước, yêu CNXH, động viên mọi công dân chăm lo củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc. Các hoạt động như mít tinh, hội thảo, hội nghị đoàn kết quân dân, giáo dục truyền thống, biểu diễn văn nghệ, đại hội thanh niên, thi đấu thể thao, hội thao quân sự,… được diễn ra ở khắp làng, xã, cơ quan đoàn thể, cơ sở đơn vị… Các hoạt động đó nhằm động viên tinh thần các cán bộ, chiến sĩ không ngừng ra sức rèn luyện thân thể, rèn luyện bản lĩnh và trình độ quân sự, không ngại vượt gian khổ, khó khăn trong mọi hoàn cảnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Phát huy thành tích to lớn đã đạt được trong 70 năm qua, Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp tục xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; tham gia xây dựng kinh tế đất nước và thực hiện tốt hơn chức năng làm nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, góp phần xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; bảo vệ hòa bình, ổn định, phát triển trong khu vực và trên thế giới, xứng đáng với tên gọi: Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.
1.4. Minigame trong chương trình:
Trò chơi 1: Trắc nghiệm lịch sử:
– Thành phần tham gia: học sinh toàn trường.
– Thời gian: 15 phút.
– Luật chơi: Mỗi câu hỏi mời 1-2 bạn lên trả lời.
– Câu hỏi:
1. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập ngày 22-12-1944 gồm bao nhiêu chiến sĩ? Bao nhiêu nữ?
(34 chiến sĩ, 3 nữ)
2. Kể từ khi thành lập cho đến nay, Quân đội nhân dân Việt Nam đã đổi tên bao nhiêu lần?
( 4 lần: đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập 22-12-1994, 15-4-1945 đổi tên thành Việt Nam Giải phóng quân, T11-1945 Vệ quốc đoàn còn gọi là Vệ quốc quân, 22-5-1946 đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam, Năm 1950 thì đổi tên thành Quân đội Nhân dân Việt Nam và được dùng đến tận bây giờ).
3. Ai là vị tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam?
(Đại tướng Võ Nguyên Giáp)
4. Đâu là cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thành công lần đầu tiên ?
(Kháng chiến chống Pháp)
5. Chiến dịch nào chấm dứt Chiến tranh Đông Dương?
( Chiến dịch Điện Biên Phủ)
6. Anh hùng gắn liền với danh hiệu “ Anh hùng đường số 6” là ai? Phan Đình Giót – Cù Chính Lan – Tô Vĩnh Diện?
(Ngày 13-12-1951, trong một trận đánh, đồng chí Cù Chính Lan một mình đuổi theo xe tăng Pháp ở đường số 6, nhảy lên thành xe, ném lựu đạn vào thùng xe để phá xe).
Trò chơi 2: Trò chơi thử tài trí nhớ:
– Thành phần tham gia: 2 đội chơi
– Thời gian: 20 phút.
– Luật chơi: Mỗi đội cử 1 bạn đi nhận tờ giấy MC có các trận đánh nổi tiếng của QĐNDVN. Khi bạn nhận được tờ giấy hay diễn tả lại lại cho đồng đội của mình để họ đoán , không dùng được từ trên giấy, thời gian cho mỗi gợi ý là 20’s, đoán đúng được 5 điểm
– Câu hỏi:
1. Giặc Pháp huy động 20.000 quân tinh nhuệ cùng máy bay, tàu chiến yểm trợ mở cuộc tổng tiến công
(Chiến thắng Việt Bắc 17/10-22/12/1974)
2. Ngày 16-9-1950, quân ta đánh trận mở màn, tiêu diệt đồn bót Đông Khê. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, ngày 3-10-1950, địch vội vàng cho binh lính rút chạy về Cao Bằng, đồng thời huy động quân ra cứu Thất Khê. Trong hai ngày 7 và 8-10-1950, quân ta liên tục công đánh chiếm, tiêu diệt hai quân đoàn Lepague và Satton trên núi Cốc Xá và trên mốc 77. Thừa thắng, quân ta tiến đánh vào khu định cư. khai phóng dải biên giới dài 100 km. Từ Đồng Đăng (Lạng Sơn) đến Đình Lập, An Châu, Tiên Yên (Quảng Yên).
(Chiến thắng Biên giới 16/9/-14/10/1950)
3. Ngày 13-3-1954, quân ta nổ súng mở đợt tấn công đầu tiên vào Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt các cứ điểm Him Lam, Độc Lập, buộc địch ở Bản Kéo phải đầu hàng, mở lối vào Trung tâm căn cứ điểm của địch. Ngày 30-3-1954, ta mở đợt tấn công tiêu diệt cụm cứ điểm phía Đông, cuộc giao tranh giữa ta và địch diễn ra rất ác liệt. Vòng vây của quân ta dần được khép lại, đặt địch vào thế hết sức khó khăn. Ngày 1 tháng 5 năm 1954, đợt tiến công thứ ba bắt đầu; Quân ta lần lượt tấn công các cứ điểm phía Đông và phía Tây, bẻ gãy các đợt phản kích của địch. Ngày 7-5-1954, quân ta tấn công tiêu diệt toàn bộ cứ điểm Điện Biên Phủ.
(Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 13/3-07/5/1954)
4. Ngày 4-3-1975, quân ta mở chiến dịch Tây Nguyên. Sau nhiều trận đánh và nghi binh, quân ta phối hợp với các lực lượng vũ trang tiến công trong hai ngày 10 và 11-3, giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột. Ngày 21-3-1975, ta mở Chiến dịch tiến công Huế – Đà Nẵng giành thắng lợi, giải phóng Thừa Thiên – Huế, sau đó là tỉnh Quảng Ngãi (25-3), Đà Nẵng (ngày 27-19), Bình Định (ngày 01-4) Phú Yên (ngày 01-4) và Khánh Hòa (ngày 03-4).
Trên cơ sở những thắng lợi quyết định, ngày 04-4-1975 Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn Sài Gòn và miền Nam Việt Nam. Ngày 26-4, quân ta bắt đầu nổ súng mạnh, đồng loạt tấn công các mục tiêu, phá thế phòng ngự vòng ngoài của địch. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 lúc 11 giờ 30 Quốc kỳ phấp phới trước tòa nhà chính của Dinh Độc Lập, Miền Nam hoàn toàn giải phóng.
(Đại thắng mùa xuân năm 1975)
Trò chơi 3: Giai điệu tự hào:
Trong đời sống thời ngày,âm nhạc vô cùng quan trọng,nó giúp chúng ta thư giãn,cảm thấy yêu đời hơn.Trong quân đội cũng vậy,những bài hát của quân đội luôn cổ vũ, động viên, khích lệ tinh thần, tạo sự vui tươi,phấn khởi, khơi dậy niềm tự hào nghề nghiệp, yêu mến, gắn bó với đơn vị. Và đối với mỗi chiến sĩ,khi bắt đầu vào quân đội luôn luôn được dạy 10 bài hát quy định, nói lên nguồn gốc xuất thân, mục tiêu chiến đấu, phản ánh quá trình xây dựng và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam
– Thành phần tham gia: học sinh toàn trường.
– Thời gian: 10 phút
– Luật chơi: Lắng nghe những giai điệu này, rồi cho chúng tôi biết đây là bài hát nào.
1- Tiến quân ca
2- Ca ngợi Hồ Chủ Tịch
3- Chào mừng Đảng Cộng sản Việt Nam
4- Vì nhân dân quên mình
5- Giải phóng Điện Biên
6- Tiến bước dưới quân kỳ
7- Bác đang cùng chúng cháu hành quân
8- Hát mãi khúc quân hành
9- Thanh niên làm theo lời Bác
10- Như có Bác trong ngày vui đại thắng
2. Kịch bản và lời dẫn chương trình Chào mừng ngày 20/11:
2.1. Khai mạc chương trình:
Nhiệt liệt chào mừng quý vị đại biểu, các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các bạn đến với lễ kỷ niệm …. năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 ngày hôm nay.
– Văn nghê chào mừng:
Kính thưa quý vị đại biểu,
Kính thưa quý thầy cô giáo,
Thưa các bậc phụ huynh cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến!
Lời đầu tiên cho phép tôi xin gửi tới quý vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất!
Để mở đầu cho lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hôm nay, thầy trò trường ….. có những tiết mục văn nghệ chào mừng của đội văn nghê trường ……
Xin cảm ơn những tiết mục văn nghệ đặc sắc chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam đến từ đội văn nghệ của trường…… Xin quý vị cho một tràng vỗ tay thật nồng nhiệt thay lời cảm ơn tới đội văn nghệ. (Vỗ tay)
1. Bài hát:……
Trình bày:……
2. Bài hát:……
Trình bày:……
– Chào cờ:
Đã đến giờ làm lễ, xin trân trọng kính mời quý vị đại biểu, quý thầy cô, các đồng chí cán bộ công nhân viên chức và toàn thể các học sinh đứng lên làm Lễ Chào cờ.
Nghiêm … (hát Quốc ca). Thôi!
Xin mời các quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo, các bậc phụ huynh cùng toàn thể các bạn học sinh an tọa.
– Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu:
Kính thưa các quý vị đại biểu,
Kính thưa quý thầy cô giáo,
Thưa các bậc phụ huynh cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến!
Ngày 26/9/1982, Đại tướng Võ Nguyên Giáp hiện đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Ký Quyết định số 167/HĐBT, quyết định sẽ lấy ngày 20/11 hàng năm là Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Từ đó đến nay, ngày 20/11 trở thành ngày hội lớn của toàn dân nhằm tôn vinh và tri ân đến các thầy giáo, cô giáo và nghề dạy học cao quý.
Do đó, mỗi khi tháng 11 về, tất cả những thế hệ học sinh lại hướng về thầy cô giáo với tấm lòng biết ơn sâu sắc nhất.
Hòa chung không khí tưng bừng, hứng khởi của ngành giáo dục cả nước kỷ niệm ….. năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, thực hiện kế hoạch năm học và được sự đồng ý của Đảng ủy, của Phòng Giáo dục, trường ….. long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ….. năm ngày Nhà giáo Việt Nam.
Về dự lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam hôm nay, thay mặt ban tổ chức, tôi xin được trân trọng giới thiệu:
– Về phía đại biểu cấp trên tôi trân trọng giới thiệu sự hiện diện của: ……
– Về phía chính quyền địa phương tôi trân trọng giới thiệu sự hiện diện của: ……
– Về phía Hội phụ huynh học sinh tôi trân trọng giới thiệu sự hiện diện của: ……
– Về phía nhà trường tôi trân trọng giới thiệu sự hiện diện của: thầy/cô ……. – hiệu trưởng trường……
Cùng toàn thể quý thầy cô trong hội đồng và toàn bộ các em học sinh của trường ….. Đề nghị chúng ta vỗ tay nhiệt liệt hoan nghênh. (Vỗ tay)
– Phát biểu của Hiệu Trưởng tại lễ kỷ niệm ngày 20/11
Sau đây xin trân trọng kính mời thầy/cô: …….. – Hiệu trưởng trường ……. có đôi lời phát biểu nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. (Hiệu trưởng phát biểu)
Xin trân trọng cảm ơn thầy/cô.
– Đại diện hội phụ huynh học sinh phát biểu tại lễ kỷ niệm ngày 20/11
Thay lời tri ân của các thế hệ học sinh toàn trường, xin mời em ……….., sẽ đại diện cho các bạn học sinh sẽ phát biểu những suy nghĩ, tình cảm của mình dành tặng cho thầy cô giáo.
Xin mời em! (Học sinh phát biểu)
Xin cảm ơn những tình cảm của các bạn học sinh dành tặng cho các thầy cô kính yêu trong ngày lễ trọng đại này.
Để giúp không khí thêm sôi động và nhiệt huyết hơn, chúng ta sẽ đến với một tiết mục văn nghệ do tập thể lớp …….. thể hiện.
2.2. Nội dung chương trình:
– Sơ kết phong trào thi đua
Để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 nhà trường đã có nhiều hoạt động thi đua lập thành tích như: ….. (kể một số hoạt động thi đua trong trường).
Sau đây tôi xin trân trọng giới thiệu và kính mời thầy/cô giáo …….. – Chủ tịch công đoàn trường lên, đánh giá kết quả thi đua đợt 1 và trao phần thưởng cho các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong thời gian qua. Xin trân trọng kính mời thầy/cô.
– Khen thưởng giáo viên có thành tích tốt:
Kính thưa quý vị đại biểu,
Trong năm học ….. tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường đã không ngừng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Có những cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Hội đồng thi đua khen thưởng ….. (tên địa phương) tặng giấy khen như một hình thức ghi nhận công lao, sự đóng góp của các thầy cô giáo cho nền giáo dục huyện nhà.
Mời các thầy cô giáo có tên sau bước lên phía trước: ……
Mời ông/bà……… – ……. (chức vụ) lên trao giấy khen và quà lưu niệm cho tập thể giáo viên.
– Khen thưởng học sinh có thành tích tốt:
2.3. Bế mạc
Những kết quả, thành tích xuất sắc vừa được công bố cũng là lời kết khép lại chương trình kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2022 hôm nay.
Xin trân trọng kính mời các quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo, cùng toàn thể các bạn học sinh đứng lên làm lễ chào cờ!
Nghiêm! Chào cờ… Chào!
Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2022 đến đây là kết thúc, xin kính chúc đại biểu, quý thầy cô giáo, cùng toàn thể các bạn học sinh sức khỏe, hạnh phúc và thành công!
3. Kịch bản và lời dẫn chương trình ngoại khóa an toàn giao thông:
3.1. Khai mạc chương trình:
Kính thưa các vị khách quý và các em học sinh, đã chuẩn bị đến giờ làm việc, xin mời quý vị và các em ổn định chỗ ngồi. Xin trân trọng cảm ơn.
Chúng tôi: ………. và …… – Xin kính chào các vị khách quý, các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh. Rất vui mừng khi được cùng đồng hành với quý vị và các em học sinh trong chương trình “Hội thi về tìm hiểu an toàn giao thông” trường ……… ngày hôm nay.
– Văn nghệ chào mừng:
Mở đầu chương trình, chúng tôi xin trân trọng kính mời các vị khách quý, các thầy cô giáo và các em HS cùng thưởng thức những tiết mục văn nghệ đặc sắc của các em HS Trường TH …………. với các bài hát về ATGT. Trong đó, bài hát “Tôi yêu Việt Nam” đã trở nên quen thuộc với mọi người dân Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước.
– Giới thiệu lý do:
Nhiệt liệt chào đón và chân thành cảm ơn các vị khách quý, các thầy cô giáo, cùng các em học sinh đã đến tham dự chương trình “Hội thi về tìm hiểu an toàn giao thông” do Công ty Honda Việt Nam phối hợp với cửa hàng Honda Ủy nhiệm ………, Phòng Giáo dục & Đào tạo Huyện ………., Phòng CSGT Đường bộ Huyện ………., Trường Tiểu học…….. tổ chức ngày hôm nay. (Vỗ tay)
– Hiện nay, tình hình giao thông Việt Nam vô cùng phức tạp với số người tử vong vì tai nạn giao thông hàng năm còn rất cao và có tới 30% trong số đó là trẻ em. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông cho trẻ em chủ yếu xuất phát từ ý thức tham gia giao thông, kỹ năng lái xe an toàn và khả năng dự đoán để phòng tránh nguy hiểm còn kém. Nhưng bên cạnh đó, bản thân các em do chưa biết cách tự bảo vệ mình tránh khỏi tai nạn giao thông, đã trở thành nạn nhân của nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Do vậy, với mong muốn xây dựng ý thức về an toàn giao thông cho các em, để các em có thể tự bảo vệ mình tránh khỏi những tai nạn giao thông đáng tiếc có thể đến một cách bất ngờ mà không ai mong muốn và để các em lớn lên trở thành những công dân có ý thức tốt khi tham gia giao thông. Những năm gần đây, Bộ Giáo dục & Đào tạo cùng với Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia kết hợp cùng với Công ty Honda Việt Nam, đến các trường tiểu học khắp cả nước tổ chức nhiều hội thi Tìm hiểu về an toàn giao thông cho các em và nhận được sự hưởng ứng rất nồng nhiệt.
Chúng tôi rất mong sau chương trình ngày hôm nay, các thầy cô giáo Trường Tiểu học …. và các trường tiểu học khác trong huyện sẽ tiếp tục tổ chức các buổi “tìm hiểu an toàn giao thông” lý thú và bổ ích cho các em học sinh.
Một lần nữa, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn các vị khách quý, các thầy cô giáo cùng các em học sinh đã có mặt trong chương trình ngày hôm nay.
– Giới thiệu đại biểu:
Kính thưa các vị khách quý, các thầy cô giáo và các em HS thân mến. Về dự với chương trình hôm nay, tôi xin trân trọng giới thiệu:
Về phía Công ty Honda Việt Nam, xin trân trọng giới thiệu: Ông ………….. – Đại diện phòng bán hàng C.ty Honda Việt Nam.
Về phía Cửa hàng Honda ủy nhiệm, xin trân trọng giới thiệu: Ông ………. – Giám đốc Cửa hàng Honda ủy nhiệm …….
Về phía Phòng CSGT huyện T/G, xin trân trọng giới thiệu: Ông ……….
Đại diện cho chính quyền địa phương thị trấn T/G, xin trân trọng giới thiệu: Ông …….
Về phía Trường TH ………, xin trân trọng giới thiệu:…….- Bí thư chi bộ – Hiệu trưởng nhà trường.
MC (Nam): Và trong chương trình ngày hôm nay, chúng tôi cũng rất vui mừng được đón tiếp các thầy cô giáo Đại diện cho BGH đến từ các trường bạn trong huyện nhà, các thầy cô giáo trường TH số 1 cùng toàn thể các em HS khối 3, 4, 5 của trường TH …….
– Phát biểu khai mạc:
Tiếp theo chương trình chúng tôi xin trân trọng giới thiệu và kính mời bà ………. – HT nhà trường lên hát biểu khai mạc chương trình. Xin trân trọng kính mời bà.
Tiếp theo, chúng tôi xin trân trọng kính mời ông ……. – Giám đốc Cửa hàng Honda Ủy nhiệm ……….. lên có đôi lời chia sẻ về chương trình “ATGT cho nụ cười trẻ thơ”. Xin kính mời ông.
Xin trân trọng kính mời Bà …………. – Hiệu trưởng nhà trường – Đại diện cho tập thể các thầy cô giáo và các em HS trong toàn trường lên đón nhận tấm lòng của Cửa hàng Honda ủy nhiệm ………… trao cho nhà trường. Xin trân trọng kính mời bà.
3.2. Nội dung chương trình:
Và bây giờ xin mời các em cùng đến với bài giảng “Ngồi sau xe máy, xe đạp an toàn” do các hướng dẫn viên Lái xe an toàn của Cửa hàng Honda Ủy nhiệm ………….. thực hiện.
– Bài học thứ nhất: Tìm hiểu kiến thức cơ bản về an toàn giao thông.
(MC giao lưu phỏng vấn).
– Bài học thứ hai: hình thức “Học mà chơi – Chơi mà học”.
Trò chơi: Nhận diện biển báo giao thông – Thử tài trí nhớ:
– Bài học thứ ba: Thực hành đi xe đạp an toàn trên sân mô hình.
Các em học sinh trong 2 đội chơi cùng tham gia trên khu vực sân trải nghiệm GT thực tế theo sự hướng dẫn của các cô chú hướng dẫn viên.
3.3. Bế mạc:
MC (Nam): Kính thưa các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng toàn thể các em HS. Qua chương trình hôm nay chúng ta cũng thấy được rằng môn học ATGT tưởng chừng như khô cứng đã trở thành môn học lý thú đối với tất cả các em. Hy vọng rằng với những kiến thức đã được học qua chương trình, các em có thể biết cách tự bảo vệ mình trước những nguy hiểm có thể gặp phải trong quá trình tham gia giao thông. Đây cũng là nền tảng quan trọng để tiến tới xây dựng một xã hội giao thông Văn minh – An toàn.
Xin cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của các cô chú hướng dẫn viên đã mang đến cho các em những tiết học, những trò chơi bổ ích, lý thú về cách thực hiện ATGT khi tham gia giao thông trên đường.
Kính thưa các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng toàn thể các em HS.
Đến với chương trình “Hội thi về tìm hiểu an toàn giao thông” hôm nay, Cửa hàng Honda ủy nhiệm …… cũng mang đến những phần quà mang nhãn hiệu Honda với mong muốn đây sẽ là người bạn đồng hành an toàn với quý vị và các em khi tham gia giao thông.
Sau một thời gian sôi nổi diễn ra các hoạt động “tìm hiểu an toàn giao thông”. Chương trình đã thành công tốt đẹp. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Phòng GD&ĐT, Phòng CSGT đường bộ và trường TH ……. đã cùng chúng tôi phối hợp tổ chức thành công chương trình này. Xin cảm ơn các vị khách quý, các thầy cô giáo và các em HS. Chúc quý vị an toàn khi tham gia giao thông.
THAM KHẢO THÊM: